BÍ KÍP CHĂM SÓC RAU MÀU MÙA MƯA BÃO GIÚP HẠN CHẾ SÂU BỆNH & NĂNG SUẤT CAO
1. Chọn và làm đất trồng rau màu
- Chọn đất trồng nơi cao, thoát nước tốt, không nên để rau ngập úng, nhất là sau các trận mưa to.
- Không nên làm đất quá nhuyễn dẫn đến bị bết dính đất, làm đất bị nén chặt xuống thiếu oxy dẫn đến bị nghẹt rễ, làm ảnh hưởng sinh trưởng, phát triển của cây.
- Tùy thuộc vào từng loại rau để lên luống cao hay thấp.
- Trong quá trình làm đất, cần kết hợp bón lót phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ sinh học, bón vôi và tăng lượng phân lân cho đất nhằm khử chua, tăng độ phì và giữ ẩm cho đất.Để giữ ẩm, chống xói mòn, rửa trôi trong mùa mưa cũng như tiết kiệm phân bón, thuốc trừ sâu, hạn chế cỏ dại…
2. Sử dụng màng phủ nông nghiệp
- Nên chọn mua loại màng phủ có 2 mặt. Sau khi lên luống, bón vôi, bón phân lót, làm đất thì phủ màng, vét đất dưới rãnh ghép chặt 2 bên mép màng cho kỹ, đục lỗ và cấy cây theo khoảng cách của từng loại rau màu.
Sử dụng nilon che trên mặt luống rau
- Nếu không có điều kiện dùng màng phủ thì có thể dùng rơm rạ phủ lên luống cây. Hạt giống sau khi ươm xong tiến hành phủ rơm rạ lên trên. Bản thân rơm rạ sau khi che chở cho cây con còn là nguồn bổ sung phân hữu cơ.
- Phải làm hệ thống thoát nước nhanh khi có mưa to hoặc mưa dầm lâu ngày sẽ khiến cho nước đọng lại ở trong rãnh làm lỡ luống, ngập úng rau.
- Làm dàn che phủ bên trên các luống rau để giảm độ mưa rơi xuống luống rau làm trôi hạt giống rau hoặc dập nát cây rau.
Chọn giống rau thích hợp trồng vào màu mưa
- Trong mùa mưa việc chọn các giống rau thích hợp để trồng là rất quan trọng nếu trồng các loại cây rau quá yếu sẽ dẫn đến việc cây rau bị gãy dạp nát khi mưa xuống, ảnh hưởng đến năng suất cho cây rau.
- Trong mùa mưa nhiệt độ thấp và không ổn định nên cây nảy mầm khó hơn mùa nắng ấm, nên chọn các giống có sự sinh trưởng phát triển mạnh cho mùa mưa
- Nên áp dụng kỹ thuật ươm cây giống trong bầu trước khi đưa ra trồng, để hạn chế những điều kiện bất lợi và tiết kiệm chi phí cây giống.
- Mùa mưa thường thiếu ánh sáng, khả năng quang hợp kém, nông dân nên chọn trồng các loại rau lá nhỏ, có bộ tán lá gọn, thời gian sinh trưởng ngắn, nhanh thu hoạch.
3. Bón phân cân đối cho cây rau
- Việc sử dụng phân hữu cơ hoai mục trong vụ rau mùa mưa giúp đất thoát nước tốt, tăng độ tơi xốp, hạn chế xói mòn và rửa trôi đất, tăng năng suất và chất lượng rau màu.
- Sau khi lên luống, rải 30 kg vôi bột/sào nhằm giúp hạ phèn, góp phần tiêu diệt các mầm bệnh trong đất và cung cấp thêm lượng Canxi cho cây trồng giúp phòng một số bệnh thường gặp như: thối rễ, thối trái, nứt trái trên cà, ớt… Sau khi bón vôi phải tháo nước vào cho ngập hết luống trồng từ 1-2 ngày nhằm tiêu độc, rửa phèn sau đó rút cạn nước rồi mới bón lót và làm đất.
- Cần bón lót cho cây rau màu thích hợp cho cây trồng thêm năng suất. Bón phân NPK 10-50-10 với lượng 6kg/sào, phân chuồng hoai mục 300-500 kg/sào. Ngoài ra có thể bón thêm các loại phân hữu cơ vi sinh cho cây, các chế phẩm sinh học nhằm tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh, tăng chất lượng và mẫu mã đẹp cho cây rau.
Chú ý: Bón đạm cho cây rau để ý và phụ thuộc vào nhiệt độ độ ẩm trong mùa và theo từng giai đoạn phát triển của cây rau để bón phù hợp.
Làm sạch cỏ dại, chống ngập úng cho rau
- Vào mùa mưa độ ẩm trong đất cao dẫn đến sự sinh trưởng phát triển của cỏ dại mọc rất nhanh, nên cần thường xuyên dọn sạch cỏ dại cho vườn rau để tránh lây lan và cạnh tranh các chất dinh dưỡng với cây rau. Dọn sạch cỏ dại cũng là dọn sạch đi nơi trú ngụ của các nguồn bệnh, các loại sâu bệnh hại cây rau màu.
- Sau các trận mưa cần phải thoát nước cho vườn rau ngay để tránh ngập úng cho cây. Cần khơi thông các mương rãnh để thoát nước nhanh, không để ngập nước dễ gây thối rễ, chết cây và tạo điều kiện cho nấm bệnh phát sinh, phát triển và gây hại.
4. Cách chăm sóc cây rau vào mùa mưa
- Trồng rau mùa mưa bà con nên cung cấp thêm nấm đối kháng Trichoderma sp. để tăng cường tính kháng đối với nhóm vi sinh vật có hại trong đất, giúp ngừa được các bệnh thối rễ hoặc thối gốc rau màu, đặc biệt là đối với nhóm dưa, bầu, bí, nhóm rau cải. Đối với rau màu lấy củ, Trichoderma sp. cũng được nông dân ở các nơi thử nghiệm cho thấy có hiệu quả tốt trong phòng trị bệnh thối củ do nấm tấn công.
- Với rau ăn lá, tăng cường chăm sóc, bấm ngọn để cây ra các nhánh phụ nhằm hạn chế chiều cao tránh đổ ngã, số lượng lá được nhiều hơn.
- Rau lấy quả thì tỉa bỏ các lá bị sâu bệnh, các cành, nhánh vô hiệu gần gốc để tạo độ thông thoáng cho cây, giảm độ ẩm, góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển và gây hại của sâu bệnh.
- Thường xuyên thăm đồng để biết các loại sâu bệnh hại trên cây rau để biết được cách phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời cho vườn rau của mình.
5. Làm giàn cho cây leo trong mùa mưa
Làm giàn cho một số loại cây trồng như cà chua, dưa chuột, mướp đắng, đậu đỗ… Trong mùa mưa này bà con cần làm giàn kiên cố hơn so với mùa nắng nhằm giúp cho cây phát triển tốt hơn, quang hợp tốt hơn, thu hoạch được dài hơn, năng suất cao hơn, chống đổ và hạn chế được sự gây hại của sâu bệnh. Tùy theo từng loại cây trồng và điều kiện kinh tế mà làm giàn cao, thấp hoặc bằng các loại vật liệu khác nhau như tre, gỗ, lưới nilon… cho phù hợp.
6. Phòng trừ sâu bệnh hại cho vườn rau vào mùa mưa
Trong mùa mưa do nhiệt độ và ẩm độ tăng cao rất thuận lợi cho nhiều loại côn trùng, nấm bệnh phát triển gây hại trên nhiều loại rau màu mà đặc biệt là dưa leo, cà chua, ớt và một số loại rau ăn lá. Bà con cần thường xuyên thăm đồng để phát hiện và có biện pháp phòng trị kịp thời các đối tượng gây hại không để dịch bệnh lây lan gây hại trên diện rộng. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc đặc hiệu, phun phòng hoặc phun trừ tập trung, đúng lúc. Chú ý thời gian cách ly theo qui định để tránh ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng.
Cần lưu ý biện pháp phòng trị bệnh thối nhũn (do vi khuẩn gây ra) trên nhóm cây họ thập tự ( bắp cải, súp lơ, cải thảo….). Cần tăng cường phân bón hữu cơ hoai mục, phân hữu cơ sinh học. Đặc biệt lưu ý, phải giảm lượng phân đạm bón vào, cân đối bổ sung thêm phân lân và kali. Nếu sâu bệnh nên nhặt bỏ lá già, nhổ bỏ cây bệnh nặng rồi rắc vôi vào gốc. Phun phòng trừ định kỳ bằng những loại thuốc đặc trị nấm khuẩn, bà con có thể sử dụng: cặp chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua HLC vừa giúp đặc trị nấm khuẩn hiệu quả, vừa đảm bảo tính an toàn, không gây dư lượng trên nông sản.
Lưu ý: không được sử dụng phân bón, chất kích thích tăng trưởng và phân bón lá ở thời điểm gần ngày thu hoạch.
Kết nối với chúng tôi