Cách Trồng Bầu Hồ Lô siêu dễ cho quả sai chĩu giàn | Hạt giống bầu hồ lô
1. Chuẩn bị để trồng bầu hồ lô
- Cây bầu hồ lô thích hợp với nhiều loại đất nhưng tốt nhất nên mua loại đất sinh học sạch, giàu dinh dưỡng để cây phát triển tốt và khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh.
- Trồng bầu hồ lô chậu càng to cây càng phát triển mạnh nên chậu trồng bầu hồ lô nên chọn đường kính 30cm hoặc lớn hơn, nếu bạn dùng chậu 30cm chỉ nên trồng 1 cây trong 1 chậu, nếu bạn trồng bằng thùng xốp cỡ to thì trồng 2-3 cây vào 1 thùng.
- Sử dụng hạt giống chất lượng cao, hạt giống tỷ lệ cao, cây sinh trưởng, phát triển tốt, sai trái, trái ăn rất thơm và ngon.
2. Kỹ thuật trồng cây bầu hồ lô
- Trước khi tiến hành kỹ thuật trồng cây bầu hồ lô bạn cần phải ươm hạt. Do vỏ của hạt bầu hồ lô dày và cứng nên bạn có thể ngâm hạt giống vào nước ấm nhẹ từ 4-12h trước khi gieo.
- Trước khi ươm hạt bạn xới cho đất tơi xốp, đặt hạt giống lên đất ở tư thế nằm ngang và phủ lên một lớp đất dầy 1-2cm. Lưu ý chỉ phủ nhẹ đất lên và không nén chặt xuống để hạt mầm có thể thoải mái cựa mình khi nhú lên.
- Khi gieo hạt xong bạn chỉ cần phun nước hoặc tưới nhẹ để đảm bảo đất đủ độ ẩm cho hạt giống nẩy mầm, sau 7-14 ngày hạt sẽ nhú mầm và mọc thành cây con.
- Sau khi hạt bầu đã nẩy mầm được 7 ngày cây con sẽ có khoảng 3-4 lá thật và có chiều cao từ 20-30cm. Lúc này bạn có thể mang cây con ra trồng được. Khi đánh cây con khỏi chậu ươm bạn nhẹ tay vì rễ bầu rất nhạy cảm. Khoảng cách trồng giữa 2 cây thích hợp từ 20cm trở lên.
3. Chăm sóc bầu hồ lô đơn giản nhất
- Kỹ thuật trồng cây bầu hồ lô đã đơn giản, việc chăm sóc giàn bầu cũng không mất quá nhiều thời gian. Khi cây cao khoảng 1m bạn có thể dùng bã chè đắp quanh gốc và tưới nước vo gạo và nước sạch hàng ngày. Sau 1-2 tháng bạn có thể bổ sung thêm đất mới vào gốc để bầu có thêm dinh dưỡng.
- Để tăng năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm, bạn có thể bón thêm các loại phân như: MAP 12-61, bột hữu cơ cao cấp, dịch rong biển...
- Trồng bầu hồ lô thường gặp bệnh thối nhũn. Nếu gặp trường hợp này bạn cần dùng thuốc sinh học như sau: giã nát củ riềng rồi trộn với nước theo tỷ lệ 1:1, lọc sạch rồi phun lên cây trồng. Cách này khá hiệu quả lại không độc hại, rất phù hợp khi trồng cây tại nhà. Nếu các lá có rệp, nấm mốc, bạn có thể pha thuốc xanh metylen với betadine nồng độ cực nhẹ phun lên lá.
- Sau 1 tháng kể từ khi trồng, bầu hồ lô sẽ cho ra hoa và đậu trái. Tuy nhiên để đạt được năng suất cao, nên tự thụ phấn cho hoa. Chọn một bông hoa đực nở to và hạt phấn đã bung ra xung quanh, ngắt hoa đực đó, lấy nhị của hoa đực cho tiếp xúc nhụy của hoa cái, lúc này bạn sẽ thấy phấn hoa của nhị bông đực dính lên thùy của hoa cái, vậy là được. Nếu sau khi thụ phấn gặp trời mưa, nên dùng nilong trùm hoa cái vừa thụ phấn sẽ tốt hơn.
4. Thu hoạch bầu hồ lô
- Trái bầu lúc còn non ăn rất ngon, các bạn có thể chọn quả còn non, khi lông tơ trên quả còn chưa rụng hoặc lấy ngón tay búng nhẹ lên quả bầu nếu tiếng kêu đục là quả còn non, tiếng kêu thanh là quả đã già.
Kết nối với chúng tôi