Cách trồng đậu đũa ít sâu bệnh, sai quả 2023

Chuẩn bị trước khi trồng đậu đũa

Thời vụ trồng đậu đũa

Nhờ sự áp dụng của kỹ thuật khoa học, có thể trồng đậu đũa ở nhiều thời điểm trong năm, ở những vùng khác nhau. Tuy nhiên để đạt năng suất cao, nên trồng đậu đũa vào đúng các thời vụ trong năm:

  • Trồng vụ đông xuân: Tiến hành gieo hạt vào tháng 11 – tháng 12.
  • Trồng vụ xuân hè: Tiến hành gieo hạt vào tháng 2 – tháng 3.
  • Trồng vụ hè thu: Tiến hành gieo hạt vào tháng 5 – tháng 6.
  • Trồng vụ thu đông: Tiến hành gieo hạt vào tháng 8 – tháng 9.

Đất trồng đậu đũa

Có thể trồng đậu đũa trên nhiều loại đất, tuy nhiên loại đất tốt nhất có độ pH từ 6-7, khả năng giữ ẩm tốt. Cây đậu đũa ưa ánh sáng mạnh, khả năng sinh trưởng tốt ở nhiệt độ từ 25-35 độ C. Có thể trộn sẵn đất với các nguyên liệu như xơ dừa, phân gà, phân chim, vịt, ngân, phân trùn quế,… để giúp đất tăng độ phì nhiêu, cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây phát triển mạnh, xanh tốt.

Nếu không có đất sẵn, có thể tìm mua đất hữu cơ đã được đóng bao theo kg tại các cửa hàng bán cây cảnh, nhà vườn.

Hạt giống

Địa chỉ bán hạt giống cho bạn tham khảo

https://shopee.vn/product/27317075/20646822160/

https://dailyhatgiongcaytrong.com/

 

Hiện nay có thể dễ dàng tìm mua hạt giống tại các cửa hàng, siêu thị hoặc đặt trên các nền tảng sàn thương mại. Nên chọn hạt giống tốt có các dấu hiệu nhận biết như: Hạt mẩy, không bị lép, không bị xước vỏ. Để chắc chắn về giống tốt hãy tìm mua tại các cửa hàng nông sản uy tín trên địa bàn hoặc đặt online. Trước khi đem gieo trồng có thể kích thích khả năng nảy mầm của hạt, bằng cách ngâm trong nước ấm, tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh. Ngâm hạt đậu đũa trong vòng 4 tiếng để hạt dễ nảy mầm hơn. Sau đó lọc bỏ những hạt bị lép, thường sẽ nổi lên trên, rửa sạch một lần nữa với nước. Tiếp tục ủ hạt bằng khăn ẩm, kiểm tra hạt hằng ngày nếu hạt có dấu hiệu nứt nanh hãy đem trồng.

Đối với những hạt giống F1 có tỉ lệ nảy mầm cao, bạn có thể đem gieo trồng trực tiếp tuy nhiên tỉ lệ nảy mầm vẫn không cao bằng việc ngâm ủ, lọc bỏ hạt không nứt nanh trước.

Cách trồng đậu đũa

Để trồng đậu đũa hay đào các hốc sẵn và đặt hạt nứt nanh vào hốc. Khoảng 1-3 hạt 1 hốc, khoảng cách các hốc cách nhau từ 25 – 30cm. Sau đó dùng đất phủ một lớp mỏng lên trên, có thể dùng rơm rạ phủ lên trên để tạo độ ẩm cho đất, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hạt nảy mầm. Hàng ngày nên tưới nước để cấp ẩm cho đất và cây. Khoảng 10 -15 ngày sau gieo trồng, mầm sẽ nhú ra khỏi mặt đất và dần ra lá, có thể tỉa bớt những cây mọc dày, những cây còi cọc và trồng dặm. Theo kinh nghiệm của những người trồng đậu lâu năm, mùa năng nên gieo hạt thưa nhau để cây có không gian phát triển. Mùa mưa thì ngược lại để tiện chăm sóc và năng suất cao hơn.

Làm giàn cho cây đậu đũa

Cây đậu đũa cần giàn để sinh trưởng, tạo quả, hứng ánh sáng trực tiếp. Khi cây đậu đũa vươn cao khoảng 20-25cm thì cần làm giàn, vật liệu có thể bằng sợi se nông nghiệp, độ dài tham khảo từ 1,8-2m. Hình dáng giàn tham khảo có thể là chữ A hoặc chữ X. Sợi se nông nghiệp được làm từ nhựa nguyên sinh, có độ bền cao, nhẹ, mềm và trơn, dễ dàng thắt gút và rút. Ngoài ra, sợi se nông nghiệp còn có khả năng kháng tia UV 2%, có thể sử dụng trong một thời gian dài lên đến 2 năm. Sử dụng sợi se nông nghiệp sẽ giúp cây đậu đũa bám vào điểm tựa và phát triển mạnh mẽ, tránh giảm năng suất nghiêm trọng.

Chế độ chăm sóc cây đậu đũa

Nước tưới

Cây đậu đũa có khả năng chịu hạn tốt, tuy nhiên bạn nên cung cấp nước đủ để cây phát triển tốt nhất. Để hạt nảy mầm tốt, giai đoạn đầu nên tưới 2 lần/ngày, sáng sớm và chiều mát. Giai đoạn cây ra hoa, ra quả cũng là thời điểm cây cần nước. Nếu tưới thiếu nước giai đoạn này sẽ khiến hoa hoặc quả non bị rụng, quả còi không chắc thịt.

Làm cỏ dại

Nên thường xuyên làm cỏ dại, vun xới để tạo độ thông thoáng cho đất, giúp loại bỏ cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây đậu đũa. Đồng thời cỏ dại mọc tốt là vị trí tốt nhất để côn trùng ẩn nấp. Tiến hành vun xới khi cây được 2-3 lá, tuy nhiên giai đoạn này cây vẫn non nên việc dọn dẹp, vun xới cần phải nhẹ nhàng, xới nông để không phạm vào phần rễ của cây. Khi cây cao lớn, loại bỏ các phần lá vàng, lá già để cây tập trung nuôi ngọn sớm ra quả.

Phân bón

Nên chia giai đoạn bón phân cho cây đậu đũa thành 3 lần. Lần 1, khi cây còn non lúc này nên bón các loại phân đạm dễ hấp thụ. Lần 2 khi cây bắt đầu leo giàn, lần 3 giai đoạn cây ra hoa và quả. Khuyến khích dùng các loại phân bón hữu cơ, phân trùn quế để bón cho cây đậu đũa theo liều lượng quy định.

Phòng trừ sâu bệnh cho đậu đũa

Các loại sâu bệnh thường gặp ở cây đậu đũa là dòi đục thân, dòi đục lá. Giai đoạn cây ra hoa quả thường bị dòi đục, nhện đỏ và bọ trĩ tấn công. Vì vậy cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để có thể phát hiện kịp thời, phun thuốc diệt khi bệnh mới chớm. Vì đậu đũa là loại cây ăn quả nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu vi sinh hoặc có nguồn gốc thảo mộc. Tuy nhiên nên cách thời gian thu hoạch ra xa để không bị ảnh hưởng đến chất lượng quả đậu đũa.

Thu hoạch đậu đũa

Thời gian sau gieo trồng từ 60-70 ngày, cây đậu đũa sẽ bắt đầu cho thu hoạch lứa quả đầu tiên. Thời gian thích hợp để thu hoạch là buổi sáng sớm, nhằm đảm bảo dinh dưỡng cao nhất, quả đậu đũa còn tươi ngon nhất. Tiến hành thu hoạch khi quả còn non, bởi khi quả già sẽ nhiều xơ, giá trị dinh dưỡng trong quả giảm.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN