cách trồng măng tây tím bằng hạt | Cách trồng măng tây không khó như bạn nghĩ

cách trồng măng tây tím bằng hạt | Cách trồng măng tây không khó như bạn nghĩ

1. Xử lý hạt giống và ươm hạt

Đối với măng tây tím bạn cần tìm hiểu chất đất trước khi trồng và vị trí khi trồng, vậy đối với măng tây tím có vỏ cứng hơn các loại măng tây khác, trước khi gieo hạt ta cần xử lý hạt giống để giúp cho hạt giống nảy mầm nhiều hơn.

Hạt giống ngâm ở nước ấm 40 độ trong khoảng 24h, khi ngâm được khoảng 12h thì ta thay nước 1 lần.
Mỗi một lần thay nước ta trà hạt 1 lần để giúp loại bỏ các chất bám bên ngoài vỏ, Sau khi chà sạch hạt chúng ta tiến hành ủ hạt trong khăn ẩm( nên dùng khăn vải thun không có sợi sần sùi) bằng cách trải đều hạt ra khăn rồi dùng 1 khăn ẩm khác đậy lên phia trên, sau 12h ta chuẩn bị nước ấm ( 2 sôi 3 lạnh) rồi xấp hạt vào trong nước ấm và khăn ẩm rồi lại tiếp tục tiến hành ủ.
Sau khoảng thời gian ủ hạt được 2-3 ngày thì lúc này hạt bắt đầu nứt nanh và phát triển,đối với nhiều bạn có thể trồng vào luống đất đã chuẩn bị sẳn trước đó hoặc trồng trực tiếp vào bầu ươm và tiến hành chăm sóc
Sau khi ươm 3 ngày cây măng bắt đầu mọc lên khỏi mặt đất ta luôn giữ ẩm cho đất bằng cách tưới vào buổi sáng sớm và chiều tối. Sau khi cây mọc được 15 ngày ta tiến hành nhặt cỏ, tiến hành bón thúc ure 1% để kích thích cây phát triển, cứ sau 15 ngày tiến hành nhặt cỏ và bón thúc cho cây 1 lần. Sau khi cây mọc 30~35 phân ta bón phân vi sinh, phun thuốc bón lá cho cây cứng cáp. Đến thời kỳ này cây phát triển có 3~4 nhánh trong bầu ươm ta có thể đem cây trồng ra ngoài đất.
 
2. Bón phân cho cây măng tây tím
 
– Bón lót: Bón thêm phân hữu cơ hoai mục, còn nếu sử dụng đất dinh dưỡng chuyên trồng rau thì không cần bón.
bón thúc
+ Lần đầu sau trồng 15-20 ngày; sau đó trung bình mỗi tháng bón một lần với lượng phân bón cho 1ha là 150 kg NPK loại 16-16-8 cho mỗi lần bón. Đồng thời vun gốc sau mỗi lần bón phân để bảo vệ cổ rễ
+ Sau khi thu hoạch khoảng 3,5 tháng, cắt tỉa bớt cây mẹ già, chỉ giữ lại những cây khỏe và tiếp tục bón thúc bổ sung thêm phân chuồng, phân NPK, WEHG, GA3, Atonik, Nitrophotka để kích thích cây tiếp tục sinh trưởng và cho nhiều chồi măng năng suất chất lượng hơn.
 
3. Tưới nước
 
Nước là yếu tố quan trọng quyết định năng suất và chất lượng măng, thường xuyên cung cấp đủ nước sạch đảm bảo duy trì độ ẩm ở mức 60-70. Nên tưới vào buổi sáng sau khi thu măng xong và buổi chiều nhưng kết thúc trước 5h chiều để khỏi làm ảnh hưởng đến những mầm măng mới nhú.
 
4. Tỉa cành, làm cỏ
Sau khi trồng, định kỳ bón phân cần làm cỏ sạch sẽ, thời gian đầu chưa cho măng có thể dùng màng phủ nông nghiệp hoặc các loại rơm rạ lục bình đã qua sử lý phủ gốc để hạn chế cỏ dại (cây cho thu hoạch thì không dùng màng phủ nông nghiệp nữa)
Khi cây ở độ 4,5-5 tháng tuổi, đường kính gốc cây mẹ đạt > 10cm lá cây mẹ từ màu xanh nhạt chuyển sang xanh đậm là lúc cây bắt đầu cho thu hoạch cần cắt bớt ngọn cây chỉ giữ lại chiều cao từ 1-1,2m tỉa bỏ bớt lá gốc ở khoảng cách 30 – 40 cm cho dễ thu hoạch măng
 
5. Thu hoạch măng tây tím
Sau khoảng thời gian trồng 4-5 tháng thì lúc này ta bắt đầu cho thu hoạch những lứa măng tây đầu tiên, khi thu hoạch bạn nên thu hoạch vào buổi sáng sớm khoảng 6-7h sáng, ta cắt mầm sát gốc bằng tay hoặc bằng vật sắc,
Sau khi thu hoạch lứa đầu tiên ta tiến hành bón phân bổ sung chất dinh dưỡng cho cây phát triển. khi thấy thân măng tây nhỏ lại dưới 8mm thì ta dừng thu hoạch và tiến hành trẻ hóa vườn măng, để cho các chồi măng non mọc thành cây và thay cây gốc đi giúp cây có thêm lứa măng mới phát triển khỏe mạnh
Thu hoạch: Khi thấy các chồi măng đã nhô lên cao khỏi mặt đất tầm 20- 30cm thì tiến hành thu hoạch măng.
 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN