Cách Trồng Táo Đỏ Ở Việt Nam cho hiệu quả kinh tế siêu cao | Giống Táo Đỏ Lùn F1 Siêu Ngọt

Cách Trồng Táo Đỏ Ở Việt Nam cho hiệu quả kinh tế siêu cao | Giống Táo Đỏ Lùn F1 Siêu Ngọt

- Thời vụ: Trồng quanh năm nhưng tốt nhất nên trồng vào mùa Thu và mùa Xuân ở miền Bắc hoặc cũng có thể trồng vào đầu mùa mưa ở miền Nam.
 
- Đất trồng: Cây thích hợp với nhiều loại đất khác nhau từ đất sét trung bình đến đất cát nhưng thích hợp nhất trên đất thịt pha cát, giàu dinh dưỡng.
 
- Gieo hạt: Đầu tiên, bạn đặt hạt giống táo vào hai khăn giấy gấp lại và tưới nước đủ để làm khăn giấy ướt như trong hình. Để hạt nằm gọn bên trong bỏ trong túi zip và đặt trong tủ lạnh ngăn mát.
Chờ cho hạt nứt nanh, nảy mầm trong khoảng thời gian từ 30-50 ngày. Thậm chí, chúng có thể mất nhiều thời gian hơn, thời gian này bạn cần kiên nhẫn chờ đợi. Cách 10-14 ngày bạn nên kiểm tra các dấu hiệu của vỏ. Hãy chắc chắn rằng khăn giấy để gói những hạt giống này luôn trong trạng thái đủ ẩm ướt.
 
- Tiến hành trồng cây: Sau khi hạt đã nảy mầm, đem gieo chúng xuống đất và để ở nơi có nhiều ánh sáng (Có thể dùng nhíp để gắp trong quá trình chuyển mầm ra chậu). Những hạt mầm táo này cần ít nhất 8-10 giờ ánh sáng mỗi ngày, vì vậy bạn có thể dùng ánh sáng nhân tạo nếu cần thiết. Sau 30 ngày những chiếc lá nhỏ đầu tiên sẽ xuất hiện.
 
- Tưới nước: Cần cung cấp đủ nước cho cây, nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.
- Bón phân: Táo cho năng suất rất cao nhưng hoàn toàn phụ thuộc vào lượng phân bón mà ta cung cấp cho nó, phải bón lót thật đầy đủ. Khi táo ra hoa kết trái cần tăng cường thêm phân cho cây.
 
- Khi cây ra hoa: Táo ra rất nhiều hoa và cũng rụng rất nhiều. Những hoa không kịp thụ phấn sẽ bị rụng. Chờ tới khi hoa táo ra rộ, ta khoanh bỏ hẳn một lớp vỏ rộng khoảng 2cm, vị trí khoanh ở phần thân chính cách gốc độ 1-1,2m, nơi các cành bên bắt đầu ra ít hoa hoặc không có hoa. Sau khi khoanh ta phải buộc chống ngay. Làm vậy, số quả đậu sẽ tăng lên nhiều và quả có thể nặng gấp rưỡi.
 
- Bệnh hại cây: Cây táo và quả táo dễ bị nhiễm một số loại nấm, vi khuẩn và các vấn đề sâu bệnh, và có thể điều chỉnh bằng một số hóa chất hữu cơ và vô cơ. Tuy nhiên trong quá trình xử lý bạn đặc biệt cẩn thận khi sử dụng các loại hóa chất hay thuốc bảo vệ thực vật có hại tới sức khỏe.
 
- Cắt tỉa: Loại bỏ cành bị sâu bệnh, cành dưới tán, sau đó quét vôi. Có thể đốn tái sinh để rải vụ thu họach, nhưng cần tránh đốn vào mùa mưa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN