Hạt Giống Cây Nắp Ấm ( cây bắt mồi)

45.000 đ20.000 đ

Hạt Giống Cây Nắp Ấm ( cây bắt mồi)

Cây nắp ấm hay còn gọi là cây bắt mồi là cây thân thảo, dai, khỏe, rễ nông, lá hình kiếm dài. Đầu lá phát triển thêm bộ phận có hình ấm, có thể giữ nước, bắt sâu bọ trong tự nhiên. Đỉnh lá phát triển thành nắp ấm. Cây bắt mồi có nhiều loại nên ấm cũng có các màu khác nhau: nâu, tía, xanh…

Thông tin dịch vụ:

Đảm bảo đúng mẫu mã sản phẩm
Đổi mới trong 5 ngày nếu có lỗi
Dịch vụ khách hàng tốt nhất
Liên hệ: 0978.426.812

Kỹ Thuật ươm hạt giống cây nắp ấm
1. Chuẩn bị
- Hạt giống: Chất lượng hạt giống ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển của cây về sau. Hạt giống tốt sẽ nhanh nảy mầm, cây ít sâu bệnh. Bạn có thể tìm mua hạt giống cây nắp ấm tại các cửa hàng bán hạt giống. 
- Khay trồng: Tùy vào số lượng hạt gieo mà lựa chọn khay có kích thước khác nhau. Đáy khay nên có lỗ thoát nước tạo sự thông thoát, giúp cây nhanh phát triển.
- Đất trồng: Đất trồng cây nắp ấm có thể dùng đất gieo trồng được bán tại các cơ sở cửa hàng vật tư nông nghiệp. Có thể dùng đất tribat hoặc trộn cám dừa và cát, sau đó tưới ướt đất và gieo hạt.
 
 
2. Kỹ thuật gieo hạt
- Đất bỏ vào chậu đã được tưới ẩm, rải đều hạt lên chậu sau đó phun sương nhẹ nhàng. Nên chọn nơi kín gió để gieo, bởi hạt cây nắp ấm nhẹ nên dễ bay.
- Đặt chậu nơi có nắng nhẹ, sau 2 tuần hạt sẽ nảy mầm và phát triển thành cây con. Khi phát triển thành cây con, bạn để cây ra ngoài ánh nắng mặt trời, như vậy cây sẽ phát triển tốt hơn.
- Sau khi có 2 lá mầm, cây sẽ cho ra lá đầu tiên giống hình cái bình, có khả năng bắt mồi và sâu bọ. Sau 10 – 12 tháng, cây sẽ cho khoảng 5 – 6 bình với khối lượng khác nhau. Bạn có thể làm đường dẫn cho thu hút kiến và con mồi vào trong bình để bình có thể bắt mồi, nhanh phát triển hơn.
3. Bón phân
Tuyệt đối không sử dụng phân bón cho cây nắp ấm như các loại cây khác. Thức ăn, dinh dưỡng của cây nắp ấm là côn trùng,sâu bọ nên bạn chỉ cần cung cấp các loại ruồi, muỗi, kiến… là cây có thể hấp thu được. Tuy nhiên, không nên cho ăn quá nhiều, cây sẽ dễ thối và chết.
 
 
4. Tưới nước
Mỗi ngày tưới nước 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều tối. Cây ưa nước nên nếu được cung cấp đầy đủ nước sẽ phát triển khỏe mạnh. Nước tốt nhất để tưới cho cây nắp ấm là nước mưa, không sử dụng nước máy.
5. Ánh sáng
Cây thích hợp với không gian có nhiều ánh sáng, nhất là ánh sáng vào sáng sớm hoặc chiều tối. Để trồng cây nắp ấm tốt nhất ta nên sử dụng thêm lưới che lan để hạn chế ánh nắng và tăng độ ẩm.
6. Làm giàn cho cây
Khi cây phát triển và ra lá hình chiếc bình đầu tiên, bạn nên làm giàn cho cây leo. Giàn sẽ tạo thế cho cây phát triển, những chiếc bình sẽ sà xuống trông rất đẹp. Nếu không có giàn, cây sẽ ngã rạp không đẹp, cây khó sống.