Hạt Giống Củ Thì Là ( Củ Hồi)

33.000 đ25.000 đ

Hạt Giống Củ Thì Là ( Củ Hồi)

Hạt giống củ hồi trồng được quanh năm nhưng sẽ phát triển nhanh nhất vào cuối mùa xuân đến đầu mùa hè. Kỹ thuật gieo trồng hạt giống củ hồi rất đơn giản mà lại cho thu hoạch với năng suất cao.Củ hồi không chỉ để chế biến các món ngon mà còn có tác dụng điều trị các vấn đề về tiêu hóa . Sở hữu những ưu điểm đó kết hợp với những giá trị dinh dưỡng mà hạt giống củ hồi mang lại, nên hiện nay có rất nhiều gia đình tận dụng những khoảng trống nhỏ ở ban công hay sân vườn để gieo trồng cho gia đình mình

Thông tin dịch vụ:

Đảm bảo đúng mẫu mã sản phẩm
Đổi mới trong 5 ngày nếu có lỗi
Dịch vụ khách hàng tốt nhất
Liên hệ: 0978.426.812

Kỹ thuật, cách gieo trồng hạt giống củ hồi 
Bước 1: Ngâm ủ hạt giống củ hồi, chuẩn bị đất trồng
Hạt giống củ hồi đem ngâm trong trong nước ấm theo tỷ lệ 3 lạnh : 2 sôi trong 4 tiếng. Sau đó đem xả sạch lại với nước và mang hạt đi ủ trong khăn ẩm.
Trải đều hạt lên bông gòn hoặc giấy ăn. Cũng có thể sử dụng vải mỏng thay thế. Phủ thêm 1 lớp bông hoặc giấy, vải tương tự lên trên. Sau đó phun nước vừa ẩm khăn (giấy, vải). Sử dụng màng bọc thực phẩm, bịch nilon, hoặc bịch zip bọc kín lại và đặt ở chỗ tối. Tránh nơi có ánh sáng hoặc ánh nắng trực tiếp. 
Ngâm ủ hạt giống trong 48 giờ, kiểm tra hạt nào nứt nanh thì đem đi ươm. Hạt nào chưa lên thì đem ủ tiếp. 24 tiếng tiếp theo kiểm tra lại, hạt nào không lên mầm là hạt bị hỏng và đem bỏ đi.
Chuẩn bị đất trồng
Củ hồi có thể mọc hầu hết mọi khu vực ở nước ta. Nhưng loại đất gieo trồng vẫn phải đảm bảo độ tơi xốp, ít bị chua và mặn. Đất cần làm nhỏ và cào cho bằng phẳng. Bón lót phân chuồng hoai mục trộn lẫn hoặc phân hữu cơ sinh học để cung cấp đủ dinh dưỡng cho đất.
Đất gieo hạt có tỷ lệ 5 đất thịt (đất vườn) : 2 xơ dừa khô : 3 phân bò mục làm nhuyễn 
 
 
Bước 2: Ươm hạt
Hạt giống đã này mầm đem tra vào đất với độ sâu 0,3 - 0,5 cm tùy kích thước hạt to hay nhỏ. Độ sâu chuẩn nhất là gấp 3 lần đường kính hạt. Phun nước cấp ẩm cho đất gieo hạt. 
Hai ngày sau kiểm tra lại, cấp thêm nước cho đất nếu bề mặt đất khô. Sau vài ngày cây lên mầm, chồi lên khỏi mặt đất thì mang ra vị trí có ánh nắng khoảng 6-8 tiếng. Để thuận tiện cho việc di chuyển, nên ươm hạt giống vào các bầu ươm. Khi thân cây cứng cáp, ra 3-5 lá mầm to, cao khoảng 7-10cm thì chuyển cây vào chậu lớn để trồng.
 
 
Bước 3: Chăm sóc và thu hoạch
Hạt giống củ hồi Hà Lan có khả năng kháng bệnh cao. Tuy nhiên vẫn nên dùng đất sạch để trồng sẽ tối ưu năng suất của cây nhất, đồng thời cũng hạn chế phải sử dụng thuốc hóa học. Khi cây cao 10 – 15cm, có thể bổ sung thêm phân bón để cây cứng cáp hơn. Tốt nhất là nên sử dụng phân ủ, các chất hữu cơ bị phân hủy để bón cho cây. Dùng 5g phân lân và 5g urê  hoặc 10g bánh dầu ngâm hòa tan trong 10 lít nước rồi tưới cho đất trồng.
Nếu gieo trồng hạt giống củ hồi gặp thời tiết mưa gió quá to thì nên sử dụng cây gậy hoặc cây tre để tạo điểm tựa, cung cấp sự hỗ trợ thích hợp cho nó phát triển. 
Để khuyến khích sản xuất lá, có thể chặt các chồi non của cây con. Phương pháp này đồng thời làm cho chúng ít bị rơi xuống trong mưa. Khi cây củ hồi đang chết hoặc mất nước, nó sẽ chuyển sang màu nâu. Đây là dấu hiệu cây đang kêu cứu và cần tới sự tác động từ bên ngoài. Cần đảm bảo cây nhận đủ nước và không phải chịu ánh nắng trực tiếp quá nhiều giờ.
Cây củ hồi được cấp đủ phân sẽ có lá xum xuê, thường có màu xanh đậm. Cây thiếu phân sẽ có lá màu xanh nõn chuối. Trường hợp này cần bón thúc để cây sinh trưởng tốt hơn.
Nhìn chung, cây củ hồi ít bị sâu bệnh tấn công. Do đó, khi cây phát triển bình thường thì không cần phun thuốc sâu. Với điều kiện đất tốt và chăm sóc cẩn thận, cây sẽ cho thu hoạch chỉ sau 2 tháng gieo trồng