Hạt Giống Đậu Đũa Tím

32.000 đ25.000 đ

Hạt Giống Đậu Đũa Tím

Đậu đũa tím còn có cái tên khác là đậu dải áo... đậu măng tây, đậu dài cả sân, đậu rắn. Loại đậu này chiều dài 45- 60cm nổi bật với hương vị tinh tế. Hạt giống đậu đũa tím cần một mùa phát triển dài, nóng và ít nhất là sáu giờ ánh sáng mặt trời mỗi ngày.

Thông tin dịch vụ:

Đảm bảo đúng mẫu mã sản phẩm
Đổi mới trong 5 ngày nếu có lỗi
Dịch vụ khách hàng tốt nhất
Liên hệ: 0978.426.812

HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ GIEO TRỒNG HẠT GIỐNG ĐẬU ĐŨA TÍM
- Thời vụ gieo trồng: Quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa xuân, thu khi nhiệt độ trên 15 độ C, sau khi đợt khí hậu lạnh qua đi. Hoặc cần che phủ đất bằng nhựa đen để giữ cho đất có độ ấm nhất định trước khi gieo trồng.
- Đất trồng: Đậu đũa tím là loại cây trồng không kén đất, tuy nhiên phải trông ở những nơi đất khô ráo, dễ thoát nước và không bị ngập úng dễ gây thối rễ. Đất có độ pH từ 6.0- 7.5 giúp cây phát triển mạnh mẽ.
- Hạt giống: Lựa chọn hạt giống đậu đũa tím tại các cửa hàng hạt giống có uy tín để đảm bảo chất lượng gieo trồng.
 
 
Các bước gieo trồng:
Hạt giống trước khi đem gieo bạn nên xử lý bằng nước ấm khoảng 4 tiếng sau đó vớt ra và ủ vào khăn ẩm cho nứt nanh rồi mới đem gieo vào khay. Thời gian 7- 10 ngày sau hạt sẻ nảy mầm.
Sau khi cây con đạt chiều cao vào khoảng 10 - 15cm, lá thật lúc này đã ra nhiều, bạn hãy chọn ra những cây khỏe mạnh nhất và giữ lại trồng. Đồng thời loại bỏ những cây con còi cọc, kém phát triển. Giữ đất luôn ẩm trong suốt thời gian gieo hạt đến khi nảy mầm và phát triển cây con.
Bưng cây con gieo trồng trong thùng xốp hoặc gieo trồng trực tiếp trong vườn nhà. Các cây cách nhau 20cm, khoảng cách giữa các hàng là 1 -1.5m.
HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC HẠT GIỐNG ĐẬU ĐŨA TÍM
- Tưới nước: Cần giữ cho đất luôn luôn ẩm thì cây mới phát triển tốt. Đậu đũa cần nhiều nước ở 2 giai đoạn chính, từ lúc gieo đến khi cây có 6 lá thật và thời kỳ ra hoa đậu quả.
Cần cung cấp đủ nước thường xuyên và duy trì độ ẩm ở mức 70 - 80% nhưng không được để bị úng ngập, dễ làm thối rễ. Thiếu nước làm cho trái bị khô, xốp và không thể phát triển được.
- Làm giàn: Việc đầu tiên cần làm là chuẩn bị giàn leo cho đậu đũa, loại cây trồng này thuộc thân leo nên sau khi nảy mầm cần trồng đậu theo hàng mà dựng sẵn giàn.
Giàn leo có thể làm bằng dây thép gai hoặc bằng gỗ có bề mặt thô ráp giúp cây leo dễ dàng hơn. Giàn cao khoảng 2 mét là thích hợp cho việc phát triển và thu hái quả sau này.
- Ánh sáng: Cây đậu đũa tím sẽ sống nhờ chất dinh dưỡng của đất, nước và quang hợp ánh sáng mặt trời. Đậu đũa là loại cây ưa ẩm, ưa ánh sáng. 
- Sâu bệnh: Đậu đũa thường bị các loại sâu ăn lá tấn công vì thế phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ đất, chậu trồng sẽ phòng trừ được sâu bệnh. 
- Bón phân: Bạn có thể bón phân cho đậu đũa và nên nhớ chia thành nhiều đợt. Bón lần 1 khi cây hạt nảy mầm và phát triển thành cây con.
Lần 2 sau 20 ngày kể từ lần 1, bón phân kết hợp với làm cỏ và đánh rảnh. Với đậu đũa, bà con có thể dụng phân hữu cơ và NPK để bón.
Không nên lạm dụng phân có nhiều nitơ bởi vì điều đó giúp cây nhiều lá hơn là đậu trái.
 
 
THU HOẠCH HẠT GIỐNG ĐẬU ĐŨA TÍM
Sau khoảng 45- 50 ngày, đậu bắt đầu ra hoa. Nhưng một khi hạt đậu hình thành, không mất nhiều thời gian để chúng bắt đầu phát triển dài hơn.
Các trái đậu mất đi độ dày, giòn của chúng khi hạt đậu bên trong lấp đầy, vì vậy thu hoạch trong khi chúng vẫn còn cứng, thường dài từ 20-25cm trông như cây đũa ăn.
Một khi chúng bắt đầu ra trái hàng loạt trong khoảng thời gian gần một tháng, bạn có thể cần thu hoạch gần như hàng ngày, để giữ cho cây hoạt động hiệu quả cũng như thu hoạch được đậu đũa tím có chất lượng đồng đều.
Đậu sẽ giữ được vài ngày trong tủ lạnh. Vỏ quả có xu hướng phát triển theo cặp, giúp thu hoạch dễ dàng hơn một chút.