Hạt Giống Ớt Chuông

45.000 đ25.000 đ

Hạt Giống Ớt Chuông

Ớt chuông hay còn có tên gọi khác là ớt ngọt. Là một loại thực vật chứa rất nhiều vitamin A, vitamin C và nhiều loại chất dưỡng chất khác. Ngoài ra, nó còn được biết đến nhờ sự đa dạng màu sắc mà không phải loại ớt nào cũng có, từ đó góp phần tạo nên những món ăn hấp dẫn hơn bao giờ hết. Xét về mặt thực vật học thì ớt chuông được liệt vào hàng trái cây, tuy nhiên khi nấu ăn nó lại được xem như một loại rau quả.

Thông tin dịch vụ:

Đảm bảo đúng mẫu mã sản phẩm
Đổi mới trong 5 ngày nếu có lỗi
Dịch vụ khách hàng tốt nhất
Liên hệ: 0978.426.812

Hướng dẫn cách trồng ớt chuông:
 
Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và hạt giống Dụng cụ trồng Bạn có thể tận dụng bao nion, bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cải xoăn Kale. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước. Đất trồng Ớt chuông ưa phát triển ở đất màu mỡ, cát pha hoặc thịt nhẹ và có độ pH từ 5,5 - 7. Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 - 10 ngày trước khi gieo trồng hạt giống để xử lý các mầm bệnh có trong đất. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ…
Hạt giống Ớt chuông thường có giống màu vàng, xanh, đỏ, cam, tím... Bạn có thể tìm mua hạt giống cao sản ở các cửa hàng bán đồ nông sản uy tín. Trồng ớt chuông.
 
 
  Ngâm ủ, gieo hạt và cấy cây Ngâm hạt giống bằng nước ấm (khoảng 50 độ C) trong vòng 6 - 10 tiếng thì đem gieo hạt xuống đất đã chuẩn bị sẵn. Tưới nước bằng vòi phun nhẹ. Khi cây con được khoảng 30 - 35 ngày thì đem ra cấy với khoảng cách 60cm x 30cm x 35cm. Khi cấy xong chuyển vào nơi ít ánh nắng hoặc che chắn khoảng 4 - 5 ngày để cây mới cây nhanh chóng bén rễ và không bị cháy nắng. Tưới nước ngày 2 lần vào lúc sáng sớm vào chiều tối. Bạn cũng có thể gieo hạt trực tiếp mà không cần ngâm ủ. Khi cây con được 4 - 5 lá thật thì đem ra cấy. Loại ớt này không khó trồng như nhiều người vẫn nghĩ. 
 
 Chăm sóc Sau khi trồng phải tưới cho ớt hàng ngày cho đến khi cây hồi xanh, ở giai đoạn sinh trưởng sau nên thường xuyên tới giữ ẩm cho cây trong suốt thời gian sinh trưởng. Có thể tưới rãnh khi cây đã ra hoa, độ ẩm thích hợp trong suốt thời gian sinh trưởng của ớt là 75 - 80%. Tuy nhiên, không nên tưới quá nhiều nước bởi cây ớt dễ bị úng và sâu bệnh. Ở những giống có nhiều cành thì tỉa bớt chỉ để lại mỗi cây 3 - 4 cành. Thường xuyên tỉa bỏ lá già. Sau khi cấy cây được 10 - 12 ngày thì tiến hành bón lót đợt đầu tiên bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế, phân dê… Đợt thứ 2 sau lần 1 khoảng 12 - 15 ngày. Đợt thứ 3 sau đợt 2 khoảng 20 ngày. Bón đợt thứ 3 khi ớt chuông cho thu hoạch lần đầu. Mỗi lần bón phân thì tiến hành vun xới và làm cỏ. Ớt chuông cho thu hoạch. 
 
Thu hoạch Ớt ngọt thường được sử dụng khi quả còn xanh, nếu quả đã già thì ăn không ngon. Tuy nhiên, nếu thu quá non thì thịt quả mỏng, không ngon và làm giảm năng suất, thu già cũng kém chất lượng. Khi nhìn thấy vỏ quả trở nên bóng, ấn vào quả thấy cứng tay, nghe có tiếng “pop” là đạt kích thước tối đa có thể thu hoạch.