Hạt Giống Ớt Sừng

43.000 đ25.000 đ

Hạt Giống Ớt Sừng

Ớt sừng là loại ớt ngọt (ớt không cay) là loại ớt có vị từ thanh nhẹ đến ngọt, có thể được ăn sống hoặc nấu chín. Ớt sừng có màu lục khi mới ra trái và màu đỏ khi chín hoàn toàn. Thường được trồng trong mùa mưa. Ớt sừng trâu là loại phổ biến nhất hiện nay được sử dụng trong hầu hết cách chế biến.

Thông tin dịch vụ:

Đảm bảo đúng mẫu mã sản phẩm
Đổi mới trong 5 ngày nếu có lỗi
Dịch vụ khách hàng tốt nhất
Liên hệ: 0978.426.812

HƯỚNG DẪN TRỒNG ỚT SỪNG 
 
1. Chuẩn bị đất ươm cây con
– Chuẩn bị đất tơi xốp, thoát nước tốt, phối trộn một ít phân chuồng hoai mục gieo ớt giống.
– Dùng ngón tay hay que nhỏ vạch từng hàng rồi đặt hạt ớt vào sau đó lắp nhẹ lại.
– Nên gieo cạn (1cm) và phủ nhẹ một lớp xơ dừa hay trấu hoặc rơm mục để giữ ẩm bề mặt đồng thời dễ nhỏ cây con đem trồng sau này
– Cần chú ý xử lý kiến trong giai đoạn này vì hạt ớt khá nhỏ nên dễ bị kiến tha mất hạt.
 
2. Tưới nước cho cây ớt sừng
 
– Tưới nước đủ ẩm , sau 25 ngày có thể đem cây con ra đồng trồng được.
– Cây cao khoảng 10 – 12cm trồng là thích hợp nhất.
– Nên trồng vào lúc chiều mát, và tưới đẫm ngay sau khi trồng để hạt đất tan ra và bám được lên rễ cây non. Nếu trồng gặp trời nắng gắt nên che chắn cho cây.
 
3 .Mật độ trồng
– Mật độ trồng khoảng 18.000 – 20.000cây/1000m2; luống trồng có thể trải màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ hoặc không.
4. Bón phân cho ớt sừng
 
Sau khi trồng 10 ngày tiến hành bón thúc cho cây con. Tuỳ vào quá trình phát triển và lượng phân bón lót mà chế độ bón thúc có khác nhau.
-Với những vùng trồng có sử dụng màng phủ nông nghiệp thì việc bón thúc là rất quan trọng vì khi phủ rồi rất khó bón phân và tốn công.
– Còn với vùng trồng không dùng màng phủ thì có thể để ớt bén rễ (10 ngày sau khi trồng) thì tiến hành bón phân.
Quy trình chung cho giai đoạn này là dùng phân DAP liều 1kg/1 lần bón/1.000m2 ngâm rồi tưới trực tiếp vào gốc cây vào chiều mát.
Nếu dùng DAP liều như trên bón liên tục trong 10 ngày đầu (2 ngày/lần) là rất tốt cho cây con. Lúc này hệ thống rễ và cây đẻ nhánh nhiều. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất của cây trồng.
 
 
 
5.Sâu bệnh trên cây ớt sừng
 
Ớt có thể gặp phải các vấn đề sau
– Sâu, rầy, bọ trĩ dùng các thuốc trị sâu, rầy bọ trĩ thông thường như Actara, Karate, Masal, Confidor, Ba Đăng, Rholam,… liều dùng theo hướng dẫn trên bao bì.
– Bệnh đốm lá, thán thư có thể dùng các thuốc như Mancozeb; Zineb; Antracol; Anvil, Daconil dạng nước,… liều dùng theo hướng dẫn in trên bao bì.
– Ngoài ra, với những vùng trồng ớt thường xuyên chúng ta có thể gặp các bệnh do vi khuẩn gây ra như héo xanh, thối thân,… Những trường hợp này gần như không có thuốc đặc trị hiệu quả. Phương pháp tốt cho trường hợp này là phòng bệnh. Chúng ta có thể sử dụng chế phẩm trichoderma ủ trong phân chuồng hoặc cung cấp trực tiếp vào đất (đất phải đủ ẩm). Biện pháp này là phương án phòng hiệu quả với cả 2 bệnh trên.
– Thuốc có thể dùng kèm theo trong trường hợp vườn ớt đã bị bệnh là Phytoside liều 2g/l phun liên tục trong 2 tuần (3 ngày/lần). Thuốc này không có tác dụng làm cây bệnh hết mà chỉ có tác dụng không lây lan sang cây khác.
Tuy nhiên, nếu dùng đúng lịch trình phân bón thì bênh hại gần như giảm đáng kể nhất là triệu chứ rụng trái, thối trái do thán thư.