- Giới thiệu một số giống dưa hấu.
Địa chỉ bán hạt giống cho bạn tham khảo
https://shopee.vn/product/27317075/21779399465/
https://dailyhatgiongcaytrong.com/
1. Dưa an tiêm
Quả to, tròn, vỏ có màu đen và sọc mờ, ruột màu đỏ ăn ngọt.Trọng lượng quả 4 -5 kg, năng suất đạt 32 - 40 tấn/ha. Kháng bệnh sương mai, nứt thân, chảy mủ.
2. Dưa Hắc Mỹ nhân: Quả dài, đều, vỏ đen có vân xanh đậm, ruột màu đỏ, rất ngọt. Trọng lượng quả 3 - 4 kg, năng suất đạt 24 - 32 tấn/ha.Kháng bệnh sương mai.
3. Dưa hấu Phù Đổng: Quả dài đều, vỏ đen mờ, ruột đỏ, rất ngọt, vỏ cứng, có thể vận chuyển xa. Trọng lượng quả 3-5 kg, năng suất bình quân đạt 25-27 tấn/ha. Thời gian cho thu hoạch quả sau gieo 55-65 ngày. Có khả năng chống chịu tốt với bệnh sương mai
3. Ngoài ra còn có các giống dưa 224, Fancy 555, Thuỷ lôi, Huỳnh Châu 548...
II. Thời vụ:
- Vụ xuân: Gieo vào tháng 2
- Vụ hè: Gieo cuối tháng 5 đầu tháng 6.
* Cần lưu ý thời vụ lúa Xuân, tranh thủ giải phóng đất sớm, bón lót nhiều
III. Chuẩn bị đất trồng.
1.Chọn đất:- Đất cát pha thịt nhẹ - trung bình, đất tiêu nước tốt và nhanh.Nên trồng trên đất luân canh với lúa nước 2 - 3 vụ hoặc cây trồng ngoài họ bầu bí.Không nên trồng trên đất thường bị bệnh héo xanh lạc, khô vằn lúa.
2. Làm đất, bón vôi:Cày bừa kỹ, làm sạch cỏ kết hợp bón 25 kg vôi bột/sào.Bón lót 0,5 tấn phân chuồng và 15kg NPK (16-16-8), bón theo hốc hoặc theo hàng.Luống đôi rộng 4,5 - 6m, cao 30 - 40cm. Rãnh luống rộng 30 - 35cm
* Nên sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón và nước tưới…
- Phủ bạt plastic: Làm luống vồng rộng 80 - 90 cm, cao 15 - 20 cm khi đất còn ẩm, sửa mặt luống cho đều, bón lót rồi mới phủ bạt.
- Dùng bạt plastic khổ 1 – 1,2m. Lượng nilon cần dùng 2,5kg/sào. Phủ mặt có tráng màu bạc lên trên để tăng lượng ánh sáng.
- Kéo căng bạt theo chiều dài luống, bìa bạt phủ xuống sát mép mương để tránh cỏ mọc sau này. Cuốc đất chặn lên 2 mép bạt
- Đục lỗ: Khi trồng dưa dùng cây đục đường kính 8 - 10 cm, đầu có răng cưa nhọn đục bạt tạo thành lỗ tròn, cách đầu mương từ 20 - 30 cm. Khoảng các lỗ khoảng 0,4 m.
IV. Xử lý giống và cách trồng.
1. Ngâm ủ: Lượng giống: 20 - 25 g/sào, Phơi lại hạt giống dưới nắng nhẹ 1-2h.Ngâm hạt trong nước ấm (3 sôi 2 lạnh) 4 - 5h sau đó vớt ra rửa sạch nhớt gói hạt vào khăn ẩm ủ 24-36h ở 28-300C cho hạt nứt mầm .Khi hạt nứt nanh gieo trực tiếp hoặc làm bầu ( tranh thủ thời vụ).
Gieo hạt: Chuẩn bị lỗ trồng sâu 10 cm, bón phân tro hoai mục để giữ đất ẩm sau khi gieo. Ghim hạt đã nứt mầm, sâu 2 - 3 cm, lấp hạt với tro trấu hay đất bột.Tránh sử dụng tro mới có tính kiềm cao làm chết cây mầm.Có thể trộn actara với tro trấu, 5 gói/1000m2.Gieo hạt trực tiếp có ưu điểm là tiết kiệm công làm bầu, cây phát triển mạnh trong giai đoạn đầu và rễ ăn sâu. Tuy nhiên hạt ủ nứt mầm đem gieo thẳng đòi hỏi đất gieo phải bằng phẳng, tơi xốp, luôn đủ ẩm và tích cực phòng trừ sâu bệnh để bảo vệ cây con.
* Ngoài ra nên chuẩn bị 10 - 15% bầu dặm để đảm bảo mật độ trồng.
- Gieo bầu: Làm luống rộng 60 - 80 cm, cao 15 - 20 cm, nơi có ánh sáng đầy đủ và thoáng gió để đặt bầu. Tránh đặt cây con nơi râm mát làm cây mọc vóng, ốm yếu và chuẩn bị giàn che đề phòng mưa lớn làm hư cây con.
- Bầu làm bằng lá chuối 7 x 4 cm, hay bao nylon 9 x 6 cm có đục lỗ thoát nước.
- Kích thước bầu phải bằng nhau để dễ chăm sóc và cây hưởng đều ánh sáng, lớn đồng đều.
- Trong vườn ương thường xuất hiện bệnh chết cây con, rầy lá, bọ trĩ, bọ rầy gây hại, phải phòng trị kịp thời và xịt ngừa cây con trước khi đem trồng.
- Khi cây con có 2 lá thì đem ra trồng
2. Cách trồng:
- Trồng 2 hàng ở 2 bên mép luống, cách nhau 4,0 – 5m.
- Cây cách cây 0,4 – 0,5m.Mật độ 500 – 550 cây/sào
VI. Chăm sóc:
- Làm cỏ( nếu không phủ ni lon)
- Bón thúc, tưới nước.
+ Lần 1: Sau trồng 20 - 25 ngày (3 - 4 lá). Hoà 2kg urê/sào để tưới vào gốc.
- Trời nắng tưới nước 2 lần/ ngày.
+ Lần 2: Khi nụ hoa cái thứ nhất nở, bón xa gốc 4kg urê + 3 kg Kali/sào. Kết hợp tưới rãnh.
+ Lần 3: Khi quả bằng nắm tay (sau tỉa quả): Bón 2kg urê + 2kg Kali/sào.
* Có điều kiện bón thêm lần 4 khi trọng lượng quả 1,5kg, lượng phân 3 – 4 kg Kali/sào.
* Tỉa nhãnh: Khi dưa bò, phải tỉa bớt nhánh để tránh hao phí dinh dưỡng, dây dưa mập, mạnh dễ chăm sóc. Có 2 cách tỉa:
+ Trồng dày > 10.000 cây/ha: khi cây có 4 lá thật, bấm ngọn dây chính cho các chồi nhánh PT. Chọn và giữ lại 2 nhánh mọc mạnh nhất và tỉa bỏ các nhánh khác.
+ Trồng thưa < 10.000cây/ha: Không bấm ngọn dây chính, giữ cây có 1 dây chính và 2 dây nhánh tốt nhất. Tỉa bỏ các dây nhánh khác.
* Thụ phấn nhân tạo:Thụ phấn nhân tạo là biện pháp KT cần thiết trong SX dưa để dễ chăm sóc, bón thúc nuôi trái, trái lớn đều, chín và thu hoạch cùng lúc.
+ Thụ phấn vào buổi sáng 7 -9 h, lúc dây dưa dài khoảng 1,5m và ra hoa rộ (25 - 30 NSKG).Chọn hoa đực vừa nở bật cánh xuống, quét nướm nhị đực lên nướm nhị cái nở cùng lúc, 1 hoa đực thụ cho 2 - 3 hoa cái.
VII. Phòng trừ sâu bệnh.
- Bọ trĩ: Phát hiện sớm, dùng Regent, Conpidor, Ofatox, Sherpa, Decis...
- Sâu vẽ bùa: Dùng thuốc Karate, Polytrin phun sớm.
- Bệnh héo chết cây con: Do nấm phá hại dùng Anvil, Monceren, Rovral.
- Đốm lá gốc nứt thân chảy mủ: Do nấm, dùng Ridomil, Benomyl, Carbenda. Phun đẫm lên cây và gốc dưa.
- Bệnh héo xanh do vi khuẩn: Chưa có thuốc đặc hiệu nên tuân thủ cách chọn đất và luân canh với cây trồng khác.
- Có thể phun phòng thuốc Kasugmycin, Streptomycin, hoặc tưới vào gốc Boócđô, Sunphát Đồng.
* Lưu ý: Chỉ sử dụng thuốc khi đạt ngưỡng kinh tế, tuân thủ nguyên tắc 4 đúng, phun theo liều khuyến cáo của nhà sản xuất thuốc.
VIII. Thu hoạch.Tùy thuộc vào thời gian sinh trưởng của giống mà chúng ta bắt đầu thu hoạch, khoảng 65 – 70 ngày sau khi trồng, khi độ chín đạt 70 – 80%, từ khi thụ phấn đến trái chín 30 – 35 ngày.
+ Không nên để trái chín quá dễ bị thối nhũn.
+ Trước khi thu hoạch cần ngưng tưới nước 5 – 7 ngày để trái được ngọt hơn và thời gian bảo quản được lâu hơn, trái ít bị thối.
+ Ngưng phun thuốc hóa học trước khi thu hoạch 10 ngày để đảm bảo an toàn cho ngưới sử dụng.
+ Khi cắt dưa chừa cuống dài 8 – 10cm, dưa trồng đúng kỹ thuật có thể bảo quản lâu từ 15 – 20 ngày sau khi cắt.
+ Cách nhận biết trái dưa chín như sau:Trái đạt kích thước tối đa của giống.Vỏ trái có đóng phấn trắng.Chỗ tiếp xúc vỏ dưa và mặt đất có màu vàng.Dây, lá dưa, đầu tua ngay đốt trái chuyển vàng.Gõ nhẹ trên trái có tiếng trầm đanh.
Kết nối với chúng tôi