Cách ngâm ủ hạt
Ngâm hạt trong nước sạch 2 giờ, nhiệt độ thích hợp tốt nhất cho nảy mầm là 28-32oC, sau đó cho vào khăn ẩm ủ khoảng 24-36h hạt nẩy mầm. Ươm cây trong khay ươm với thời gian 10-14 ngày, khi cây xuất hiện lá thật thứ 2 thì tiến hành đi trồng. Hạt giống ngâm nước sạch trong 4 giờ, sau đó ủ 24 giờ, khi hạt nẩy mầm thì gieo vào bầu đất 1 hạt/bầu. Sau khi gieo từ 8 - 10 ngày, khi cây có 1 - 2 lá thật thì có thể đem trồng.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa lê Chuối
Chia sẻ với bà con một số biện pháp kỹ thuật cần lưu ý để nâng cao hiệu quả trồng dưa lê và kéo dài thời gian cho thu hoạch
Dưa lê là loại cây có hiệu quả kinh tế cao đang được nông dân nhiều địa phương lựa chọn trồng. Bởi đây là loại quả ăn ngon và bổ dưỡng, rất được thị trường ưa chuộng; cây dễ trồng, nhanh cho thu hoạch, trung bình mỗi sào trừ chi phí cho thu lãi 5 - 6 triệu đồng. Để nâng cao hiệu quả trồng dưa, kéo dài thời gian cho thu hoạch, bà con cần lưu ý một số vấn đề sau:
1. Giống và thời vụ gieo trồng
- Sử dụng các giống dưa lê siêu ngọt F1: Ngân Huy, Trang Nông, dưa Thanh Lê (Viện CLT&CTP), Kim Cô Nương, NS-333, Hồng Ngọc…
- Dưa lê có yêu cầu về nhiệt độ 17 – 330C, do đó có thể gieo trồng ở hầu hết các tháng trong năm từ tháng 2 đến tháng 9 dương lịch, tập trung vào 3 vụ chính: vụ xuân hè gieo tháng 2, 3; vụ hè gieo tháng 5 – 6 và vụ thu đông gieo tháng 8, 9.
2. Chuẩn bị cây con
Nên làm bầu gieo hạt để tiết kiệm hạt giống, công chăm sóc giai đoạn đầu, tăng độ đồng đều của cây. Đất gieo hạt dưa chọn loại đất tốt, phơi ải, trộn đều với phân chuồng hoai mục theo tỷ lệ 3:1 rồi đưa vào khay bầu. Vỏ bầu có thể bằng khay xốp, khay nhựa hoặc bầu túi nilon chuyên dụng hay có thể làm bầu như làm bầu ngô.
Lượng giống cho 1 sào 360m2: 15 - 20 gam; hạt trước khi gieo ngâm nước khoảng 3 - 5 giờ, sau đó vớt ra ủ vào khăn vải bông đến nứt nanh đem gieo 1 hạt/bầu. Khi cây đạt 1 – 2 lá thật (6 – 8 ngày sau gieo) thì đưa ra ruộng trồng.
3. Làm đất, trồng cây
Dưa lê trồng ở ruộng chân đất chủ động tưới tiêu, đất có tầng canh tác dày, tốt nhất là đất thịt nhẹ và cát pha. Đất phải được cày bừa kỹ, tơi xốp, sạch cỏ dại, bón 30 – 40 kg vôi bột/sào trước khi lên luống 10 - 15 ngày, lên luống cao 25 - 30cm, rãnh rộng 30cm.
- Nếu để cây dưa bò trên mặt đất thì lên luống rộng 1,2 – 1,5m, cây cách cây 0,5 – 0,6m, trồng 1 hàng ở giữa luống đảm bảo mật độ từ 500 – 600 cây/sào.
- Nếu trồng để cây leo giàn: lên luống rộng 1 - 1,2m, mật độ trồng 1200 - 1300 cây/sào, trồng 2 hàng/luống, với khoảng cách cây cách cây 35 - 40cm, hàng cách hàng 70 - 80 cm.
Sử dụng màng phủ nilon để che bề mặt luống dưa nhằm giảm bốc thoát nước, hạn chế cỏ dại và sâu bệnh, tăng hiệu quả sử dụng phân bón đồng thời bảo vệ quả.
4. Bón phân, chăm sóc
- Bón phân theo quy trình NPK-S Lâ Thao khép kín:
+ Bón lót: Phân chuồng hoai mục 500 - 700 kg/sào + 18 - 22kg/sào.
+ Bón thúc chia làm 3 lần: Bón thúc lần 1: Khi cây có 2 - 3 lá thật. Dùng NPK-S loại 12.5.10-14 bón 10 - 15 kg/sào; Bón thúc lần 2: Khi cây cao 20 cm, đã có tua cuốn. Dùng NPK-S loại 12.5.10-14 bón 10 - 15 kg/sào, giai đoạn này bón thúc phân xong thì cắm giàn; Bón thúc lần 3: Khi cây ra hoa và có quá rộ: Dùng NPK-S loại 12.5.10-14 bón 8 - 10 kg/sào. Bón thúc lần này kết hợp với tháo nước vào rãnh để tưới cho cây.
* Lưu ý: Trước lần bón thúc đợt 1 có thể tưới nhử cho cây dưa non bằng 0,5 kg u rê + 1kg supe lân kết hợp với phun phân vi lượng qua lá.
- Điều tiết nước: Thường xuyên giữ đủ ẩm cho dưa mới đạt hiệu quả. Nên tưới dãnh để nước ngấm lên luống cho dưa, không nên té lên thân lá dưa nhất là khi chiều tối. Thời kì cây ra hoa và quả non cần nhiều nước.
- Tỉa nhánh, bấm ngọn:
+ Khi thân chính được 5 lá thì tiến hành bấm ngọn để kích phát triển nhánh, khi cây ra nhánh giữ lại 2 nhánh cấp 1 phát triển, nhánh cấp 1 được 5 - 6 lá thì bấm ngọn để cho 5 nhánh cấp 2 phát triển, khi nhánh thứ 2 được 5 – 6 lá thì bấm ngọn để 5 nhánh cấp 3 phát triển. Giai đoạn cây ra hoa, đậu quả mỗi cây dưa chỉ nên để 8 – 10 quả tuỳ theo lực của cây. Để tránh bị gió lật dây nên dùng gim tre để cố định dây dưa hoặc đất phủ lên vị trí đốt dây dưa cách khoảng 50 – 60 cm.
+ Trồng dưa leo giàn nên làm giàn kiểu chữ nhân và luống được đánh theo hướng đông tây cho cả ngày cây dưa lê đều được hưởng ảnh nắng. Khi cây bắt đầu leo thì làm giàn. Mỗi cây dưa được cắm hai cọc giàn. Khi cây có 6 - 7 lá thật thì bấm ngọn, để cây sinh các nhánh con, để lại 2 nhánh to khỏe nhất, còn lại bấm bỏ hết. Hai nhánh con này cho leo lên hai cọc giàn, lên cao 30 - 40cm lại buộc dây đỡ. Mỗi nách lá sẽ lại phát sinh một nhánh cháu. Mỗi đốt lá đầu tiên sẽ cho một hoa cái để cho quả. Quả đậu rồi thì giữ lại không cho sinh nhánh và ngoi ngọn tiếp. Mỗi nách lá của một nhánh con sẽ cho một quả. Làm cách này cây tuy ít nhánh, ít quả, song mật độ cao hơn và quả do có giàn, ít bị giun dế làm thối quả.
+ Ngoài ra, cần tỉa lá già, lá bệnh không còn khả năng quang hợp, lá bị che khuất… Trước khi thu hoạch khoảng 15 ngày bấm ngọn.
5. Phòng trừ sâu bệnh
- Trên cây dưa lê thường bị một số loại bệnh gây hại: bệnh lở cổ rễ, thối thân, phấn trắng… rất sớm ngay từ giai đoạn cây con. Để hạn chế tác hại của bệnh, bà con lưu ý thực hiện tốt các khâu phòng bệnh như: vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại và tàn dư cây bệnh, bón vôi bột đầy đủ; không trồng dầy, tỉa lá già và lá bị bệnh, làm giàn hoặc kê lót quả, cố định cây tạo độ thông thoáng cho đồng ruộng. Bệnh phát sinh gây hại nặng có thể sử dụng một số loại thuốc để phòng trừ như: Ridomil gold, Score, Daconil,…
- Các đối tượng sâu hại như sâu xám, sâu vẽ bùa, bọ trĩ,… Đối với sâu xám có thể bắt bằng tay vào sáng sớm và chiều mát. Khi mật độ sâu cao hoặc Vineem 1500 EC, Biocin 16 WP(8000 SC,...
* Chú ý: Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bà con ưu tiên sử dụng thuốc sinh học, thảo mộc và cần phun thuốc theo nguyên tắc 4 đúng, đảm bảo thời gian cách ly theo khuyến cáo trước khi thu hoạch.
6. Thu hoạch
Sau khi đậu quả khoảng 30 - 40 ngày, vỏ quả chuyển sang màu đặc trưng của giống, là thời kỳ thích hợp cho thu hoạch.
Kết nối với chúng tôi