Top 12 Sự thật thú vị về Trái Đất Chúng Ta Đang Sống Có Thể Bạn Chưa Biết

Top 12 Sự thật thú vị về Trái Đất Chúng Ta Đang Sống Có Thể Bạn Chưa Biết

1. Trái Đất gần đạt hình cầu
 
Hầu hết chúng ta đều cho rằng Trái Đất hình cầu, tuy nhiên đến nay khoa học phát triển, các nghiên cứu thiên văn chuyên sâu đã chỉ ra rằng Trái Đất không hẳn là hình cầu tròn trịa, nó mang hình dáng quả cầu dẹt. Trái Đất có các cực dẹt và đường xích đạo phình ra, điều này do sự luân chuyển của các hành tinh gây nên. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản hơn, đó là khoảng cách từ cực Nam lên cực Bắc ngắn hơn so với đường kính xích đạo. Chính vì vậy mà ngọn núi Everest được coi là cao nhất hành tinh nhưng thực ra nó vẫn thấp hơn ngọn Chimborazo ở Ecuador nếu tính từ tâm Trái Đất.
 
2. 70% bề mặt Trái Đất là nước
 
Bạn có biết hành tinh của chúng ta có tới 70% là nước? Khi các nhà du hành vũ trụ lần đầu tiên bay vào không gian vũ trụ họ đã nhìn thấy Trái Đất của chúng ta có một màu xanh vô cùng đẹp mắt, đó là chính là màu của nước nên họ gọi Trái Đất là "hành tinh xanh". Và tất nhiên 30% còn lại chính là lục địa, trong đó có cả đất nước Việt Nam xinh đẹp của bạn và tôi đấy.
 
3. Trái Đất và các mảng kiến tạo
 
Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời có các mảng kiến tạo. Lớp vỏ của Trái Đất được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo, khoảng 250 triệu năm trước, tất cả các lục địa lớn gọi là Pangea. Chúng từ từ dịch chuyển và va chạm vào nhau, đây cũng chính là nguyên nhân hình thành nên các lục địa mà chúng ta thấy ngày nay như: Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Âu, Châu Á, Châu Úc và Nam Cực. Ngoài ra, quá trình dịch chuyển và va chạm cũng là nguyên nhân gây nên những địa chấn và thiên tai như núi lửa phun trào, động đất, sóng thần,... Tuy nhiên, Pangea không phải là siêu lục địa đầu tiên. Khoảng 800 triệu năm trước, tất cả các lục địa cũng bị đẩy vào nhau, các nhà khoa học gọi siêu lục địa trước đây là Rodinia.
 
4. Thành phần
 
Thành phần cấu tạo nên Trái Đất hầu hết là oxi, sắt và silic. Các nhà nghiên cứu khi thực hiện các nghiên cứu về thành phần của Trái Đất đã tính được một số tỉ lệ như sau: 32.1% sắt, 30.1% oxy, 15.1% silic và 13.9% magie. Và cũng theo tính toán thì sắt nằm phần lớn ở lớp lõi Trái Đất, nó chiếm tới 80% thành phần cấu tạo lõi. Còn ở phần vỏ thì chiếm 47% là oxi.
 
5. Khí quyển của Trái Đất rộng đến 10.000 km
 
Bầu khí quyển của Trái Đất dày nhất là 50 km tính từ bề mặt nhưng trong thực tế còn tính cả 10.000 km ngoài không gian. Xung quanh Trái Đất là 5 tầng khí quyển, tầng cao và xa nhất là tầng ngoại, ở tầng này nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2500 độ C, không khí rất loãng, hầu hết các phân tử đều chuyển động, dường như muốn thoát khỏi sự trói buộc của lực hút Trái Đất.
Tầng ngoài có độ dày từ 500 đến 10.000 km. Tiếp đến là tầng điện li, tầng này dày từ 80 đến 650 km, nhiệt độ còn 2000 độ C hoặc có thể cao hơn, oxi và nitơ ở tầng này tồn tại dưới trạng thái ion nên gọi là tầng điện li. Tầng trung lưu, đây là tầng giữa dày 50 - 80 km, tầng này là tầng xuất hiện mây dạ quang. Tầng bình lưu là tầng tiếp theo, có độ cao đến 50 km, tầng này không khí chuyển động theo độ cao là chính. Cuối cùng thấp nhất là tầng đối lưu, tầng này không theo chiều thẳng đứng tác động mạnh đến mặt nước và gây ra nhiều hiện tượng như mưa, gió, tuyết, sương muối, sương mù,...
 
6. Từ trường
 
Lõi sắt tan chảy bên trong Trái Đất tạo ra một từ trường, từ trường kéo dài hàng nghìn cây số ra phía ngoài bề mặt Trái Đất tạo nên tầng từ trường. Điều này khiến hành tinh xanh của chúng ta giống như nam châm khổng lồ có hai cực gần với hai cực Bắc-Nam của Trái Đất. Các nhà khoa học cho rằng từ trường này được tạo ra bởi lõi bên ngoài nóng chảy của Trái Đất, nơi nhiệt tạo ra chuyển động đối lưu của các vật liệu dẫn để tạo ra dòng điện.
Từ trường chống lại các phân tử phóng xạ từ phía Mặt Trời. Nếu không có từ trường thì các hạt phân tử gió của Mặt Trời sẽ thổi trực tiếp vào bề mặt Trái Đất kéo theo một lượng lớn bức xạ. Từ trường mang theo luồng gió Mặt trời quanh Trái Đất, bảo vệ chúng ta khỏi bị tổn hại. Các nhà khoa học cũng đã đưa ra giả thuyết rằng bầu khí quyển mỏng của sao Hỏa là do nó có từ trường yếu so với Trái đất nên gió của mặt trời tiếp xúc nhiều với nó.
 
7. Trái Đất quay quanh trục không đến 24 giờ
 
Thực tế Trái Đất quay quanh trục của nó chỉ hết 23 giờ, 56 phút và 4 giây, các nhà thiên văn gọi đó là "Ngày thiên văn". Trái Đất của chúng ta quay quanh Mặt Trời và Mặt Trời chuyển động mỗi ngày bị lệch 1 độ so với các ngôi sao trong hệ của nó (so với những ngôi sao có kích thước tương tự Mặt Trăng). Nếu cộng thêm thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời thì thời gian tiêu tốn cũng tính được bằng thời gian quay quanh trục của mình.
 
8. Một năm trên Trái Đất không phải là 365 ngày
 
Thực tế một năm trên Trái Đất có 365.2564 ngày. Thời gian thừa sẽ được cộng dồn lại và kết quả là tạo ra những năm nhuận. Thật thú vị phải không nào. Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao cứ 4 năm một lần lại có một ngày được cộng thêm vào tháng Hai không, chính là do thời gian bị dư ra này đấy.
 
9. Trái Đất còn có hai vệ tinh
 
Trái Đất có một mặt trăng. Nhưng có thể bạn không biết rằng, còn có hai tiểu hành tinh cùng nằm trong quỹ đạo với Trái Đất. Hai tiểu hành tinh ấy có tên gọi lần lượt là 3753 Cruithne và 2002 AA29. Tiểu hành tinh 3753 Cruithne có chiều ngang 5km, còn được mệnh danh là "mặt trăng thứ hai" của Trái đất. Tiểu hành tinh này không thực sự quay quanh Trái Đất nhưng lại có quỹ đạo gần như giống với Trái đất. 3753 Cruithne có quỹ đạo làm cho nhiều người sẽ lầm tưởng rằng nó đang quay quanh Trái đất nhưng thực chất tiểu hành tinh này đi theo quỹ đạo của riêng nó và xoay quanh Mặt trời.
Tiểu hành tinh 2002 AA29 chỉ có chiều ngang gần 60m, nhỏ hơn rất nhiều so với 3753 Cruithne, tạo ra một quỹ đạo hình móng ngựa quanh Trái đất và đến gần Trái đất sao mỗi 95 năm. Trong khoảng 600 năm nữa, tiểu hành tinh 2002 AA29 có thể sẽ quay quanh Trái đất theo quỹ đạo bán vệ tinh. Đây có thể sẽ là một tin tức vô cùng tốt đối với ngành khoa học không gian bởi đây sẽ chính là điều kiện tuyệt vời để con người khám phá vũ trụ rộng lớn.
 
10. Thời gian một ngày đang kéo dài
 
Khi Trái Đất hình thành cách đây 4,6 tỷ năm, các nhà khoa học nghiên cứu được thời gian một ngày kéo dài 6 giờ. Trái Đất tính từ thời điểm đó quay khá chậm và tốn rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, cứ sau 100 năm, một ngày lại kéo dài thêm 0,0017 giây. Nhiều người thấy khó hiểu về điều này, nhưng thực chất theo các nghiên cứu khoa học đều chỉ ra rằng mặt trăng đang làm chậm tốc độ quay của Trái đất theo quy luật của thủy triều. Khi thủy triều lên hoặc xuống trên toàn bộ Trái Đất, nó tại ra một lực làm chậm quá trình quay của Trái Đất, từ đó khiến một ngày kéo dài thêm 0,0017 giây.
 
11. Trái Đất từng được cho là trung tâm của vũ trụ
 
Do các chuyển động của Mặt trời và các hành tinh được quan sát bằng mắt thường vô cùng rõ ràng nên các nhà khoa học thời cổ đại đã khẳng định rằng Trái Đất vẫn luôn ở trạng thái tĩnh. Các nhà khoa học đều nhất trí cho rằng Mặt trời và các hành tinh khác đều quay quanh Trái Đất theo quỹ đạo tròn. Cuối cùng, quan điểm cho rằng Mặt trời ở trung tâm của vũ trụ đã được Copernicus công nhận mặc dù điều này cũng không phải quan điểm đúng đắn.
 
 
12. Trái đất là hành tinh duy nhất không được đặt tên theo các vị thần
 
Trái Đất là một hành tinh đặc biệt, bởi đây là hành tinh duy nhất không được đặt tên theo các vị thần. Bảy hành tinh khác trong hệ mặt trời của chúng ta đều được đặt tên theo các vị thần hoặc nữ thần Hy Lạp. Mặc dù chỉ có sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc và sao Thổ được đặt tên từ thời cổ đại bởi vì những hành tinh này đều vô cùng dễ dàng được quan sát bằng mắt thường. Tuy nhiên, cách đặt tên của người Hy Lạp cho các hành tinh vẫn được giữ lại sau khi phát hiện ra sao Thiên Vương và sao Hải Vương.
 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN