2.1. Chuẩn bị đất trồng dưa lê
Đất thích hợp để thực hiện cách trồng dưa lê là đất phù sa, đất thịt nhẹ hoặc đất thịt pha cát. Những loại đất này có nhiều chất dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt. Ngoài ra các loại đất này còn điều hòa được nhiệt độ môi trường đất. Thích hợp để cây dưa lê sinh trưởng và phát triển tốt. Từ đó, giúp cho dưa lê mau cho quả có năng suất và sản lượng cao.
2.2. Chọn và xử lý hạt giống dưa lê trước khi trồng
Để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm là 100% thì bạn cần xử lý hạt giống trước khi trồng, chi tiết quá trình xử lý hạt giống như sau:
2.2.1. Chọn hạt giống dưa lê
Tùy vào điều kiện canh tác và mục đích nên chọn giống dưa lê phù hợp để tiến hành gieo trồng. Chọn những loại giống dưa lê có tỷ lệ nảy mầm cao, sạch bệnh và có khả năng chống chịu sâu hại tốt.
Địa chỉ bán hạt giống cho bạn tham khảo
https://shopee.vn/product/27317075/24067971028/
https://dailyhatgiongcaytrong.com/
2.2.2. Xử lý hạt giống
Chuẩn bị nước có nhiệt độ 28-32°C và ngâm hạt giống dưa lê trong 2 giờ. Sau đó, chuẩn bị sẵn một cái khăn ẩm và ủ hạt giống trong 2-3 ngày cho hạt nảy mầm. Ươm hạt giống trong khay hoặc bầu ươm trong 2 tuần. Có thể đem trồng ra đất khi trên cây có 2 lá thật.
2.3. Thời vụ trồng dưa lê và mật độ trồng
Tuỳ vào điều kiện thời tiết mà thời vụ trồng dưa lê ở miền Nam, miền Bắc cũng có sự khác nhau:
2.3.1. Thời vụ trồng dưa lê ở miền Nam
Ở miền Nam có thể trồng dưa lê quanh năm, do trồng trong nhà màng. Ở miền Nam, điều kiện canh tác, thời tiết và vụ mùa trồng dưa lê khắt khe hơn so với các loại cây trồng khác. Kỹ thuật trồng dưa lê cũng là điều khá mới mẻ với người nông dân.
2.3.2. Thời vụ trồng dưa lê ở miền Bắc
Dưa lê miền Bắc thích hợp nhất là vào tháng 2 - tháng 9 dương lịch. Sau tiết lập xuân là thời điểm trồng dưa lê cho sản lượng và năng suất cao nhất. Hạn chế trồng khi thời tiết nắng nóng hay mưa nhiều.
2.3.3. Mật độ thích hợp để trồng dưa lê
Tùy vào cách trồng sẽ có mật độ trồng khác nhau. Nếu áp dụng kỹ thuật trồng dưa lê leo giàn thì các cây nên cách nhau 0,5m, các hàng cách nhau 1,5m. Mật độ 25000 cây/ha đối với ruộng dưa trồng hàng đôi. Nếu để dưa lê bò trên mặt đất, các cây trồng cách nhau 0,5cm, các hàng cách nhau 4m.
2.4. Cách trồng dưa lê đúng kỹ thuật tại nhà
Sau khi cây dưa lê có 2 lát thật đem trồng trực tiếp ra đất. Đào sẵn trên luống các hố có kích thước bằng kích thước bầu đất. Dùng dao rạch nhẹ bầu đất và trồng vào hố. Dùng đất lấp kín và nén chặt để cây đứng vững. Sau khi thực hiện cách trồng dưa lê, bà con nên nhớ tưới nước để giữ ẩm cho cây.
3. Hướng dẫn cách chăm sóc dưa lê sau khi trồng
3.1. Tưới nước cho cây dưa lê
Phải tưới nước cho dưa lê thường xuyên vì đây là loại cây ưa nước. Cung cấp đủ nước sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh hơn. Sau khi trồng cây vào hốc nên tiến hành tưới nước mỗi ngày, không để cây bị héo.
Tùy vào thời vụ trồng dưa lê và tính chất của từng loại đất khác nhau, mà điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp. Không nên tưới quá nhiều nước, làm cây dưa lê bị ngập úng. Đối với các loại đất có khả năng thoát nước nhanh, cần phải tưới thường xuyên hơn. Đất mùn giữ ẩm tốt thì nên tưới ít hơn.
3.2. Bón phân cho cây dưa lê
Dưa lê cần được cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng để có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Lượng phân bón trong các thời điểm bón khác nhau sẽ khác nhau. Nên chia thành 4 đợt bón phân cho dưa lê như sau:
- Bón lót: Sử dụng phân chuồng, ure và kali bón cho cây. Tiến hành rạch một đường thẳng cách gốc dưa 20cm và song song với gốc dưa. Bón phân vào rãnh vừa rạch.
- Bón thúc đợt 1: Bón ure và kali sau khi thực hiện cách trồng dưa lê được 15-20 ngày. Nên kết hợp vun xới đất để cây có thể hấp thụ tốt chất dinh dưỡng nuôi cây.
- Bón thúc đợt 2: Bón ure và kali cho cây dưa lê sau khi hoa cái đã nở.
- Bón thúc đợt 3: Bón ure và kali cho cây sau khi thực hiện kỹ thuật trồng dưa lê được 40-45 ngày để kích thích cây cho quả to và ngọt.
3.3. Bấm ngọn, ghim nhánh dưa lê
Bấm ngọn cho cây dưa lê sau khi thân chính có được 5 lá. Bấm ngọn để kích thích cho 2 nhánh cấp 1 phát triển tốt hơn. Khi thấy nhánh cấp 1 có được 5 lá, tiếp tục bấm ngọn để kích thích 5 nhánh cấp 2 phát triển. Tiếp tục như vậy, khi nhánh cấp 2 có được 5 lá, bấm ngọn để kích thích 5 nhánh cấp 3 phát triển. Dùng ghim tre để cố định nhánh, thao tác này giúp dây dưa lê không bị gió lật.
3.4. Kiểm soát côn trùng gây hại dưa lê
Côn trùng gây hại dưa lê là vấn đề mà bà con nông dân trồng dưa lê không thể tránh khỏi. Trong thời gian trồng dưa lê, nếu ruộng dưa lê có các biểu hiện bệnh, bà con phải ngăn ngừa cũng như chữa trị cho cây kịp thời. Một số loại côn trùng và bệnh hại thường gặp tiến hành cách trồng dưa lê trên ruộng: bọ trĩ, bệnh chảy nhựa thân, bệnh sương mai, bệnh thán thư, bệnh phấn trắng,...
- Đối rầy rệp, bọ trĩ thì sử dụng Vansi để phòng ngừa và tiêu diệt bệnh.
- Đối với bệnh do ruồi vàng gây ra thì sử dụng Dasi để tiêu diệt ruồi.
- Đối với bệnh sương mai, thán thư, phấn trắng thì ưu tiên sử dụng Venri để tiêu diệt và phòng ngừa bệnh hại.
- Đối với bệnh do sâu hại gây ra có thể tham khảo sản phẩm Leven để phòng ngừa bệnh.
3.5. Thu hoạch dưa lê
Thời gian từ lúc gieo hạt đến lúc thu hoạch dưa lê là khoảng 3 tháng. Mất khoảng 30-40 kể từ lúc hoa cái tàn cho tới lúc quả chín. Quả dưa lê chín có màu trắng ngà và mùi thơm đặc trưng. Nếu quả còn màu xanh tức là quả vẫn còn chưa chín. Quả dưa lê chưa chín sẽ có vị đắng. Do đó, phải lựa những quả dưa chín để đảm bảo chất lượng cung cấp cho thị trường tiêu dùng. Dưa lê sau khi thu hoạch xong nên bảo quản ở nơi thoáng mát, không làm dập nát vì sẽ làm giảm giá trị quả dưa lê.
Trong bài viết trên, VNFarm đẽ chia sẻ đến bà con nông dân cách trồng dưa lê cho năng suất cao nhằm cải thiện năng suất và sản lượng trồng dưa lê. Cung cấp cho thị trường tiêu dùng những quả dưa lê thơm mát và tốt cho sức khỏe.
Kết nối với chúng tôi