Cách phòng trừ và xử lý bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu

Cách phòng trừ và xử lý bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu

1. Triệu chứng:

         + Trên rễ: nấm bệnh tấn công vào các mạch gỗ trên rễ tiêu sau đó lan dần đến phần gốc, vết bệnh đầu tiên là những sọc nâu bên trong mô gỗ ngăn cản quá trình vận chuyển nước và dinh dưỡng nuôi thân cây. Bệnh nặng làm thối toàn bộ rễ và đoạn gốc cây tiêu.
         + Trên trụ: lá vàng toàn trụ, cây còi cọc, có triệu chứng thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng. Một số trụ có biểu hiện lá vàng (cả lá già và lá non) và rụng lá ở từng nhánh, đầu tiên ở những nhánh phần gốc sau đó lan dần lên những nhánh ở phía trên. Khi kiểm tra rễ tiêu có triệu chứng giống như mô tả trên và một số trường hợp có phát hiện nhiều mụn bướu (do tuyến trùng Meloidogyne sp. gây hại) và cả rệp sáp chích hút trên rễ chính và đoạn thân phía dưới mặt đất.
         Bệnh nặng có thể gây chết cây, thông thường diễn biến bệnh kéo dài từ 1-2 năm mới gây chết cây (so với bệnh chết nhanh diễn biến bệnh nhanh hơn). 
 
2. Biện pháp phòng trừ:
 
áp dụng biện pháp tổng hợp giống như bệnh chết nhanh. Tuy nhiên cần quản lý tốt tuyến trùng và rệp sáp hại rễ. Đối với rệp sáp (thông thường rệp sáp xuất hiện và gây hại mạnh vào mùa nắng) có thể áp dụng một số loại thuốc hóa học sau: Pyrinex 20EC, Regent 800WG,…  liều lượng theo khuyến cáo trên bao bì thuốc, tưới vào phần gốc rễ tiêu.
         Ngoài ra việc áp dụng chế phẩm sinh học Trichoderma kết hợp với phân hữu cơ bón gốc cho tiêu hàng năm sẽ loại dần nấm bệnh ra khỏi vườn mà không cần dùng thuốc hóa học trị bệnh. Trường hợp trụ tiêu trong vườn có biểu hiện bệnh có thể áp dụng một số thuốc hóa học để tưới vào gốc và bộ rễ tiêu: Ridomil Gold 68WG, Aliette 800WG,… áp dụng lại lần 2 cách lần đầu 7-10 ngày.
  

BÀI VIẾT LIÊN QUAN