Cách trồng mướp đắng trong thùng xốp cho sai trĩu quả

 

1. Cách trồng mướp đắng trên sân thượng

1.1.  Chuẩn bị nguyên vật liệu trồng mướp đắng

1.1.1. Hạt giống

Bạn có thể sử dụng hạt giống lấy từ quả trồng của các mùa trước hoặc có thể mua hạt giống mướp đắng tại các cửa hàng hạt giống, cửa hàng nông nghiệp uy tín, rõ nguồn gốc xuất xứ.

Nếu sử dụng hạt giống từ quả mướp đắng bạn hãy chọn những quả mướp đắng nào to, cầm chắc tay. Sử dụng dao bổ đôi mướp đắng, dùng thìa lọc lấy hạt từ quả ra, đem hạt đi rửa rồi phơi khô ráo.

Địa chỉ bán hạt giống cho bạn tham khảo

https://shopee.vn/product/27317075/18660539562/

https://dailyhatgiongcaytrong.com/

 

1.1.2. Chậu trồng

Các bạn không cần chuẩn bị những chậu trồng quá to thay vào đó chỉ cần chọn những loại chậu có kích thước vừa phải đủ để gieo 02 – 03 hạt mướp đắng vào đó. Chậu cần có lỗ thoát nước ở đáy để tránh ngập úng.

1.1.3. Đất trồng

Mướp đắng là loại cây dễ trồng, dễ sống, nhưng để cây phát triển tốt bạn nên trồng cây trên đất cát pha giàu chất hữu cơ tơi xốp, thoáng khí. Bạn có thể mua đất sạch tribat về trồng. Hoặc trước khi trồng hãy bón phân lót, phân trùn quế, phân hoai mục và rắc ít vôi bột để diệt ngăn mầm sâu gây bệnh.

1.2. Cách trồng mướp đắng

1.2.1. Ngâm, ủ hạt

Khi mua hạt giống về, để hạt mướp đắng có thể nảy mầm, bạn cần phải ngâm hạt trước khi gieo. Ngâm hạt trong nước ấm với công thức: 2 sôi 3 lạnh trong khoảng thời gian 5 tiếng. Sau khi ngâm xong bạn vớt hạt vào chiếc khăn ẩm rồi tiến hành ủ hạt. Đợi đến khi nào hạt nứt nanh rồi đem đi gieo.

1.2.2. Cách gieo hạt

Bạn cần xới tơi đất lên, rồi đào thành những hốc đất nhỏ để gieo hạt vào. Bạn lưu ý cần gieo đầu hạt nứt nanh cắm xuống đất. Sau khi gieo xong phủ một lớp đất mỏng 1cm và tưới nước. Bạn có thể phủ một lớp rơm mỏng, hoặc lớp tro hoai hay phân chuồng hoai để che phủ hạt. Khoảng 5 đến 7 ngày hạt bắt đầu nảy mầm và lớn dần. Khoảng 3 tuần sau, cây sẽ ra những lá non và lớn dần có chiều cao 15 -20 cm. Lúc bạn hãy tỉa những cây con bé, còi cọc, không phát triển và giữ lại những cây con khỏe mạnh.

1.2.3. Trồng mướp đắng

Trước khi trồng cây con, tiến hành xới lỗ cho đất xốp, sau đó mỗi lỗ đặt 1 cây con, phủ lớp đất mỏng trên bầu cây, trồng xong bỏ xơ dừa đã trộn Vibasu xung quanh gốc chống sâu cắn phá cây con. Tưới nhẹ cây con trong 3 ngày đầu sau khi trồng, thường xuyên thăm và kiểm tra cỏ dại, sâu bệnh cho cây.

2. Cách chăm sóc cây mướp đắng

Sau khi trồng mướp đắng, để cây luôn xanh tốt và sai trĩu quả, bạn cần chú ý đến chế độ chăm sóc cây.

2.1. Tưới nước

Bạn cần chú ý cung cấp đủ nước cho cây, nhất là trong giao đoạn cây đang ra hoa và quả, tránh để đất quá khô hay bị ngập úng. Đặc biệt hãy thoát nước cho cây trong trời mưa.

2.2. Tỉa lá

Khi cây phát triển mạnh, ra nhiều lá, bạn cần thường xuyên tỉa những gọn lá bị héo, bị sâu để phòng tránh sâu bệnh, cây sẽ phát triển tốt hơn. 

2.3. Phòng sâu bệnh

Các loại sâu hại như sâu ăn lá, sâu xanh hay dòi đục lá…có thể bắt bằng tay hoặc dùng các biện pháp sinh học. Bệnh thường gặp là phấn trắng hay thán thư. Để phòng sâu bệnh bạn nên thường xuyên bắt sâu, tỉa lá bị bệnh. Làm cỏ sạch cỏ dại cho gốc cây mướp được thông thoáng hạn chế sâu bệnh. 

2.4. Làm giàn cho cây mướp đắng 

Đặt cây tại nơi có ánh nắng để cây quang hợp. Khi cây bắt đầu ra từ 5 đến 6 lá thật và bắt đầu xuất hiện tua cuốn. Khi cây mướp đắng đã có tua cuốn thì rất mau lớn. Vì vậy, bạn cần làm giàn cho cây leo lên để cây nhanh phát triển và sớm ra hoa, tạo quả.

Cách làm giàn: Bạn có thể thiết kế giàn sao cho phù hợp với khu vực sân thượng của nhà bạn. Thường thì làm giàn chữ X và cao 1,2 – 1,5 m.

Bạn có thể làm giàn đứng bằng các cọc tre cắm đối nhau, khoảng cách giữa hai cọc là 3m, giàn được giăng bằng lưới nilon hoặc dây thép cao khoảng 2 – 2,5m. Đối với cây mướp đắng, bạn cho leo càng cao thì càng nhiều trái. Vì vậy bạn nên đầu tư lưới thưa bằng dây gân phủ hết cả giàn trên và giàn ngang.

2.5. Sửa dây leo của cây mướp đắng

khi cây leo giàn đều, bạn cần sửa dây để dây phân bố đều giàn và tỉa bỏ nhánh nhỏ, giúp hạn chế sâu bệnh và giúp giàn thông thoáng. Đồng thời, giúp cây nhận được nhiều ánh sáng, tổng hợp nhiều chất hữu cơ nuôi cây.

2.6. Thụ phấn cho cây

 Sau khi leo giàn trong vòng một vài tuần lễ, hoa bắt đầu xuất hiện. Hoa đực sẽ nở đầu tiên còn hoa cái có một phần bầu nhỏ ở cuống hoa sẽ nở tiếp sau đó khoảng một tuần.

Bạn có thể để ong bướm thụ phấn cho hoa hoặc có thể tự làm. Chú ý là hoa đực chỉ sống được khoảng một ngày, nở vào buổi sáng và rơi xuống gốc cây vào lúc chiều tối. Sau khi hoa nở khoảng 5 ngày thì cây bắt đầu cho ra trái. Những trái non nhú ra từ phần cuống sau khi hoa tàn, dần dần theo thời gian sẽ phát triển to lên đến kích thước chuẩn. Ở giai đoạn này nên ngắt bỏ bớt lá quá dày mọc gần quả non để tạo điều kiện cho quả non nhận đủ ánh sáng để phát triển.

2.7. Bón phân cho mướp đắng

Bón phân thường xuyên sẽ giúp cho cây mướp đắng sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Khi trồng mướp đắng trên sân thượng cần chia ra 4 đợt bón phân cho cây: khi bón lót sử dụng phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ vi sinh. Bón thúc sử phân ure, kali hay NPK để thúc để giúp cây ra sai quả.

3. Thu hoạch Mướp đắng

Sau 48 – 50 ngày sau trồng và chăm sóc, bạn sẽ được tận hưởng thành quả của mình. Cây mướp đắng có thể cho thu quả trong khoảng 2 tháng. Sau khi thu hoạch quả mướp đắng, bạn có thể chế biến thành các món bổ dưỡng như mướp đắng nhồi thịt hay mướp đắng xào trứng đều là những món ăn ngon và rất hấp dẫn.

Hi vọng với cách trồng và chăm sóc mướp đắng trên sân thượng này sẽ giúp cho các bạn có thêm thông tin về cây mướp đắng. Với gợi ý này bạn có thể bổ sung thêm một giàn mướp đắng trên sân thượng nhà mình. Chỉ sau khoảng 02 tháng là vườn rau sạch tại nhà của bạn sẽ có thêm những trái mướp đắng tươi ngon để có thể sử dụng và chế biến thành những món ăn hấp dẫn. Chúc các bạn thành công! 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN