cách trồng và chăm sóc chanh cho sai quả | Cách trồng chanh sai quả, hái hoài không hết
1. chuẩn bị trồng cây chanh
Nếu trồng trong chậu thì nên chọn chậu trồng lớn hơn khoảng 25% so với chùm rễ của cây. Chậu bằng đất nung là lý tưởng nhất bởi không như chậu nhựa, chúng có độ xốp và có khả năng thoát hơi nước. Đây là yếu tố giúp cây phát triển tốt bởi chanh là loại cây không ưa giữ nước.
Chất lượng và loại đất cũng là yếu tố quan trọng. Tốt nhất nên sử dụng loại đất có độ pH khoảng 5,5 - 7. Thay chậu khoảng 2 năm một lần. Việc này nên được thực hiện vào mùa đông. Kích thước chậu tùy thuộc vào kích thước của cây. Chậu quá to hay quá nhỏ cũng đều không tốt. Thông thường, mỗi lần thay chậu thì chọn chậu có kích thước lớn hơn chậu cũ.
Và nếu có diện tích đất nhiều nên trồng với mật độ mỗi cây khoảng từ 60 - 80cm, độ sâu của việc đào hố tùy thuộc vào chất đất mà bạn có thể đào phù hợp nhất. Đối với việc trồng trên đất đồi núi thì bạn nên có khoảng cách 30 - 40cm hoặc là rộng hơn.
Khi trồng cây được một thời gian thì thấy những cành cây mới chuyển dần sang dạng cành bánh tẻ, đến lúc này có thể bón thêm một ít phân NPK để cho cây phát triển hơn nữa để có thể ra nhiều cành hơn nữa và nên định vị cành cây lại để cho cành cây trở nên cứng hơn và không bị gió mạnh làm gãy cành.
2. Kỹ thuật bón phân cho cây chanh
Trước khi trồng cây phải bón lót phân chuồng, phân hữu cơ hoai mục khoảng 20 kg/hố trồng. Bón phía dưới hố, lấp ít đất và đặt cây con để trồng. Sau khi trồng, tưới nước giữ ẩm vừa phải cho cây. Có thể tưới từ 2 – 3 ngày/lần cho những tuần đầu sau trồng. Sau đó khoảng 1 tuần – 10 ngày tưới 1 lần. Luôn chú ý giữ sạch cỏ dại.
Sau đó, bón thúc cho cây chanh ở những năm đầu tiên để cho cây phát triển mạnh để cho đủ chất dinh dưỡng cho cây ra hoa và đậu quả và khi bón thúc nên bón với liều lượng 1 muỗng canh phân urea pha với bình 10 lít nước để tưới cho cây. Mỗi năm tưới 3 – 4 lần. Cây chanh dễ trồng và dễ chăm sóc, tuy nhiên muốn đạt năng suất, chất lượng cao cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng như những loại cây trồng khác.
Ngoài ra, có thể bổ sung các phân khác NPK, phân lân, kali và các loại phân vi lượng khác để cho cây có thể phát triển.
Lấy đất mặt liếp hoặc đất mương đã khô băm nhỏ rồi trộn thêm hỗn hợp phân chuồng hoai, tro trấu và phân lân, một ít thuốc trừ sâu để trị rệp sáp và tuyến trùng rễ, rồi đắp thành mô cao 5 tấc và rộng 5 tấc vuông.
Móc lỗ đặt cây xuống, mặt đất bầu bằng mặt đất mô, cắm một cây kèm để giữ cho cây mới trồng đứng thẳng không bị gió lay động gốc và giúp cho rễ non mau phát triển.
3. Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh
Sâu chích hút (như bọ xít, rầy, rệp): Dùng tay bắt giết hoặc phun Bi58 0,05-0,1%, Basa 0,2%. Sâu bùa vẽ: Phun Padan 95WP nồng độ 0,05-0,1%, hoặc dùng hỗn hợp 20ml Decis 25EC+1 lít Bi58 rồi pha loãng với nước nồng độ 0,05-0,07% để phun.
Nhện trắng gây rám quả: Phun lưu huỳnh bột 20-25kg/ha hoặc Zineb 0,3-0,5%. Nhện đỏ: Phun Polytrin 40EC nồìng độ 0,1%, Supracid 40EC 0,2%. Sâu đục thân, cành: Bắt giết xén tóc, bẻ cành chớm héo, lấy giây mây bắt sâu non.
Bệnh đốm đen, bệnh loét, ghẻ: Phun Zineb 0,5%, oxy clorua đồng 0,3-0,5%, Maneb 0,3-0,5%. Bệnh phấn trắng: Phun Topsin M nồng độ 0,075-0,1%, lưu huỳnh bột (20-30kg) trộn với (7- 10kg) vôi bột để phun cho 1ha.
4. Kỹ thuật xử lý cho hoa đậu quả
Nên chuẩn bị trước những điều cơ bản sau nếu muốn cây ra hoa sớm hơn và nhiều hoa hơn:
Hạn chế tưới nước, dừng bón phân khoảng 1 tháng. Hái bỏ hầu hết những lá nhỏ trên cây nếu có những lá nhỏ. Cắt toàn bộ chồi vượt, cành già ,cành tăm,cành nhỏ mọc trong tán cây. Làm sạch cỏ xung quanh gốc.
Cùng với đó là tạo độ thông thoáng cho gốc, cành lá dể cho ánh sáng có thể chiếu xuyên qua những cành tán.
Sau khi chuẩn bị tất cả các bước như trên, sau khoảng 1 tháng cây sẽ bắt đầu cho ra những bông hoa đầu tiên, 1 năm thì sẽ có 2 lần ra hoa là vào tháng 2-3 và tháng 11. Khi thấy cành cây bắt đầu xuất hiện những nụ bé xíu đầu tiên nên tưới đẫm nước trong từ 2-3 ngày liên tục, khi đó cây đang trong quá trình háo nước.
Khi bổ sung lượng nước đầy đủ thì hoa của cây sẽ phát triển và nở rất nhiều, nếu như gặp trời mưa thì nên dùng nilon phủ kín gốc và không cho nước mưa thấm vào đất xung quanh gốc.
Khi chanh đã đậu quả bằng đầu ngón tay, bón thêm phân NPK 16-16-8 khoảng 0,5-0,7 kg/cây để nuôi quả lớn. Những năm sau thì tăng lượng phân lên tùy theo tuổi cây và sản lượng thu hoạch. Với các tỉnh phía Nam, các công đoạn xử lý trên đây cần làm sớm hơn miền Bắc 1 tháng.
5. Kỹ thuật chăm sóc cây chanh
Với những người mới trồng chanh, nước có thể là vấn đề phức tạp. Bởi lẽ chanh là loại cây đòi hỏi phải có lượng nước tưới phù hợp, nhiều hay ít nước đều khiến quả bị rụng, thậm chí làm chết cây.
Nên kiểm tra độ ẩm của đất trước khi tưới, nếu thấy khoảng 5 cm lớp đất phía trên đã khô thì hãy tưới nước. Trong những ngày nóng và gió, cây cần được tưới nước thường xuyên hơn. Tuy nhiên, nên trồng ở nơi ít gió vì chanh không ưa gió mạnh.
Nếu trồng trong nhà, độ ẩm cần thiết để cây phát triển tốt là 50%. Thường xuyên tỉa cành giúp cây phát triển xum xuê hơn. Trong khi đó, ngắt ngọn khi thấy nhánh cây đã dài khoảng 13 cm. Tỉa cành nên thực hiện khi một mùa phát triển mới bắt đầu.
Kết nối với chúng tôi