Cây hoa dừa cạn lùn
Giống dừa cạn đứng nhưng cây mọc khá thấp từ 30-40 cm. Hiện nay loại dừa cạn lùn đang rất được săn đón tìm về trồng vì đặc điểm nhỏ gọn nhiều màu sắc phù hợp với nhiều không gian tiết kiệm diện tích.
5/ Cách trồng hoa dừa cạn
5.1 Cách trồng hoa dừa cạn bằng hạt
Chọn hạt và xử lý hạt: Mua hạt ở những nơi uy tín, như hạt giống Rạng Đông, hạt giống Hoa Việt Nam,… khi mua hạt giống về cần cho hạt vào túi vải rồi đem ngâm nước ấm 3-4 tiếng để hạt nảy mầm nhanh và đạt tỉ lệ lên tốt hơn.
Gieo hạt: Sử dụng đầu tăm tre cho từng hạt xuống khay gieo hoặc cốc gieo và tạo khoảng cách là 5-7 cm/hạt. Sau khi gieo thì phủ lên một lớp đất mỏng để giữ ẩm cho hạt. Từ 5-7 ngày sau hạt sẽ nảy mầm.
Tưới nước: Sử dụng vòi phun sương tưới đủ nước vào lúc sáng và chiều mát 2 lần/ngày.
5.2 Cách trồng dừa cạn bằng cách giâm cành
Bước 1: Lựa chọn những cành già và cắt cành có độ dài khoảng 5-6cm là tốt nhất.
Bước 2: Sử dụng kéo cắt đi ⅔ lá nhằm hạn chế thoát hơi nước trên lá cây.
Bước 3: Chuẩn bị và ngâm cành vào dung dịch hoocmôn hoặc mật ong tạo rễ để kích thích rễ ra nhanh.
Bước 4: Đặt cành giâm vào chậu sao cho 1/3 phần gốc được chôn trong hỗn hợp trồng. Đặt cành giâm dừa cạn nơi có bóng râm hoặc nơi có ánh nắng gián tiếp và tưới nước giữ ẩm trong 2-3 tuần. 1 tháng sau cành giâm sẽ ra rễ và phát triển lá non.
4/ Chuẩn bị trồng hoa dừa cạn
4.1 Thời gian trồng
Cây cho ra hoa quanh năm nhưng nở rộ nhất vào mùa hè, thích hợp trồng từ tháng 5 – tháng 9.
4.2 Đất trồng
Hoa dừa cạn ưa phát triển trên nền đất tơi xốp, thoát nước, giữ ẩm tốt và có pH 5.8-6.2. Đất gieo hạt tốt nhất nên dùng giá thể, bao gồm có cát đen + mụn xơ dừa + trấu hun tỉ lệ 1:1:1 hoặc xơ dừa + trấu hun tỉ lệ 1:1.
Khi bạn không có thời gian phối trộn thì đất sạch hữu cơ Sfarm đã được phối trộn và bổ sung dinh dưỡng chuyên dùng cho hoa chậu là một ý quyết định tuyệt vời.
4.3 Chậu trồng
Tùy loại dừa cạn để lựa chọn chậu có kích thước vừa phải như chậu treo (19x15cm), chậu nhỏ để bàn (22x15cm) hay chậu lớn (70x24x20cm),… Về chất liệu từ gốm sứ hay nhựa dẻo chịu được va đập mạnh, kiểu dáng đẹp,…. phù hợp với các bày trí trong nhà hay ngoài hiên. Chậu có lỗ phía đáy để thoát nước tốt tránh cho cây bị úng nước.
4.4 Vị trí trồng
Hoa dừa cạn chịu được gió mưa và ưa nắng nên có thể treo ban công hay để sân thượng, những nơi thoáng mát có nhiều ánh sáng thích hợp cho loại rủ. Với loại đứng còn có thể trồng trước sân nhà làm hàng rào hoa viên. Nếu sử dụng làm trang trí trong nhà thì trồng loại lùn để dễ sắp xếp và nên đem ra ngoài mỗi ngày 2 tiếng.
6/ Kỹ thuật chăm sóc hoa dừa cạn sau trồng
6.1 Tưới nước
Cây dừa cạn cần tưới đều 2 lần/ ngày hay 1 lần/ngày vào mùa mưa, sử dụng dùng bình phun chuyên dụng tưới hoặc nếu trồng số lượng lớn thì sử dụng vòi phun sương. Tránh tưới trực tiếp lên hoa mà nên tưới xuống gốc để hoa không bị dập và nếu cây đủ nước sẽ ra nhiều hoa và màu sắc đẹp.
6.2 Bón phân
Phân bón có tác dụng giúp cây khỏe mạnh, hoa lâu tàn và có màu sắc sặc sỡ. Định kỳ tử 7-10 ngày với liều lượng 0,5-1 muỗng cafe/1 lít nước phun. Bạn có thể bổ sung phân NPK 20-20-15 (5g/chậu) hoặc phân hữu cơ (100g/chậu). Thích hợp phun vào lúc sáng sớm hay chiều mát sau khi cây được tưới nước, đã khô ráo lá và không được tưới lên hoa.
7/ Cách phòng trừ sâu bệnh cho hoa dừa cạn
Phải quan sát cây thường xuyên để kịp thời phát hiện sự tấn công của sâu bệnh. Thông thường dừa cạn có thể bị sâu ăn lá thì bạn dùng tay bắt đi là được mà không cần phun thuốc.
7.1 Bệnh hại
Bệnh lở cổ rễ, chết nhánh
Phòng trừ:
+ Hạn chế chậu trồng tiếp xúc trực tiếp với đất.
+ Nên phủ bạt các luống trồng.
+ Phun luân phiên các loại thuốc phòng trừ bệnh như: Aliette 80WP, Viroral 50BTN…
( Phun luân phiên thuốc ở các thời kỳ sinh trưởng của cây).
+ Thu gom những chậu bị hại và đem tiêu hủy.
7.2 Sâu hại
– Rệp sáp
+ Chú ý phát hiện và phòng trị rệp sáp sớm nhằm hạn chế mật số lây lan diện rộng.
+ Phun luân phiên các loại thuốc bảo vệ thực vật như: Actara 25WG; confidor 200SL; Ortus 5SC…
– Sâu khoai dừa cạn
+ Sâu khoai có kích thước cơ thể rất lớn. Nếu phát triển tối đa chúng có thể to bằng ngón tay cái của người lớn.
+ Cơ thể sâu khoai màu xanh, mềm và được chia thành các đốt rõ ràng. Trên mỗi đốt có vết chấm đen. Chúng có 2 đốm tròn to trên đầu rất lớn giống đôi mắt, phân đuôi có thể có 1 gai dài.
+ Sâu khoai thường tấn công gây hại dừa cạn, đặc biệt là dừa cạn đứng. Chúng thường cắn phần đọt và lá non. Do kích thước cơ thể lớn hơn rất nhiều so với sâu thông thường nên nhu cầu thức ăn hàng ngày của sâu khoai cũng nhiều hơn so với các loại sâu khác. Vì vậy, nếu khóm dừa cạn bị sâu khoai tấn công, chỉ trong vài ngày chúng sẽ cắn trụi hết ngọn non của cây
+ Cách xử lý: Sâu khoai có kích thước lớn, dễ nhận biết. Do đó, các bạn nên thường xuyên quan sát khóm dừa cạn và bắt thủ công sâu khoai khi chúng mới xuất hiện
7.3 Biện pháp hạn chế sâu bệnh hại
– Vệ sinh vườn sạch sẽ, thông thoáng
– Thăm vườn thường xuyên để phát hiện sâu bệnh hại và có biện pháp phòng trị kịp thời.
– Nếu trồng không có giá treo nên kê gạch, hoặc trải bạc để tránh chậu hoa tiếp xúc trực tiếp với đất.
– Chú ý phát hiện và phòng trị rệp sáp sớm nhằm hạn chế mật số lây lan diện rộng
– Thu dọn cành, chậu bị hư đem tiêu hủy nguồn bệnh, côn trùng gây hại…
8/ Cách làm tạo nhiều màu cho hoa dừa cạn
Nếu thích một chậu hoa dừa cạn nhiều màu bắt mắt thì bạn chỉ việc ghép những giống hoa khác màu lên cùng một gốc ghép. Để làm được điều này, bạn cần sưu tầm và đánh dấu ghi rõ giống khi gieo riêng để thuận tiện cho việc lựa chọn màu hoa lúc ghép.
Lựa chọn những nhánh lớn cỡ như ruột bút bi, cắt bỏ đoạn ngọn dài 3-4cm để làm gốc ghép. Chọn những tược cành ghép có độ lớn tương đương với gốc ghép. Phải ghép ngay sau khi cắt cành ghép khỏi cây mẹ.
Cắt đoạn cành ghép dài khoảng 3-4 cm và bỏ lá ở gốc. Rồi dùng lưỡi dao lam thật sắt cắt vạt hai bên tạo hình nêm (vết cắt dài khoảng 1 cm). Sau đó dùng lưỡng dao chẻ đôi gốc ghép (sâu 1,5 cm).
Tại gốc chẻ đôi bạn hãy khéo léo luồn phần vạt nêm của cành ghép vào. Lấy dây nylon mềm quấn lại chỗ ghép. Các thao tác thực hiện phải thuần thục, nhanh và chính xác, tránh lặp lại nhiều lần. Sau khi làm xong, dùng túi nilon nhỏ (loại trong) trùm kín cả cành ghép và chỗ ghép để tránh nước xâm nhập và mất nước.
Chuyển cây ghép vào chỗ mát và che mưa, nắng cho cây. Khoảng 2 tuần sau, khi thấy cành ghép sống thì tháo bỏ bao nylon, 2 tuần tiếp theo, tháo dây nylon quấn quanh chỗ ghép. Cành ghép sẽ ra lá, phát triển, phân nhánh rồi ra hoa.
3/ Các giống hoa dừa cạn phổ biến
Hiện nay có 3 loại hoa dừa cạn phổ biến để các bạn lựa chọn với nhiều màu sắc khác nhau từ tím, trắng, hồng, đỏ,…. dừa cạn đứng, dừa cạn rũ và dừa cạn lùn.
Cây dừa cạn đứng
Dạng thân mọc thẳng đứng, cao từ 40-80cm, cây khá cứng cáp, dễ đổ ngã khi quá cao nên thường được trồng thành bụi ở công viên hay bồn hoa. Vì được trồng thành cả bụi nên khi cây nở hoa nhìn từ xa chỉ thấy như những ngọn lửa đầy màu sắc.
Cây dừa cạn rủ
Về hình dáng thì không khác gì so với dừa cạn dạng đứng nhưng thân lại khá mềm và phát triển dài nên thường đổ rạp xuống. Vậy nên loại dừa cạn rũ thường được trồng trong chậu treo ở ban công, tường nhà hay các quán cafe vì loại này cho ra nhiều hoa hơn.
Kết nối với chúng tôi