Chia Sẻ Kỹ Thuật Trồng Hoa Thược Dược Nở Đúng Dịp Tết

Chia Sẻ Kỹ Thuật Trồng Hoa Thược Dược Nở Đúng Dịp Tết | Cách Gieo Trồng Hoa Thược Dược Từ Hạt Giống

1. Thời vụ trồng hoa thược dược

Hoa thược dược trồng mua nào là hợp lí? 
Đối với những khu vực Sapa, Đà Lạt, Mộc Châu những nơi có thời tiết mát mẻ, có thể trồng hoa thược dược quanh năm.
Đối với vùng đồng bằng: Ta chỉ trồng hạt giống hoa thược dược vào 2 vụ Đông Xuân hoặc Thu Đông. Vì lúc này tiết trời mới thích hợp để cây phát triển.
 
2. Hạt giống hoa thược dược
Có rất nhiều loại hạt giống hoa thược dược khác nhau. Vì vậy, tùy vào nhu cầu cũng như là sở thích của mỗi người chúng ta sẽ chọn được những giống hoa thược dược phù hợp với điều kiện cũng như không gian nhà bạn.
 
3. Cách gieo hạt hoa thược dược
Cách ươm hạt hoa thược dược rất đơn giản. Trước khi ươm ta chỉ cần ngâm hạt giống khoảng 1 – 2 giờ bằng nước ấm. Sau đó vớt hạt lên cho ráo nước. 
Nếu không ta cũng có thể ươm trực tiếp hạt hoa thược dược vào đất. Sau đó phủ thêm một lớp đất mỏng và tưới phun sương nước để giữ độ ẩm cho hạt nảy mầm.
 
4. Cách trồng hoa thược dược
Cách trồng hoa thược dược từ hạt rất dễ dàng. Sau khi gieo hạt thì hạt sẽ nảy mầm chỉ khoảng (3 – 5 ngày). Trong 7 – 10 ngày tiếp theo cây sẽ cho ra lá thật. Lúc này, ta sẽ bứng cây con và trồng ra chậu mới. Cũng làm đất tương tự như ươm hạt giống.
Một trong những kỹ thuật trồng hoa thược dược quan trọng đó là thời kỳ đầu sau khi vừa trồng cây ở đất mới. Do cây chưa bén rễ và còn yếu nên bạn cần thường xuyên tưới nước đều đặn cho cây và dùng một tấm lưới để che nắng cho cây, đặc biệt là những hôm trời nắng gắt thì việc này lại càng cần thiết. 
Sau khoảng thời gian 2 tuần khi cây đã bắt đầu sinh trưởng trở lại rồi bạn có thể bỏ tấm lưới xuống và vẫn tiếp tục tưới nước phun sương đều đặn cho cây.
Sau đó khoảng 2 tuần nữa, ta tiến hành ngắt ngọn cho cây lần 1 để tạo tán, cho cây đâm trồi. Chú ý khoảng cách từ gốc đến điểm ngắt phải là 7 – 8 cm. Tiếp theo cứ thế sau 10 – 15 ngày tiếp theo ta lại ngắt ngọn lần 2 và lần 3. Sau khoảng gần 2 tháng kể từ lần ngắt ngọn cuối cây sẽ bắt đầu trổ bông. 
 
5. Chăm sóc bón phân và phòng trừ sâu bệnh hại
Chăm sóc:
Tiến hành bón phân cho cây để kích thích cây phát triển. Ta bón chủ yếu bằng các loại phân NPK. Chỉ cần lấy một lượng vừa đủ sau đó hòa cùng nước và tưới vào gốc cây. Ngoài ra, bạn có thể dùng phân đầu trâu 702, 502 để bón cho lá cây.
Phòng trừ sâu bệnh
Khi trồng thược dược ta không thể tránh khỏi tình trạng sâu bệnh hại. Một số loại sâu có thể kể tên như: nhện đỏ, sâu vẽ bùa, sâu khoang ăn lá, bọ trĩ… Các loại bệnh thường gặp là: bệnh phấn trắng, bệnh thối thân. Do vây, trong suốt quá trình trồng thược dược từ hạt, bạn phải để ý, chăm sóc kỹ cho cây, nhanh chóng phát hiện sâu bệnh để có cách phòng tránh kịp thời. Thông thường, chúng ta nên sử dụng các phương pháp sinh học, tự nhiên để diệt sâu bệnh hại cho cây như: bã, bẫy, ngắt lá…
Tuy nhiên, nếu tình trạng sâu bệnh quá nhiều, ta có thể cân nhắc dùng các loại phân bón hóa học như: Pegasus 500EC,Trigard 100SL, Anvil 5SC, Topsin M 70WP, Score 250EC, Sherpa 25EC, Ascend 20SP…
 
6. Thu hoạch
Thông thường, hạt giống hoa thược dược sẽ ra hoa sau khoảng 3 tháng gieo trồng. Đây là thời điểm chúng ta có thể bắt đầu thu hoạch cây. Nhìn những bông hoa thược dược đa sắc màu mới đẹp và bắt mắt làm sao. Chúng ta có thể đặt chậu hoa thược dược để trang trí, ngắm ở phòng khách, ban công cửa sổ hay bàn học đều được. Nếu bạn trồng hoa thược dược ở vườn, có thể trồng kết hợp với một số giống hoa khác, tạo nên sự đa dạng về giống cũng như sắc màu hơn.
 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN