Hướng dẫn cách trồng đu đủ đúng cách cho năng suất cao

 

Thời vụ trồng cây đu đủ

Đu đủ là loại cây có thể trổ hoa và đậu trái quanh năm. Tuy nhiên không phải mùa nào, đu đủ cũng có khả năng đậu trái cao và cho trái nhiều. Vì vậy để cây đu đủ có năng suất cao, chất lượng quả ra đều và đẹp cũng như hạn chế tình trạng sâu bệnh. Bà con cần trồng cây đu đủ vào mùa thích hợp.

– Thời vụ trồng đu đủ ở miền Bắc vào mùa Xuân từ tháng 2 – 4 hoặc mùa Thu vào cuối mùa mưa (Tháng 9 – 10).

– Thời vụ trồng đu đủ ở miền Trung thường vào mùa Xuân khoảng tháng 12 đến tháng 1 năm sau hoặc mùa Hè Thu vào tháng 5 – 6.

  • Đối với vùng đất thường xuyên bị lũ ảnh hướng thì nên trồng sau khi nước lũ rút.
  • Đối với vùng đất chủ động tưới tiêu thì nên trồng đu đủ vào độ tháng 7 – 8 khi bắt đầu vào mùa mưa.

Cách chọn hạt giống cây đu đủ

Địa chỉ bán hạt giống cho bạn tham khảo

https://shopee.vn/product/27317075/23902412230/

https://dailyhatgiongcaytrong.com/

 

Trong cách trồng cây đu đủ từ hạt thì chọn hạt giống đu đủ là bước quan trọng. Bởi nếu lựa chọn hạt giống tốt sẽ cho khả năng nảy mầm cao. Bạn hãy chọn những quả đu đủ chín sau đó cắt bỏ phần cuống và phần đầu quả. Bạn nên chọn hạt đen và chìm ở phần giữa quả. Tiếp theo, thả những hạt đã chọn vào nước rồi rửa sạch màn nhớt. Cuối cùng, bạn mang hạt đi hong khô rồi gieo giống. Thông thường, hạt sẽ nảy mầm sau khoảng 10 -15 ngày.

Chuẩn bị đất trồng cây

Trong kỹ thuật trồng đu đủ, bạn cần phải cày đất thật sâu, luống nên cao từ 40 -50cm so với mặt rãnh. Nếu vị trí ruộng của bạn quá thấp dễ dẫn đến tình trạng ngập úng thì phải đào các luống thật cao. Trước khi trồng đu đủ, bạn cần nhặt sạch rễ đu đủ cũng như phơi ải 1 – 2 tháng.

Khoảng cách trồng đu đủ từ 2 – 2,5m và mặt luống rộng khoảng 1,6 – 2m. Giữa mỗi luống cách nhau một hố 2m. Đồng thời, cây phải được trồng thật thẳng ở hàng dọc lẫn hàng ngang để tránh trường hợp chằng chống đổ.

Sau khi vệ sinh và đào luống, bạn cần bón phân để bổ sung chất dinh dưỡng cho đất. Bằng cách bón lót phân hữu cơ ủ hoai mục và bột vôi trộn đều với đất trong hố. Với mỗi sào đu đủ có từ 80 – 90 cây thì lượng phân hữu cơ là 1 tấn.

Cách ươm hạt đu đủ

Trước khi ươm hạt đu đủ, bạn cần tiến hành ngâm ủ hạt giống trong nước ấm trong vòng 5 giờ. Sau đó, vớt hạt ra và tiếp tục ủ vào vải cotton ẩm trong 4 – 5 ngày tiếp theo. Khi hạt bắt đầu nứt thì mang đi gieo.

Tiếp theo, bạn tiến hành làm bầu gieo hạt bằng cách sử dụng túi nilon có đục lỗ thoát nước. Trong mỗi túi đựng đất phù sa trộn với phân chuồng hoai mục theo tỷ lệ 3:1. Bạn hãy ấn nhẹ hạt giống vào giữa bầu ươm hạt. Sau đó, bạn phủ một lớp đất mịn lên trên. Lưu ý, đặt bầu ươm ở vị trí thoáng đãng, không mưa nắng và nhớ thường xuyên tưới nước để duy trì độ ẩm cho cây.

Cách trồng đu đủ

Sau khi ươm cây phát triển có 4 -5 lá thì bạn mang cây ra ruộng. Cách đặt cây đu đủ đúng là nằm nghiêng xuôi theo chiều gió thổi mạnh. Điều này sẽ giúp hạn chế bộ rễ bị sâu ăn. Đồng thời, bạn nên trồng cây đu đủ trong đất không bị nhiễm phèn. Bởi cây đu đủ không thể chịu phèn, nếu không cây sẽ mọc chậm. Bên cạnh đó, bạn cần đảm bảo đất luôn tơi xốp để thoát nước tốt.

Mật độ cây trồng cũng là yếu tố bạn cần lưu ý trong cách trồng đu đủ. Mỗi cây cách nhau 1,5 – 2m và mỗi hàng nên cách nhau 2,5 – 3m. Để tiện chăm sóc và thu hoạch thì bạn nên trồng thưa các hàng cây.

Khi mang cây non ra ruộng trồng, bạn có thể sử dụng bộ sản phẩm Kích thích ra rễ mạnh, đi chồi nhanh – AT Amino Humic 1kg. Mục đích giúp cây bung rễ mạnh, đi chồi nhanh cũng như tăng năng suất nông sản.

Khi cây đu đủ bước vào giai đoạn đậu trái non, bạn nên dùng thuốc Lớn trái nhanh, tăng độ ngọt – AT Siêu Kali 500ml. Loại thuốc này sẽ hỗ trợ trái lớn nhanh. Đồng thời tăng khả năng tổng hợp đường trong trái giúp đu đủ có vị ngọt thanh. Hơn nữa, sản phẩm này còn tăng chất lượng nông sản giúp trái chín đều, hạt chắc, vỏ mỏng cũng như tăng trọng lượng của mỗi quả.

Cách chăm sóc cây đu đủ

Với cách trồng đu đủ sai quả, các bước chăm sóc cũng rất quan trọng. Bởi công đoạn chăm sóc quyết định chất lượng của quả đu đủ.

Cách bón phân cho cây đu đủ

Từng giai đoạn cây đu đủ phát triển sẽ sử dụng loại và lượng phân bón phù hợp. Khi cây được 1 tháng tuổi, bạn hãy bón 50gr phân NPK. Bạn có thể hòa tan phân trong 10 lít nước và tưới định kì 1 lần 1 tuần.

Khi cây đạt 1 – 3 tháng tuổi thì thời gian bón phân cần thưa hơn. Định kỳ bạn nên bón phân 15 – 20 ngày 1 lần. Với mỗi cây, bạn cần bón 50 – 100gr.

Khi cây đu đủ được 3 – 7 tháng tuổi, bạn cần bón 100 – 150 gram phân NPK cho mỗi cây. Đến lúc này, bạn chỉ cần bón 1 tháng 1 lần. Lúc cây được 6 tháng tuổi, bạn có thể sử dụng kết hợp với phân bón lá định kỳ 3 – 4 tuần/ lần.

Tưới nước

Đu đủ là loại cây ưa nước nhưng bạn cũng không nên tưới quá nhiều nước. Điều này sẽ khiến cây dễ bị úng. Vì vậy, bạn chỉ cần tưới một lượng nước vừa đủ. Vào mùa mưa, bạn nên chuẩn bị công tác thoát nước tránh trường hợp cây bị úng.

Phòng trừ bệnh

Đu đủ là đối tượng mà sâu hại như rệp sáp, bọ nhảy, nhện đỏ… tấn công. Vì vậy, bạn có thể sử dụng thuốc phòng ngừa sâu… để ngăn chặn sự phát triển côn trùng trên cây.

Cách thu hoạch cây đu đủ

Bước cuối cùng trong hướng dẫn cách trồng đu đủ là thu hoạch. Thời gian sinh trưởng của cây đu đủ xanh là 7 tháng sau khi trồng. Với đu đủ chín thì thời gian thu hoạch đu đủ là 9 tháng. Thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch đu đủ chín là khi vỏ trái trở nên bóng và chóp trái hơi ửng đỏ. Bên cạnh đó, bạn nên thu hoạch cây đu đủ lúc trời nắng ráo. Chất lượng và hương vị của đu đủ sẽ ngon nhất sau khi thu hoạch vài ngày.

Trên đây là hướng dẫn cách trồng đu đủ đúng kỹ thuật. Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp cho thể giúp bạn hiểu hơn về cách trồng đu đủ cũng như cách chăm sóc cây đu đủ

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN