Bước 1: Khâu chuẩn bị:
+ Khay xốp, thùng xốp hoặc xô chậu
+ Xơ dừa ủ đã xử lý vi sinh (có thể có hoặc không)
+ Đất dinh dưỡng (đất nhiều bùn, đất thịt hoặc đất hơi ngập nước)
+ Hạt giống rau muống:
Địa chỉ bán hạt giống cho bạn tham khảo
https://shopee.vn/product/27317075/23803971983/
https://dailyhatgiongcaytrong.com/
Lưu ý khi chuẩn bị thùng xốp trồng rau nên đục một vài lỗ tròn ở dưới đáy thùng để giúp đất thoát nước, đối với rau muống ưa ẩm, không nên khoét lỗ quá lớn sẽ làm thoát nước nhanh và trôi đất. Thùng rau trồng phải được kê cao lên cách mặt đất ít nhất là 4cm.
Bước 2: Khâu chuẩn bị hạt giống
Bạn có thể gieo thẳng hạt giống rau muống vào trong thùng xốp mà không cần qua công đoạn ngâm nước vì hạt giống cũng khá dễ nảy mầm. Tuy nhiên với cách làm này thì thời gian nảy mầm lâu hơn, khả năng thành công cũng giảm đi một chút. Vì vậy để đảm bảo bạn nên ủ hạt giống để có kết quả cao nhất.
Cách ủ hạt giống: Bạn ngâm hạt rau muống trong nước ấm theo tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh trong thời gian từ 3 đến 6 tiếng. Sau đó vớt ra khỏi nước rồi tiếp tục tủ ấm trong khăn giấy ẩm từ 6 đến 10 tiếng đến khi hạt nứt nanh.
Bước 3: Chuẩn bị đất trồng
Là một loại cây ưa nước nên bạn cần chọn loại đất có khả năng giữ nước tốt. Bạn trộn hỗn hợp theo tỷ lệ 1:1 gồm đất dinh dưỡng và xơ dừa để giúp giữ nước và cung cấp đủ chất cho hạt giống. Sau đó cho đất đã trộn vào thùng xốp rồi dùng bình phun sương tưới ẩm đất.
Lưu ý: Có điều kiện nên sử dụng đất tribat loại chuyên trồng rau, hoa.
Bước 3: Tiến hành gieo hạt giống rau muống
Tiếp theo bạn tiến hành gieo hạt vào sâu dưới lớp đất từ 0.5 - 1cm rồi phủ bao ni-lông lên trên (nên đục một số lỗ nhỏ để thoát khí). Cách làm này sẽ tạo thành môi trường như trong nhà kính giúp kích thích hạt nhanh nảy mầm trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm ổn định.
Mỗi ngày 2 lần bạn tưới nước cho rau bằng bình phun sương đến khi cây nảy 2 lá mầm thì mới mang thùng cây từ nơi râm mát ra nơi có nắng. Nếu vào mùa mưa thì nên tưới nước vừa đủ để tránh bị úng nước, ngược lại vào mùa khô thì cần tưới 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát để cây không bị thiếu nước.
Bước 4: Tiến hành chăm sóc cho rau muống
Khi cây có 4 - 5 lá thì bắt đầu tỉa bớt những cây con để ăn giống như rau mầm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, chỉ để lại khoảng cách giữa các hàng và các cây cách nhau từ 10 -15 cm.
Rau muống rất dễ sống và nhanh phát triển, loại rau trồng này ít sâu bệnh nên không đòi hỏi phải chăm sóc nhiều. Chỉ cần bạn thường xuyên giữ ẩm cho đất bằng cách tưới nước thường xuyên, đặc biệt là vào mùa khô nắng.
Bước 5: Bón phân cho rau muống
Thông thường khi rau bắt đầu phát triển và có từ 3 đến 4 cặp lá thường hay bị vàng và úa lá. Khi đó bạn nên bón một chút phân vô cơ chứa hàm lượng đạm cao để bổ sung, giúp rau muống phát triển và ra nhiều lá. Phân có nhiều lân giúp cây phát triển mạnh mẽ bộ rễ. Các bước bón phân thực hiện theo bước sau:
- Bón phân lần đầu: Khi rau muống có 3 cặp lá, bạn pha từ 8 đến 10 gram Ure và 10 gram phân Super lân (khoảng 2 muỗng cafe đầy) trong 4 lít nước sau đó tưới đều lên rau vào chiều mát. Sáng ngày hôm sau bạn tưới lại bằng nước sạch.
- Sau lần bón phân đầu bạn tiếp tục phun luân phiên phân bón lá chứa các vitamin như B1, phân bón lá ra rễ mầm chồi, rong biển atonik,... để giúp rau muống tăng sức đề kháng, không bị sâu bệnh.
- Khi rau muống cao khoảng 30cm, bạn có thể cắt ngọn phía trên để ăn, để lại 3cm phần gốc để nuôi tiếp lứa rau sau.
- Bón phân lần thứ 2 sau khi thu hoạch: Lần bón phân tiếp theo được tiến hành cách lần bón đầu từ 10 đến 15 ngày. Bạn pha từ 8 -10 gram phân NPK hoặc phân DAP trong 4 lít nước. Sau đó tưới lên thân, lá, gốc rau muống vào lúc chiều mát, sáng hôm sau bạn cũng tưới xả lại bằng nước sạch.
Bước 6: Phòng trừ sâu bệnh:
Rau muống tre thường bị các loại sâu xanh tấn công. Tuy nhiên nếu vệ sinh sạch sẽ ngay từ đầu sẽ không lo sâu bệnh tấn công. Cần để mắt thường xuyên, nếu phát hiện sâu bệnh sẽ áp dụng các biện pháp trừ sâu.
Bước 7: Thu hoạch rau muống
* Thời gian thu hoạch lần 1: Sau khoảng 30-35 ngày từ khi gieo bạn có thể thu hoạch rau muống đợt đầu tiên. Hoặc chỉ cần quan sát thấy rau cao khoảng 35 đến 40cm là có thể cắt được.
Sau lần thu hoạch đầu tiên, bạn cắt ngang gốc rau muống nhưng chừa lại khoảng 2 đến 3cm gốc rau. Sau đó bạn cần để rau tự nhú mầm trong 2 đến 3 ngày rồi cho thêm hỗn hợp đất lên mặt thùng xốp với độ dày từ 1 - 2 cm. Sau 7 - 10 ngày, bạn tiến hành phun thêm phân bón lá ra rễ mầm chồi kích thích rau ra lá mới. Tiếp theo bạn bón phân như bước 4.
* Thời gian thu hoạch lần 2: Sau đợt cắt đầu tiên bạn bón thêm phân cho rau, sau 20 đến 25 ngày là có thể thu hoạch lần thứ 2. Nếu rau được chăm sóc đầy đủ dinh dưỡng thì có thể thu hoạch được 5 đến 6 đợt.
Lưu ý: Khi thu hoạch rau bạn nên dùng tay để ngắt chứ không nên dùng kéo dao vì khi dùng dao, rau sẽ lâu mọc lại hơn.
Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau muốn lá tre ngoài ruộng, vườn
1. Thời vụ: Có thể trồng quanh năm, mùa nắng cần có đủ nước tưới, mùa mưa nên lên luống cao, thoát nước tốt.
2. Giống: Nên sử dụng các giống có năng suất cao, chất lượng tốt.
3. Lên luống: Nên lên luống rộng 1 - 1,2m, luống dài 10 - 20m, cao 15 - 20cm trong mùa nắng và trong mùa mưa cần lên luống cao hơn khoảng 25 - 30cm để thoát nước tốt không bị úng rễ.
4. Gieo sạ: Có thể gieo hạt giống trực tiếp hoặc xử lý hạt trước khi gieo. Bạn ngâm hạt rau muống trong nước ấm theo tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh trong thời gian từ 3 đến 6 tiếng. Sau đó vớt ra khỏi nước rồi tiếp tục tủ ấm trong khăn giấy ẩm từ 6 đến 10 tiếng đến khi hạt nứt nanh. Lượng hạt giống cần khoảng 25 - 30kg / 1.000m2 để gieo sạ hoặc gieo theo hàng.
5. Xử lý đất trước khi gieo: Đất trước khi gieo nên bón vôi khoảng 30kg / 1.000m2, vài ngày sau bót lót phân hóa học và phân hữu cơ, rải rơm hoặc cỏ mục trên luống khoảng 1 tấn sau đó sử dụng chế phẩm Tricoderma (1kg / 1.000m2) tưới đều trên mặt liếp trước khi gieo hạt và rải 1kg Basudin 10H / 1.000m2 xung quanh bìa liếp để hạn chế kiến, sâu đất làm hại cây con. Sau khi gieo hạt, nên phủ lớp rơm mỏng hoặc đậy lưới ni lon để tránh nước mưa hoặc nước tưới làm văng hạt rau, đồng thời hạn chế cỏ dại và đất cát bắn lên lá.
6. Bón phân và chăm sóc: Lượng phân bón tính trên 1.000m2
- Bón lót: sau khi bón vôi khoảng 5 - 7 ngày thì tiến hành bón lót, bón 1 tấn phân hữu cơ ủ với nấm Tricoderma + 20kg phân 16-16-8. Trước và sau khi bón lót cần tưới nước cho đất ẩm, sau đó đậy màng phủ lại.
- Bón thúc:
- 7 ngày sau khi gieo tưới 1kg Urea, liều lượng 20 - 30g / 20 lít nước.
- 14 ngày sau khi gieo rải 1kg Urea + 10 kg 16-16-8.
- 20 ngày sau khi gieo tưới 0,5 lít phân cá.
- 26 ngày sau khi gieo tưới 0,5 lít phân cá.
7. Phòng trị một số loại địch hại phổ biến
- Bọ nhảy, sâu tơ, sâu đục đọt, sâu ăn tạp: thường gây hại ở giai đoạn cây còn nhỏ (cây mới có 2 - 3 lá thật). Chúng ta có thể sử dụng một số loại thuốc sinh học sau để phòng trị như: Jiabat 15 WDG, Biocin 16 WP, Dipel 6.4 WP, Aztron, Xentari 35. Nên sử dụng luân phiên các thuốc trên để việc phòng trừ đạt hiệu quả cao.
- Bệnh rỉ trắng (do nấm Albugo Ipomoea) gây ra, là bệnh rất phổ biến và xuất hiện nhiều trong mùa mưa. Để phòng bệnh này cần lên liếp cao để thoát nước tốt trong mùa mưa, có thể sử dụng các loại thuốc để phòng trị như: Score 250 EC; Dithane 80WP; Zoom 50SC; Ridomil MZ 72WP.
Chú ý: Để đảm bảo thời gian cách ly an toàn, khoảng 1 tuần trước khi thu hoạch rau, tuyệt đối không nên sử dụng phân và thuốc hóa học cho rau trồng.
8. Thu hoạch:
Thời gian thu hoạch lần 1: Sau khoảng 30-35 ngày từ khi gieo bạn có thể thu hoạch rau muống đợt đầu tiên. Hoặc chỉ cần quan sát thấy rau cao khoảng 35 đến 40cm là có thể cắt được. Khi thu hoạch cắt rau, chừa lại gốc khoảng 2 – 3 cm để cây mọc lứa mới.
Sau khoảng 1 tuần thì cây sẽ tiếp tục nhú mầm non. Lúc này bạn pha lượng đạm, lân và urê với nước loãng rồi tưới cho rau để kích thích rau ra rễ và mau mọc lá mới. Thời gian thu hoạch lần 2 là sau khi thu hoạch lần 1 và bón phân bổ sung khoảng 20 – 25 ngày. Nếu rau được chăm sóc đầy đủ dinh dưỡng thì có thể thu hoạch được 5 đến 6 đợt.
Kết nối với chúng tôi