Kỹ thuật trồng cà pháo ngoài ruộng đạt năng suất cao 2023

 

1. Thời vụ gieo trồng cà pháo

- Đối với cây cà pháo bạn có thể gieo trồng. Tuy nhiên để cây năng suất cao thì bạn nên trồng 2 vụ chính. Đó là Vụ sớm gieo hạt vào khoảng tháng 7 đến tháng 8, thu hoạch vào tháng 11 - 12 và vụ chính gieo hạt vào khoảng tháng 11 đến tháng 12, thu hoạch quả vào khoảng tháng 3 đến tháng 5. Thời gian từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch khoảng 55 - 65 ngày và thu hoạch được nhiều lần.

Địa chỉ bán hạt giống cho bạn tham khảo

https://shopee.vn/h%E1%BA%A1t-gi%E1%BB%91ng-c%C3%A0-ph%C3%A1o-xanh-s%E1%BB%8Dc-th%C3%A1i-lan-nh%E1%BA%ADp-kh%E1%BA%A9u-i.27317075.15295308658?sp_atk=48572c0f-a20f-472c-8fa1-89f433d5844f&xptdk=48572c0f-a20f-472c-8fa1-89f433d5844f

https://dailyhatgiongcaytrong.com/

 

2. Kỹ thuật ươm hạt giống cà pháo

- Làm đất ươm hạt giống: Đất ươm là đất tơi xốp, giàu mùn, giàu dinh dưỡng, có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt, cày bừa thật nhỏ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống bằng phẳng rộng khoảng 1m, cao 20 - 25cm, dùng phân chuồng hoai mục trộn đều trên mặt luống khoảng 3 - 4 kg/m2.

- Do hạt giống cà pháo là loại hạt có vỏ dày và cứng, chính vì thế để hạt có thể nảy mầm tốt thì bạn nên đem gieo hạt trong nước (nước nóng 54 °C trong 10 phút hoặc nước thường trong 20 – 30 giờ), sau đó vớt ra để cho se hạt rồi đem gieo. Lượng hạt giống gieo khoảng 2g/m2.

- Rắc hạt đều trên mặt luống, sau khi gieo xong thì phủ một lớp rơm rạ mục hoặc rải một lớp trấu mỏng lên mặt luống (Bạn cũng có thể phủ một lớp đất mỏng 1cm), tiến hành giữ ẩm cho luống ươm.

- Sau khoảng 5 - 7 ngày thì hạt giống bắt đầu nảy mầm, khi cây mọc được 1 - 2 lá thì thấy cây mọc quá dày nên tỉa bớt chỉ để lại khoảng cách 5 - 6cm/cây. Trong giai đoạn này bạn cũng tiến hành tỉa bớt những cây yếu, bị sâu bệnh để đảm bảo tiêu chuẩn cây giống. Tưới nước phân chuồng nồng độ 10% cho cây khỏe mạnh hơn, sau đó dùng nước sạch tưới rửa để tránh cháy lá cây con. Luôn luôn giữ ẩm để cây con phát triển tốt nhất.

- Khi cây con được khoảng 5 - 6 lá (Sau khoảng 30 - 35 ngày trồng thì bạn tiến hành nhổ cây trồng ra luống trồng. Trước khi nhổ cây con đem trồng thì bạn không nên tưới nước cho cây trong khoảng 5 - 7, chỉ khi nhổ cây trước khoảng 4 - 5 giờ thì bạn nên tưới ẩm để khi nhổ cây không bị đứt rễ và chóng bén.

 

3. Đất trồng và bón lót phân

- Cây cà pháo phát triển tốt trên các loại đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa, các loại đất thoát nước tốt. Không nên trồng liên tục nhiều vụ cà pháo trên cùng một chân đất và trên đất trồng các loại cây cùng họ như ớt, cà chua, thuốc lá,... nên luân canh với cây trồng thuộc họ khác.

- Đất trồng cần được cày ải, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại. Trước khi bừa lượt cuối dùng vôi bột (khoảng 30kg/sào) rắc đều trên mặt ruộng để xử lý đất. Tiến hành lên luống rộng khoảng 1 - 1,2m, cao 20 - 25cm, rãnh rộng 25 – 30cm, khoảng cách trồng 60 x 80cm, bổ hốc sâu 15 - 18cm, tiến hành bón phân lót vào hốc, mật độ trồng khoảng 1.800 – 2.000 cây/sào.

- Tiến hành bón lót phân vào hốc trồng cây, lượng phân cho 1 sào bắc bộ gồm phân chuồng hoai mục 300kg + phân lân 50kg, trộn đều cho vào các hốc, phủ một lớp đất lên trên để tránh rễ chạm trực tiếp vào phân.

 

4. Kỹ thuật chăm sóc cà pháo

a) Tưới nước cho cà pháo

- Sau khi trồng cần tưới nước đủ ẩm, độ ẩm đất thích hợp nhất cho cây trong suốt thời gian sinh trưởng là 80%. Nước phân hữu cơ cần được ủ trước khi đem tưới. Nếu trời nắng tưới ngày một lần, trời râm mát 3-4 ngày tưới một lần. Lúc cà có quả non thì tưới nhiều hơn.

- Thời kỳ đầu khi cây con mới trồng cần thường xuyên xới đất để đất không đóng váng, tăng độ ẩm cho đất, giúp cho bộ rễ phát triển và cây lớn nhanh. Nhất là sau khi trồng cây con 1 tháng thì vun gốc để thúc cho bộ rễ phát triển, tăng cường sức giữ nước, giữ màu của đất, chống đổ ngã cho cây.

b) Tỉa cành cà pháo

- Cây cà sau khi mọc được 7-9 lá là bắt đầu có quả. Lúc đó những nhánh dưới chùm hoa thứ nhất cần tỉa bỏ hết đi. Thường những nhánh này phát triển yếu, hoa quả hình thành chậm. Các cành này thường mọc thẳng đứng làm cho bên trong tán cây rậm rạp, thiếu ánh sáng, tán cây không thông thoáng, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển nhiều. Cần tỉa nhanh kịp thời, chỉ để lại một nhánh gần chùm quả thứ nhất, các nhánh khác cần được tỉa bỏ. Từ thời kỳ giữa đến cuối thời gian sinh trưởng của cây cà mọc thêm nhiều lá ở phía dưới làm cho cây không thông gió và thiếu ánh sáng. Vì vậy, cần tỉa lá kịp thời để thúc mọc thêm nhiều quả.

c) Làm giàn cà pháo

- Đóng cọc tre cao 50-70 dọc theo tâm luống, khoảng cách giữa các cọc là 3m. Sau đó dùng dây kẽm hoặc dây mũ kéo thành 2 hàng dọc theo tâm luống, mục đích là để chống đổ ngã cây cà khi mưa nhiều và gió to.

d) Bón phân cho cà pháo

- Thời kỳ thứ nhất: Bón ngay sau khi trồng cây con khoảng 7 - 10 ngày, bón nước phân hữu cơ pha loãng với nồng độ 20-30%. Cách 5 - 7 ngày bón một lượt. Sau khi trồng cây con được 1 tháng, tiến hành bón phân hữu cơ vào gốc kết hợp với vun gốc cho cây.

- Thời kỳ thứ hai: Bón vào lúc cây có nụ đến khi có quả (Khoảng 35 - 40 ngày trồng). Đợt này không nên bón nhiều để hạn chế cây mọc vống, rụng hoa, rụng quả. Nếu đất xấu, cây phát triển kém, có thể bón 1-2 lần.

- Bón thúc đợt ba: Vào thời kỳ từ sau khi cây có quả đến lúc thu hoạch (khoảng 50 - 60 ngày). Thời kỳ này cần bón nhiều phân, cách 4-7 ngày bón một lượt. Tưới nước phân hữu cơ pha loãng với nồng độ 30-50%, thúc cho cây tiếp tục ra hoa kết quả.

- Bón thúc đợt bốn: Bón vào lúc thu hoạch rộ trở đi. Sau mỗi lần thu hoạch bón một lượt phân để giữ cho cây có hoa liên tục đảm bảo năng suất về cuối. Bón thêm 5kg urê, 10 kg NPK cho cà sai quả và có thể thu được nhiều lứa. Chú ý kết hợp làm cỏ, vun gốc cho cà vào các đợt bón thúc.

e) Phòng trừ sâu bệnh hại cà pháo

- Bệnh lở cổ rễ: Do nấm Rhizo solani kuhn gây ra. Nấm này gây bệnh cho cây con lúc ươm và cây nhỏ khi mới trồng. Triệu chứng của bệnh là đoạn thân gần gốc teo thắt lại, có màu đen. Toàn bộ hệ thống mạch dẫn, mô vi sinh, vỏ cây bị thối và cây bị gãy đổ ngay thân rồi chết. Trên mặt vết bệnh có các sợi nấm màu nâu sẫm, phân nhánh thẳng góc. Sợi nấm có vách ngăn, có thể tìm thấy các hạch nhỏ trên đám sợi nấm. Hạch có kích thước nhỏ, màu nâu, hình dạng bất kỳ. Hạch rơi vào đất và tồn tại trong đất. Từ các hạch này, nấm tồn tại và có khả năng gây bệnh cho cây qua nhiều năm.

Cách phòng trừ: Luân canh cà với các cây trồng khác. Vệ sinh đất, không để đất ươm cây con quá ẩm. Khi bệnh xuất hiện nhiều, dùng thuốc Validacin để phun.

- Bệnh chết xanh: Do vi khuẩn Pseudomonas malvacearum gây ra. Vi khuẩn này làm cho cây hoặc bộ phận cây bị chết nhưng vẫn giữ màu xanh.Vi khuẩn gây bệnh làm huỷ hoại, tắc nghẽn các mạch dẫn trong cây. Cũng có trường hợp vi khuẩn làm bộ rễ cây bị thối không hút được nước, cây bị héo và chết. Vì vậy, cần thâm canh, bón phân đầy đủ cho cây. Kịp thời phát hiện và loại bỏ những cây bị bệnh.

- Bệnh đốm nâu: Do nấm cladosporium fulvum cke gây ra. Vết bệnh xuất hiện trên lá, ban đầu có màu nâu, cuối cùng chuyển sang màu đen. Bệnh lan dần ra toàn mặt lá làm cho lá khô và rụng.Bệnh ban đầu xuất hiện ở các lá thấp, sau lan dần lên các lá trên. Bệnh phát triển mạnh khi cây ra hoa, hình thành quả và cao nhất lúc quả chín. Cây bị bệnh này có thể chết.Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện ẩm. Nguồn lây lan bệnh chủ yếu là tàn dư cây bị bệnh.Phòng trừ: thu dọn tàn dư cây sau mỗi vụ thu hoạch. Luân canh cà với các loại cây khác. Kịp thời tỉa cành, tỉa lá, bấm ngọn. Dùng các loại thuốc Boocđô, zineb, benlat để phun khi bệnh xuất hiện nhiều.

+ Sâu hại: Chú ý kiểm tra sâu bệnh thường xuyên để có biện pháp phòng trị kịp thời. Các đối tượng gây hại chính là sâu xám, sâu ăn lá, bọ rùa 28 chấm, nhện đỏ, rệp... Dùng các loại thuốc trừ sâu như Ofatox, Dipterex, Regent... để phun trừ.

f) Thu hoạch cà pháo

Thu hoạch sau 55 - 65 ngày trồng, thu hái khi quả đã lớn đẫy, căng đều, vỏ màu xanh bóng. Cách 2-3 ngày thu hoạch một lần. Không nên để cà quá già làm cho quả bị giảm phẩm chất và cây bị kiệt quệ, ảnh hưởng đến các đợt quả sau.

 

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN