Kỹ thuật trồng dưa hấu cho quả to, vị ngọt lịm tại nhà 2023

 

Dưa hấu là trái cây vừa giúp giải nhiệt lại chứa rất nhiều dinh dưỡng như lycopen, vitamin A, vitamin C… Ngoài ra, loại quả này còn có tác dụng dưỡng da, bổ mắt, giảm đau nhức cơ bắp, giúp xương chắc khỏe, tăng cướng sức đề kháng, giảm nguy cơ ung thư…

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và hạt giống


 

Dụng cụ trồng

 

Bạn có thể tận dụng bao nion, bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng dưa hấu. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

 

Đất trồng

 

Dưa hấu ưa phát triển ở các loại đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Nơi đặt chậu ươm cây mầm cần có ánh sáng và không được đọng nước bên dưới. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 - 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

 

Hạt giống

 

Dưa hấu có nhiều giống khác nhau như trái tròn, trái dài, trái nhỏ, trái lớn; vỏ trái xanh đậm, xanh nhạt, vàng, sọc hoa văn; thịt quả có màu đỏ tươi, đỏ đậm, màu vàng, màu cam; có giống không hạt và giống có hạt… Bạn có thể lựa chọn giống tùy thuộc vào sở thích và điều kiện.

 

Hạt giống dưa hấu bạn nên tìm mua loại giống cao sản ở các cửa hàng bán đồ nông sản uy tín.

 

Địa chỉ bán hạt giống cho bạn tham khảo

 

https://shopee.vn/product/27317075/16584912888/

 

https://dailyhatgiongcaytrong.com/

 

 

2. Trồng dưa hấu

 

Nếu muốn hạt nẩy mầm nhanh, bạn có thể ủ chúng trước khi gieo. Phơi hạt giống dưa ngoài nắng nhẹ vài giờ, rồi ngâm hột trong nước ấm pha tỉ lệ 2 sôi + 3 lạnh khoảng 2 - 3 giờ. Rửa sạch nhớt, dùng vải gói hạt đem vùi trong tro trấu hoặc rơm rạ, nơi có ánh nắng đầy đủ, tưới nước giữ ẩm thường xuyên, sau 36 - 48 giờ hạt sẽ nhú mầm.

 

Lúc đó, đem hạt gieo trực tiếp vào chậu trồng hoặc bầu đất. Tuy nhiên tốt hơn là ươm hạt giống trong ly nhỏ, sau 7 - 10 ngày chuyển cây con vào chậu trồng, cây sẽ khỏe và sinh trưởng mạnh.

 

Khi chuyển cây con từ bầu ươm ra ngoài trồng, cần phải nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương bộ rễ. Đào hốc sâu 5 - 7cm, rộng 10cm, bón phân lót, đất mịn, lớp tro trấu và trồng cây non.

 

Khoảng 10 ngày đầu tiên, che nắng cho cây con và tưới nước bằng vòi phun nhẹ vào sáng sớm hoặc chiều mát.

 

3. Chăm sóc

 

Khoảng 2 tuần sau khi trồng, do bộ rễ còn nhỏ, bạn cần tưới nước đều khắp mặt đất trồng dưa bằng vòi hoa sen. Dưa hấu cần tưới nước 2 lần/ngày.

 

Khoảng 25 ngày sau khi trồng cây, tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân dê, phân bò, phân trùn quế. Đợt tiếp theo bón sau đó 25 ngày. Mỗi đợt bón phân kết hợp nhổ cỏ và vun xới cho cây.

 

Sau khi gieo trồng khoảng 1 tháng, dưa hấu sẽ leo giàn, bạn có thể dùng lưới để giúp cây leo lên.

 

Khi dưa bò có lóng, dùng đất lấp 2 mắt dưa để rễ hấp thu nhanh các chất dinh dưỡng. Làm giá đỡ cho dây dưa leo, khi dưa leo đến đâu nên ghim giữ cây đến đó, tránh để cây bị lung lây do gió hoặc do quá trình chăm sóc sẽ dễ nhiễm các bệnh lỡ cổ rễ, chạy dây.

 

Tỉa nhánh: Trên mỗi dây dưa chỉ để 1 dây chính và 2 dây chèo. Tỉa bỏ sớm các dây nhánh khác.

 

Thụ phấn: Khi cây vươn dài khoảng 60 - 90cm thì bắt đầu trổ hoa. Dùng hoa đực úp vào nuốm của hoa cái để bảo đảm chắc chắn cho sự thụ phấn. Vì trái rất nặng nên khi trái đạt đường kính khoảng 10cm, bạn nên làm giá đỡ để tránh gãy cành.

 

4. Thu hoạch

 

Vòng đời của dưa hấu từ khi trồng đến khi quả chính thu hoạch là 60 - 70 ngày tùy loại giống. Chọn những quả to, già nhất thu hoạch trước. Trong quá trình quả phát triển thỉnh thoảng trở bề để quả đẹp và màu vỏ quả xanh đều.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN