CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH PHỒNG LÁ Ở CÂY CHÈ
1. Triệu chứng bệnh phồng lá ở cây chè
Bệnh hại búp lá non, lá non là chủ yếu, có khi hại cả lá bánh tẻ và quả non. Vết bệnh lúc đầu là môt điểm nhỏ như mũi kim, màu xanh trong giọt dầu hoặc màu xanh vàng. Sau đó vết bệnh to dần và lõm xuống ở mặt trên lá, còn mặt dưới lá vết bệnh phồng lên như mụm bỏng. chuyển sang màu nâu hoặc màu tím đen. Ở mặt dưới lá trên vết phồng bao phủ một lớp nấm mịm màu xám tro hoặc màu trắng hồng. Cuối cùng mô bệnh rách nát, khô hoặc thối ướt tùy thuộc vào thời tiết khô hanh hay mưa ẩm. Vết bệnh thường có đường kính từ 2-10mm nằm riêng resxhoawcj liên hợp lại ở rìa và đầu chóp lá. Vết phồng nát vụn, làm lá khô cháy, dễ rụng. Khi vết bệnh ở trên gân chính làm phiến lá nhăn nhúm, dị hình.
Trên quả non và cọng non vết bệnh ít thể hiện nốt phồng rõ rệt mà có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục dài, hơi lõm, lúc đầu có màu trắng hồng sau có màu nâu đen.
2. Nguyên nhân gây bệnh phồng lá
Để phòng và chữa trị bệnh phồng lá trên cây chè, trước hết các bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh phồng lá này - hiện tượng phồng lá ở chè do nấm Exobasidium vexans Massee thuộc lớp nấm đảm
Bệnh phồng lá chè phát sinh trong thời kỳ nhiệt độ ôn hoà 15-20 o C, ẩm độ cao 90% trở lên và nhất là có sương mù hoặc mưa phùn kéo dài từ 15 ngày trở lên. Vào mùa xuân bệnh thường phát triển từ cuối tháng 2 đến đâu tháng 5, mùa thu vào cuối tháng 9 đên cuối tháng 10. Khi nhiệt độ không khí từ 25 o C trở lên, nắng nhiều, khô nấm gây bện này không phát triển được.
Những nương chè trồng ở vùng cao 600-700 mét so với mặt biển bệnh phát sinh gây hại nhiều hơn
Những nương chè quản lý không tốt, cỏ dại nhiều, khuất gió và nhiều cây che bóng bệnh phát sinh và gây hại nhiều hơn.
Bệnh cũng phát sinh gây hại nhiều hơn ở những nương chè bón nhiều phân đạm và nương chè trồng bằng các giống chè có bản lá to.
3. Biện pháp phòng trừ bệnh phồng lá ở chè
Thường xuyên làm cỏ và vệ sinh vườn chè, không đốn tỉa quá sớm vì cành non rất dễ nhiễm bệnh.
Thiết kế vườn chè với mật độ cây hợp lý giúp vườn chè thông thoáng và hạn chế ẩm độ trong vườn. Nếu cây che bóng quá rợp có thể giảm bớt bóng rợp.
Bón phân cân đối, tránh sử dụng quá nhiều đạm, bón phân tùy theo tuổi chè và chất đất. Bón phân có hàm lượng kali cao, đạm thấp.
Khi bệnh xuất hiện tiến hành tỉa các lá và búp chè bị bệnh, hạn chế sự lây lan. Đốt tất cả các tàn dư cây bệnh
Trong thời gian bệnh phồng lá phát triển gây hại người làm chè cần tăng cường kiểm tra nương chè của mình, theo dõi dự báo thời tiết, nếu thấy bệnh đã phát triển nhiều và thời tiết còn thuận lợi cho bệnh phát triển cần chú ý hái hết các búp, lá có vết bệnh. và sau khi hái dùng thuốc trừ bệnh
Kết nối với chúng tôi