Cách trồng dưa lưới trong thùng xốp cho quả "ngọt lịm | Hướng dẫn gieo trồng dưa lưới đúng kỹ thuật
Bước 1: Ươm hạt giống
Sau khi chọn lọc, hạt dưa cần được ngâm nước ấm trong khoảng 4- 5 tiếng và ủ tiếp tục bằng vải ẩm cho đến khi hạt giống bắt đầu có hiện tượng tách mầm.
Đặt hạt dưa đã được ủ vào bầu đất để ươm mầm, sau khi vùi hạt xuống, phủ đất lên phía trên và tưới nước để tạo độ ẩm. Bầu ươm nên đặt ở những nơi thoáng mát, lưu ý tránh ánh sáng mặt trời chiếu thẳng trực tiếp.
Trong thời gian 2- 3 ngày, hạt giống dưa sẽ tách mầm, lúc này cây cần tưới nước, tuy nhiên cũng không nên tưới liên tục trong ngày để tránh làm úng hạt. Hạt giống sau 7- 10 ngày sẽ phát triển thành cây non, có rễ và cho ra lá thật.
Bước 2: Gieo cây con
Trước khi chuyển cây con từ bầu ươm sang khu vực đất trồng, bạn cần đào những hố nhỏ, sau đó tháo bầu ươm để chuyển cây sang vị trí mới.
Một số lưu ý quan trọng cho những người trồng dưa đó chính là nên chọn gieo cây non vào buổi chiều sau 17h, khi nắng đã tắt và khi tách bầu ươm cần làm nhẹ nhàng để không làm đứt phần rễ cây.
Vùi kín cây non vào hố đất, lấp đầy đất, nén chặt xung quanh gốc và tưới đẫm nước dưới gốc để cấp ẩm. Đặt cây non vào nơi có bóng râm để tránh ánh nắng mặt trời trong tuần đầu tiên.
Bước 3. Quá trình chăm sóc dưa lưới
Do đặc tính dễ trồng nên quá trình chăm sóc dưa lưới từ khi ươm hạt đến khi thu hoạch không tốn quá nhiều thời gian. Tuy nhiên, người trồng cũng cần tiến hành đầy đủ những công đoạn chăm sóc để đảm bảo điều kiện cho cây phát triển.
- Tưới nước
Lượng nước tưới cho cây cần phải duy trì đều đặn trong các thời kỳ. Khi cây ra 3- 4 lá, mỗi ngày bạn cần tưới ít nhất 0,7 lít cho các cây con. Đối với thời tiết mùa hè, nước cần được cấp thường xuyên, khoảng 2 lần/ngày.
- Bón phân
Phân bón phải được trộn theo tỉ lệ và phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng. Khi cây mới ra lá, bạn nên dùng đạm hòa với nước để tưới cách ngày cho thân cây vươn dài, cành ra nhiều lá.
Khi cây bắt đầu ra nụ non, người trồng trộn hỗn hợp gồm 3 đạm: 1 lần: 2 kali, hòa cùng 7- 8 lít nước cho cây có thêm dinh dưỡng. Nếu cây đã kết quả, bạn có thể dùng thêm phân lân để hỗ trợ cho quả nhanh lớn.
- làm giàn leo
Giàn leo sẽ cần thiết khi cây ra 5- 6 lá, giàn càng rộng thì cây dưa sẽ càng phát triển khỏe mạnh và đậu nhiều quả hơn. Cách làm giàn đơn giản nhất là sử dụng các thanh gỗ hoặc thanh cọc tre đóng lại, ngoài ra, giàn sắt cũng được sử dụng phổ biến và có thể tận dụng cho nhiều vụ gieo trồng hơn.
- Thụ phấn hoa
Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc, nếu cây lâu ra quả thì bạn có thể áp dụng các phương pháp thụ phấn nhân tạo để tăng tỉ lệ đậu quả.
Khi thụ phấn, chọn những bông hoa to, đẹp, không bị sâu bệnh để quả lai sẽ có ưu thế về chất lượng, to và tròn hơn. Thời gian tốt nhất để thụ phấn là khoảng 7- 8h sáng.
- Ngắt ngọn
Dưa lưới khi đậu quả sẽ có số lượng quả lớn trên cành, để tập trung chất dinh dưỡng và nuôi quả thì bạn nên ngắt bớt những nhánh phụ và ngọn mới. Trung bình một quả dưa chỉ nên có 25 lá xung quanh.
- Sau khoảng 3 tháng kể từ khi bắt đầu ươm hạt giống, quả dưa sẽ bắt đầu tăng kích thước, chín quả và có thể thu hoạch.
Dưa lưới đã đạt đến quá trình thu hoạch
Để có thể nhận biết dưa chín, người trồng có thể quan sát kết cấu lớp lưới dày và xù xì trên bề mặt quả, vỏ dưa có màu vàng trắng, mùi thơm rõ và kiểm tra phần đầu cuống, nếu cuống dưa hơi lõm xuống thì trái dưa đã chín để thu hoạch.
Kết nối với chúng tôi