Hướng dẫn Cách trồng đậu cô ve lùn ngoài ruộng, vườn đạt năng suất cao

 

Thời vụ trồng đậu cô ve lùn

– Đậu có thể trồng được quanh năm. Vụ Đông Xuân gieo vào tháng 11, 12 dương lịch. Vụ Hè Thu gieo vào tháng 5, 6 dương lịch.

– Vụ trồng tháng 12, 1 dương lịch thường bị ruồi đục lá (sâu vẽ bùa) gây hại nặng, vụ tháng 7, 9 có sâu đục thân phát triển.

Xử lý hạt giống

Địa chỉ bán hạt giống cho bạn tham khảo

https://shopee.vn/product/27317075/23457902399/

https://dailyhatgiongcaytrong.com/

 

- Trước khi gieo đem hạt phơi một nắng nhẹ và ngâm trong nước sạch 15 phút ( mùa nắng), mùa mưa không cần ngâm khi hạt hút no nước sẽ chìm xuống lúc này rửa sạch, trộn đều với cát ấm để ủ hoặc gói vào túi vải ở nhiệt độ 28 - 300C hạt sẽ nứt nanh đem gieo là tốt nhất.

Gieo 2 -3 hạt/ hốc. Trước khi gieo nên tưới đất trước và sau khi gieo chỉ tưới ít để hạt nẫy mầm, tránh tưới quá nhiều, hạt hút nước nhanh làm rách vỏ hạt, hạt không mọc được.

Cách làm đất trồng

Có thể trồng được trên nhiều loại đất, nhưng ở các loại đất giữ ẩm tốt cho năng suất cao và bền cây. Độ pH thích hợp 6-6,5, nếu đất chua dưới 5 cần phải bón thêm vôi khi làm đất. Đất được cày bừa kỹ, lên luống cao 25-30cm, rãnh luống rộng 30cm, mặt luống rộng 70cm, trên mặt luống trồng 2 hàng với mật độ, khoảng cách hợp lý là vụ Thu Đông: 60 cm x 15 cm; vụ Đông Xuân và Xuân Hè: 60 cm x 20 cm hoặc 60 cm x 30 cm x 2 cây. Mỗi hốc gieo 2-3 hạt để khi mọc thì nhổ tỉa chỉ giữ lại 2 cây mọc khoẻ.

Cách chăm sóc

Khi đậu đã mọc đều, kiểm tra để dặm lại những cây mất khoảng nhằm đảm bảo mật độ. Tưới đủ nước cho đậu vào các thời kỳ cây ra hoa và nuôi quả lớn.

Chú ý: Chỉ nên tháo nước vào rãnh cho ngấm dần rồi rút hết nước đi, tránh để cây bị úng ngập.

Thường xuyên xới xáo, vun gốc, hái bớt lá già ở gốc cho vườn thông thoáng hạn chế được sâu bệnh.

Bón phân, phủ bạt nilon và gieo hạt:

Lượng phân bón thích hợp cho 1ha là 20 tấn phân chuồng + 100 kg N + 80 kg P2O5 + 100 kg K2O. Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân trước khi gieo hạt bằng cách trộn đều rồi bỏ vào các hốc cuốc sẵn, lấp một lớp đất mỏng rồi phủ bạt nilon loại có 2 mặt đen và xám bạc.

Dùng cuốc vét đất dưới rãnh chèn 2 mép nilon cho khỏi bị gió bay và dùng ống bơ có cắt thành hình răng cưa đục lỗ rồi mới gieo hạt nhằm tránh cho cây mới mọc bị chết do xót rễ. Gieo xong phủ đất bột dày 2cm với vụ hè 1cm với vụ Xuân.

Chú ý: Nếu đất khô thì tưới cho đất ẩm rồi mới gieo hạt thì hạt sẽ mọc đều và mọc nhanh.

 Lượng phân đạm và kali được chia đều bón thúc làm 3 lần: Khi cây có 2-3 lá thật, trước khi cắm giàn (có 5-6 lá thật) và khi cây ra quả rộ (sau thu hái lần thứ 2).

Có thể phun thêm các loại phân bón lá và tưới thêm phân lân + đạm và kai li sau vài ba đợt thu quả để giúp cho cây bền lâu, cho năng suất cao.

Phòng trừ sâu bệnh hại

Biện pháp vật lý:

  • Thường xuyên thăm đồng, tỉa lá bị ruồi đục và hoa, trái bị sâu hại đem ủ phân hay chôn để diệt nguồn sâu mới xâm nhập vào ruộng, tránh sự tích lũy sâu sau này.
  • Trong giai đoạn thu hoạch, ngắt triệt để trái hư đem tiêu hủy để hạn chế sự phá hoại của sâu đục quả, giảm bớt nguồn sâu trên đồng ruộng.
  • Giai đoạn cây lớn (25 ngày sau gieo), nên cắm chà hình nanh sấu làm cho ruộng thông thoáng, hạn chế sâu đục quả lên đẻ trứng.
  • Tưới phun với áp lực mạnh trên lá để rửa trôi nhộng, ruồi, nhện, bọ trĩ.
  • Thường xuyên làm cỏ trên ruộng, ven hai bên bờ ruộng để tiêu diệt nơi ẩn náu của bướm, sâu đục quả. Kết hợp khi làm cỏ, dọn sạch lá khô để hạn chế nơi hóa nhộng của sâu đục quả và nhộng ruồi còn dính trên lá.

Biện pháp hóa học

  • Thường xuyên theo dõi đồng ruộng, xác định thời điểm thích hợp để phun thuốc trừ sâu. Đối với mỗi loại dịch hại đều có thời điểm phun thuốc hợp lý, có thể hạn chế được sự phát triển của sâu hại nhưng vẫn đảm bảo năng suất, không tồn dư thuốc hóa học trên quả.
  • Giai đoạn cây nhỏ (10 - 30 ngày sau gieo): Phun thuốc khi có khoảng 30% lá bị ruồi đục (sâu vẽ bùa), phun tập trung trên bề mặt lá khoảng 2/3 cây trở xuống. Các loại thuốc có hiệu lực cao trên ruồi đục lá: Sherpa 25 EC; Oncol 20 EC; Regent 0.5G; Vertime 1,8 EC; Abatin 1.8 EC; Trigard 75WP; Aim...
  • Đối với giai đoạn ra hoa kết trái cần phun khi có khoảng 10-15% hoa bị hại, tập trung vào hoa, lá non. Sử dụng Sherpa 25EC, Karate 2,5 EC, Mimic 20 DF, Xentari 35 WDG để tránh thuốc tồn dư trong quả. Trường hợp mật độ sâu quá cao và tuổi lớn có thể sử dụng hỗn hợp thuốc trừ sâu gốc Pyrethoid với thuốc vi sinh cho một lần phun.
  • Khi sắp thu hoạch, không nên sử dụng thuốc hóa học; áp dụng triệt để các biện pháp ngắt trái bị sâu đục; có thể sử dụng thuốc sinh học, thuốc thảo mộc...

Thu hoạch cây đậu cô ve

+ Sau khi gieo khoảng 45-55 ngày sẽ được thu hái quả lần đầu tiên, Cách 2-3 ngày thu hoạch lần thứ 2 - 3, số lần thu hái đối với đậu lùn khoảng 3-4 lần.

+ Khi thu hái, động tác phải nhẹ nhàng không được giật mạnh làm ảnh hưởng đến cây. Quả được đựng trong trong rổ khay nhựa hoặc hộp xốp để vận chuyển ra khỏi ruộng.

+ Sản phẩm để nơi thoáng mát, không được chất đống. Trước khi bao gói hoặc đem san phẩm di tiêu thụ nên phun nước mát cho đậu, nhằm làm giảm nhiệt độ trong quả, có thể kéo dài thời gian bảo quản.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN