hướng dẫn chăm sóc hoa cúc và cách phòng trừ sâu bệnh

hướng dẫn chăm sóc hoa cúc và cách phòng trừ sâu bệnh

1. Chế độ nước tưới cho cây hoa cúc
- Trồng cúc đã khó, việc chăm sóc cũng không hề đơn giản. Người trồng cúc phải thực hiện đúng quy trình chăm sóc, thường xuyên thăm vườn, làm sạch cỏ dại, xới xáo đất và vun luống.
- Khi cây được 40 ngày sau khi trồng bà con nên hạn chế việc xới xáo, lúc này cần đảm bảo cây cúc có đủ nước và sạch mầm bệnh. Hoa cúc rất háo nước, ưa ẩm nên phải thường xuyên tưới nước khoảng 2 - 3 lần một ngày, đặc biệt với trồng hoa cúc, cứ khoảng 7 - 10 ngày bà con nên tưới ngập 2/3 rãnh trong khoảng 1 - 2 giờ rồi mới tháo nước để tránh ngập úng. Trong thời kỳ thu hoạch việc tưới nước được thực hiện theo phương pháp tưới mặt, độ ẩm vừa phải để tránh bị thối hoa.
 
2. Cung cấp dinh dưỡng cho cây hoa cúc
- Để cây hoa cúc có thể phát triển tốt nên cung cấp đầy đủ các loại dưỡng chất cần thiết cho cây, tùy vào giai đoạn phát triển của cây, loại giống cây mà có thể điều chỉnh cho cây ở mức độ hợp lý. Có thể sử dụng các loại phân rất phù hơp cho trồng cây hoa cúc như: Phân lân, Kali, MAP 12-61, MKP,....Ngoài ra, có thể sử dụng các loại chất điều hòa sinh trưởng trong quá trình trồng hoa để việc trồng diễn ra thuận lợi hơn, cây phát triển nhanh, hoa đạt chất lượng cao và hiệu quả kinh tế mang lại là cao nhất như: GA3, Atonik đậm đặc, 6BA,...
 
3. Bấm tỉa ngọn – biện pháp kỹ thuật rất quan trọng khi trồng hoa cúc
- Bấm tỉa ngọn là một trong những kỹ thuật quan trọng trong trồng và chăm sóc hoa cúc, việc bấm tỉa ngọn và những cành nhánh không cần thiết hay còn gọi là cành phụ nhằm tập trung dinh dưỡng để phát triển cành chính giúp hoa to đều và đẹp, tuy nhiên với từng loại hoa cúc có cách bấm tỉa ngọn khác nhau. Với hoa cúc giống bông lớn như cúc đại đóa, cúc vàng Đà Lạt sau khi trồng từ 15 - 20 ngày là đã có thể bấm ngọn chỉ để lại từ 3 - 5 cành. Với hoa cúc giống bông nhỏ việc bấm ngọn cũng được thực hiện 15 - 20 ngày sau trồng, thực hiện 2 - 3 lần bấm ngọn để tạo nhiều nhánh nhỏ. Khi cây đã cho nụ, việc bấm nụ cũng cần được làm thường xuyên, tỉa bớt những nụ xung quanh nụ chính.
 
4. Quản lý dịch hại để hoa cúc phát triển thuận lợi nhất
- Đối với bất kỳ loại cây trồng nào, việc quản lý tốt về mặt dinh dưỡng và dịch hại sẽ giúp cây trồng phát triển tốt, cho năng suất ổn định. Cây hoa cúc ít bị sâu bệnh nhưng lại có rất nhiều rệp, nếu bà con không thường xuyên thăm vườn để phát hiện và phòng trị kịp thời rệp sẽ hút nhựa làm cây cúc bị sùi ngọn, săn ngọn, lá co rúm, lốm đốm sọc vàng ảnh hưởng đến sự phát triển của hoa. Rỉ sắt cũng là bệnh đặc trưng của hoa cúc, biểu hiện là mặt dưới lá xuất hiện nhiều đốm rỉ sắt. Bệnh rỉ sắt lây lan rất nhanh nên điều mà các nhà chuyên môn khuyến cáo vẫn là thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm, loại bỏ kịp thời và dùng thuốc đặc trị nếu bệnh nặng. Bên cạnh đó cây hoa cúc còn bị vàng lá do ngập nước hoặc thiếu dinh dưỡng.
- Thông thường khi thời tiết chuyển lạnh cây cúc sẽ sinh trưởng phát triển chậm, ngọn rụt lại, vì vậy việc điều chỉnh để hoa nở đúng dịp tết là việc rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của bà con, do đó khi thấy trời lạnh dưới 12oC bà con cần lưu ý:
+ Chọn cây giống khỏe mạnh
+ Đất trồng phải nhiều mùn, tơi xốp, thoát được nước
+ Làm đất, cày ải, phơi đất, bón lót phân chuồng cho đất trước khi trồng khoảng 5 - 7 ngày.
+ Lên luống trồng cúc phải đảm bảo chân luống rộng từ 1,1 - 1,2cm, mặt luống rộng 80 - 90cm, cao 20 - 30cm.
+ Đảm bảo mật độ cây trồng không dày đặc, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của hoa.
+ Việc tỉa ngọn, bấm nụ tiến hành khoảng 15 - 20 ngày sau khi trồng.
+ Khi cây đã cho nụ, việc bấm nụ cũng được làm thường xuyên, tỉa bớt những nụ xung quanh nụ chính để hoa to đều, có màu sắc đẹp.
+ Bón phân cân đối, đầy đủ, tránh thiếu phân làm cây còi cọc, thừa cân làm cây bị vống cao.
+ Thường xuyên thăm vườn để phát hiện sâu bệnh.
+ Khi thời tiết lạnh dưới 120C phải thắp đèn.
Thực hiện tốt các bước trên sẽ giúp bà con điều chỉnh được việc nở hoa đúng dịp tết, góp phần đem lại vụ mùa bội thu.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN