hướng dẫn chi tiết Kỹ thuật trồng hạt giống cải làn trong thùng xốp, chậu nhựa

 

Thông tin chung về cải làn

Cải làn có thể gieo quanh năm nhưng vụ chính đó là gieo từ tháng 10 đến 12, thu hoạch từ tháng 1 đến 3 và vụ sớm là từ cuối tháng 8 đến 9, thu hoạch cuối tháng 11.

 Với cải làn, bạn có thể gieo thẳng lên đất hoặc xử lý ngâm hạt giống cho nứt nanh hạt với nước ấm khoảng 50 độ C, sau đó cho hạt giống ngâm khoảng 3 – 4 h và tiến hành ủ trong khăn ấm khoảng 2 ngày trước khi đem gieo (hoặc đến khi hạt giống nảy mầm).

Khâu chuẩn bị trồng cải làn

Địa chỉ bán hạt giống cho bạn tham khảo

https://shopee.vn/product/27317075/19057920888/

https://dailyhatgiongcaytrong.com/

 

  • Hạt giống rau cải làn: Chọn hạt giống rau cải làn tốt sẽ đem lại năng suất cao và tỷ lệ nảy mầm cao. Lựa chọn đơn vị cung cấp hạt giống uy tín.
  • Đất trồng: với cải làn, bạn nên chọn đất thịt nhẹ hoặc đất pha cát. Đây là loại đất có đặc điểm tơi xốp, giàu dinh dưỡng, có độ pH thích hợp 6,0-6,8. Nếu có điều kiện có thể sử dụng đất tribat giàu dinh dưỡng để trồng và độ tơi xốp cao.
  • Chậu thông minh hoặc thùng xốp, khay trồng. Nên có lỗ thoát nước ở đáy để tránh ngập úng.
  • Bộ dụng cụ trồng cây gồm bình tưới nước, bay hoặc xẻng nhỏ để làm tơi đất, ...

Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc cải làn

  • Gieo trồng: Bỏ đất vào chậu, sau đó gieo hạt trực tiếp lên đất. Rải một lớp đất mỏng lên trên sau đó tưới nước tạo độ ẩm cho đất sẽ giúp hạt nhanh nảy mầm.
  • Khi gieo chú ý vài điểm sau: Nếu bạn gieo thẳng thì nên gieo theo hàng, khoảng cách 25 x 20cm/cây hoặc 20 x 20cm/cây. Nếu trồng ra ruộng thì khoảng cách là 35 x 25 cm/cây.
  • Tưới nước: Luôn giữ độ ẩm cho đất là 80 – 85%. Do đó, cung cấp nước cho cây vào mỗi buổi sáng sớm và chiều mát. Sử dụng nguồn nước tưới sạch (nước sông, nước giếng khoan). Tuyệt đối không sử dụng nước thải, nước bị ô nhiễm chưa qua xử lý.
  • Bón phân: Với rau cải làn có thể dùng phân chuồng hoai mục, phân kali và đạm để bón. Ngoài biện pháp bón vào đất, có thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng theo hướng dẫn sử dụng của hãng sản xuất.  Khi cây có 4 – 5 lá thật, tức là 10 – 15 ngày kể từ khi gieo trồng bón 1 lần. Lần 2: sau lần đầu 15 ngày. Lần 3: sau lần 2 từ 10 đến 15 ngày. Kết hợp vun xới sau mỗi lần bón phân.

Phòng trừ sâu bệnh:

Các loại sâu bệnh thường tấn công rau cải làn đó là sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, bọ nhảy. Với diện tích trồng nhiều, sâu tơ là loại gây nhiều nguy hại nhất, thường phát triển từ  tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Khi thấy cây có biểu hiện của bệnh, dùng Sherpa 20EC hoặc Regent 800WG để phun.

 Khi cây lớn, dùng thuốc sinh học BT, Delfin WP (32 BIU), Dipel 3,2WP, Aztron 700 DBMU, Xantari 35 WDG và thuốc thảo mộc HCĐ 95 BTN, Rotenone, Neembon A-EC, Nimbeeidine 0,03EC... Liều lượng sử dụng nên tuân thủ hướng dẫn trên bao bì.

Thu hoạch

Sau 65 – 70 ngày kể từ khi gieo trồng hạt giống rau cải làn thì có thể thu hoạch cải làn. Cải làn sử dụng lá và thân, do đó khi thu hoạch phải cắt rễ, loại bỏ lá già, vệ sinh trước khi chế biến.

 

Kỹ thuật trồng cải làn hoa vàng ngoài ruộng, vườn.

Thời vụ trồng cải làn

- Vụ sớm: gieo từ cuối tháng 8 đến táng 9, thu hoạch cuối tháng 11.

- Chính vụ: gieo từ tháng 10 đến thnág 12 thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 3.

Cải làn có thể gieo thẳng, chăm sóc và thu hoạch dần hoặc gieo cây con rồi trồng ra ruộng sản xuất.

Mật độ, khoảng cách và xử lý hạt

Lượng hạt gieo thẳng: 800-1000g/ha(30-35g/ sào). Nếu gieo cây con rồi đem trồng, lượng hạt là 500-550g/ha(20g/sào).

Đối với giống ngắn ngày Khoảng cách trồng cây là 20 x 20 cm hoặc 20 x 25cm, mật độ 18-20 vạn cây/ha. Đối với giống dài ngày khoảng cách trồng là 35x 25cm/ cây, mật độ trồng là 10-11 vạn cây/ha.

Với cải làn, bạn có thể gieo thẳng lên đất hoặc xử lý ngâm hạt giống cho nứt nanh hạt với nước ấm khoảng 50 độ C, sau đó cho hạt giống ngâm khoảng 3 – 4 h và tiến hành ủ trong khăn ấm khoảng 2 ngày trước khi đem gieo (hoặc đến khi hạt giống nảy mầm).

Quy trình làm đất trồng rau

- Chọn loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, tơi xốp, giàu mùn và dinh dưỡng, có độ pH từ 6,0 -6,8. Đất phải bằng phẳng, dễ thoát nước, xa khu công nghiệp, bệnh viện, nguồn nước thải...

- Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo.

- Chia luống 1,4-1,5m, mặt luống rộng 1,1-1,2 m, rãnh rộng 0,3 m chiều cao luống 25-30cm.

Kỹ thuật gieo hạt rau cải làn hoa vàng

Gieo hạt làm 2 lượt để hạt phân bố đều trên mặt luống (khi gieo nên trộn hạt với đất bột). Gieo hạt xong lấy đất bột phủ đều kín hạt, sau đó phủ một lớp rơm rạ băm nhỏ hoặc phủ một lớp trấu mỏng trên mặt luống và dùng ô doa tưới nước đủ ẩm.

Kỹ thuật chăm sóc rau cải làn

Tưới nước: Sau khi gieo tưới 2 lần/ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát trong vòng 3-5 ngày đầu, khi hạt nảy mầm nhô lên mặt đất tưới nước 2 ngày một lần. Sau các đợt bón thúc nếu đất khô có thể tưới nước vào rãnh, cho nước ngập 2/3 rãnh sau đó tháo hết nước.

Chăm sóc: Tiến hành nhổ cỏ, tỉa bỏ cây bị bệnh, cây xấu (tỉa lần 1 khi cây được 1 lá thật, lần 2 khi cây được 3 lá thật), nên để khoảng cách cây × cây là từ 3 - 4 cm để đảm bảo cho cây giống sinh trưởng tốt nhất. Sau khi nhổ tỉa kết hợp tưới thúc bằng phân vi sinh với lượng 5-6 kg/sào (chú ý không tưới đạm urê).

Phân bón: Tổng số phân bón cho 1ha: Phân chuồng ủ mục 20.000kg, Đạm urê 100kg, Lân supe 50kg, Kali clorua 60kg. Trong đó:

+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và phân lân + 20% lượng đạm. Bón thúc lần 1

+ Bón thúc đợt 1: khi cây có 4 - 5 lá thật nếu gieo trực tiếp hoặc 10 - 15 ngày sau khi cấy. Kết hợp với làm cỏ, xới xáo vun gốc và vét rãnh. Bón 30% đạm + 40% kali .

+ Bón thúc đợt 2: Sau trồng 25 - 30 ngày. Gieo liền chân bón sau đợt 1 từ 15 - 20 ngày. Kết hợp với làm cỏ, xới xáo vun gốc và vét rãnh. Bón 30% đạm + 30% kali.

+ Bón thúc lần 3: Sau lần 2 là 15 ngày, bón 20% đạm + 30% kali.

Chú ý: Nhặt cỏ, xới xáo và vun gốc kết hợp với 2 lần bón thúc.

Phòng trừ sâu bệnh hại

* Sâu hại: Gồm có các loài sâu hại chính: Sâu tơ (Plutella xylostella), sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae), rệp (Aphis sp.), bọ nhảy (Phyllotreta strislata).

Trong đó, sâu tơ là đối tượng gây hại nghiêm trọng nhất, chúng phát sinh liên tục trên các ruộng rau (thuộc họ Thập tự) từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Đặc biệt, loại sâu này rất nhanh quen thuốc nên phải áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp:

+ Nếu gieo thẳng (không qua vườn ươm): phải chú ý phòng trừ sâu tơ từ giai đoạn cây con (1-3 lá thật), bằng thuốc Sherpa 20EC hoặc Regent 800WG khi mật độ sâu trung bình đạt 0,2 con/cây. Nếu trồng bằng cây con, thì phải xử lý cây giống bằng cách nhúng cây con giống vào dung dịch thuốc Sherpa 20EC hoặc Regent 800WG đã pha sẵn trước khi trồng ra ruộng.

+ Khi cây lớn phải sử dụng luân phiên giữa các nhóm thuốc: Thuốc sinh học [BT, Delfin WP (32 BIU), Dipel 3,2WP, Aztron 700 DBMU, Xantari 35 WDG...], thuốc hóa học Sherpa 20EC, Atabron 5EC, Regent 800WG, Pegasus 500SC, Polytrin 440EC...) và thuốc thảo mộc (HCĐ 95 BTN, Rotenone, Neembon A-EC, Nimbeeidine 0,03EC...).

+ Nồng độ và lượng nước sử dụng phải theo đúng hướng dẫn trên nhãn bao bì của từng loại thuốc. Phải kết thúc phun thuốc trước khi thu hoạch ít nhất 7 ngày. Trong thời gian này nếu sâu lớn gây hại nặng thì chỉ dùng nhóm thuốc sinh học hoặc thảo mộc.

+ Nồng độ thuốc và lượng nước sử dụng phải theo đúng hướng dẫn trên nhãn bao bì của mỗi loại thuốc.

Thu hoạch rau cải làn

- Nếu gieo thẳng, sau khi gieo từ 65 - 70 ngày, thu tỉa dần;

- Trồng ra ruộng sản xuất, sau 80 - 85 ngày bắt đầu thu hoạch.

* Chú ý: Cải làn là loại rau ăn có thể ăn lá, thân và ngồng hoa, nên sau khi thu hoạch thân chính có thể thu hoạch nhiều đợt nếu chăm sóc tốt. Khi thu hoạch cần loại bỏ lá gốc, lá già, lá bị sâu bệnh; rửa sạch, không để giập nát, cho vào bao bì sạch để tiêu thụ.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN