hướng dẫn KỸ THUẬT TRỒNG CÀ DĨA ĐƠN GIẢN VÀ HIỆU QUẢ TẠI NHÀ

 

Địa chỉ bán hạt giống cho bạn tham khảo

https://shopee.vn/product/27317075/21382096091/

https://dailyhatgiongcaytrong.com/

 

Chun b đt trng cà dĩa

Khâu chọn đất trong quá trình trồng cà dĩa là việc làm quan trọng cần được chuẩn bị kỹ càng. Người nông dân trước khi trồng giống cây này cần tìm hiểu về đặc điểm của nó để có thể cung ứng với loại đất phù hợp. Đối với cây trồng này, người trồng nên lưu ý chuẩn bị đất với những đặc điểm và tiêu chí chuẩn xác được quy định với cây cà dĩa.

Chn đt trng phù hp


Cây cà dĩa là loại cây khó sống, đòi hỏi người trồng cần có kỹ thuật cao trong khâu chọn đất. Có như vậy, bước đầu cho cây phát triển mới thành công. Cà tím là loại cây trồng dễ bị ứng nước, vì vậy người trồng nên chuẩn bị những loại đất thích hợp như:

  • Đất pha cát.
  • Đất phù sa.
  • Đất thịt nhẹ.

Đây là những loại đất tơi xốp, dễ dàng thoát nước. Tránh tình trạng lượng nước quá nhiều khiến cho cây bị ngập úng hay thối rễ trong quá trình gieo trồng.

Làm đt

Trước khi trồng cây, người trồng cần chú ý làm đất thật kỹ. Với thao tác đơn giản này sẽ khiến đất trồng được tơi xốp, quy trình trồng cây dễ dàng. Đồng thời, việc hấp thụ và lấy chất dinh dưỡng từ đất cũng được thuận tiện hơn. Có hai phương pháp làm đất chính đó là sử dụng công cụ cuốc, bừa để làm nhỏ đất. Ngoài ra, người trồng cũng có thể sử dụng những công cụ chuyên dụng như máy cày hoặc máy bừa để quá trình làm đất diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. 

Bón lót

Bón lót là quy trình bổ sung dưỡng chất cho đất trồng. Từ đó tạo ra nguồn dinh dưỡng dồi dào để cây trồng có thể hấp thụ.Trong quá trình nuôi trồng cần bón lót kali, đạm hoặc lân. Khối lượng phụ thuộc vào giống cây và thực tế thời vụ. 

  • Với cây cà dĩa, người trồng cần bón lót thời điểm trước khi gieo trồng và giai đoạn phát triển cây trước khi thu hoạch.
  • Đối với phân lân, hàm lượng thích hợp là 30-50 kg.
  • Phân chuồng: 20-30 kg.
  • NPK, Kali : 20-25kg 

K thut trng cà dĩa chi tiết

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những điều kiện phục vụ cho quá trình trồng trọt, người nông dân cần chú ý tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật trồng cây cà dĩa. Có như vậy mới đảm bảo quá trình hình thành, phát triển và duy trì sự sống cho cây cà dĩa đến mùa thu hoạch.

Bước 1: Chun b ht ging

Hạt giống sau khi được lựa chọn kỹ càng sẽ đem ra gieo trồng. Người trồng hãy mang hạt cà dĩa đem phơi dưới nắng vừa trong vòng 3 đến 5 phút. Sau đó, số hạt giống cà dĩa này sẽ được mang đi ngâm với nước trong vòng 24h. Việc ngâm nước này chính là điều kiện để hạt có thể nứt nanh sau khi ủ trong khăn ấm, là dấu hiệu cho quá trình nảy mầm của cây cà dĩa.

Bước 2: Gieo ht cà dĩa


Sau khi hạt đã nứt nanh, người trồng nhanh chóng gieo hạt trong một cái thùng xốp được chuẩn bị một  lượng đất phù hợp. Tuy nhiên, người trồng cần đảm bảo chất lượng đất tơi xốp, độ ẩm thích hợp để cây non bắt đầu phát triển. Ngoài ra, người trồng hãy rải một lớp trấu mỏng và chờ đợi cà dĩa nảy mầm.

Bước 3: Chăm sóc và trng cà dĩa trên đt

Khi cây đã phát triển ổn định trong khoảng từ 4 đến 5 ngày, các cây non bắt đầu mọc lá. Người trồng để ý các cây con mọc đến hai hoặc ba lá mầm là có thể tiến hành đánh ra trồng trên đất vườn. Trước khi trồng, người trồng cần đánh luống và làm đất kỹ càng. Người trồng cần chú ý đảm bảo những quy chuẩn sau:

  • Mỗi luống trồng cần đạt từ 1-1,2m chiều rộng, độ cao 20-25cm.
  • Các luống cách nhau 70-80cm. khoảng cách cây trồng thích hợp là 60x80cm.
  • Khi đánh cây trồng ra luống đất, cần đảm bảo độ ẩm cung cấp để việc nhổ cây không ảnh hưởng tới quá trình phát triển với thao tác thận trọng.

Hướng dn chăm sóc khi trng cà dĩa

Để cây có thể duy trì sự sống và phát triển nhanh chóng, người trồng cần chú ý tới những thao tác quan trọng theo quy trình chuẩn. Như vậy, chất lượng cây cà dĩa mới được đảm bảo sau khi cho ra thành phẩm cũng như đảm bảo đúng với thời gian phát triển của cây.

Yêu cu khi làm c


Trong quá trình cây trồng phát triển có rất nhiều yếu tố tác động ngăn cản sự phát triển của cây. Chính vì vậy, người trồng cần phải loại bỏ các tác nhân gây hại đó để cây trồng cà dĩa có được điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển. Nông dân có thể áp dụng một trong số cách làm cỏ dưới đây:

  • Sử dụng dụng cụ cắt cỏ chuyên nghiệp như liềm, máy cắt cỏ,…
  • Dùng giấy báo bịt kín những chỗ đất trống khi trồng cây cà dĩa.
  • Pha dung dịch muối và nước theo tỷ lệ 1:3 để diệt trừ cỏ hại.

Tưới nước

Tưới nước là điều kiện cần thiết để cây trồng phát triển. Người trồng cần chú ý bổ sung nước thường xuyên để cấp ẩm cho cây. Bởi không có nước, cây cà dĩa sẽ không có đủ độ ẩm để duy trì sự sống với những chú ý.

  • Nhà nông cần bổ sung nước cho cây vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều tối. Đây là lúc cây có thể hấp thụ nhanh chóng nhất. 
  • Tuyệt đối không được tưới nước vào buổi trưa khi trời nắng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.
  • Lượng nước cung cấp vừa đủ, đối với cây con khoảng 1,5mm, cây đang phát triển là 4mm.

Yêu cu trong bón phân

Cây cà dĩa ở mỗi giai đoạn phát triển sẽ cần được cung cấp một lượng dưỡng chất khác nhau. Cụ thể sẽ là:

  • Đợt 1 sẽ diễn ra vào khoảng từ 7-10 ngày sau khi trồng với liều lượng Kali và Urea là 20kg/ha.
  • Đợi 2 nằm trong thời gian từ 20-25 ngày tiếp với Kali liều lượng 30kg/ha còn Urea là 40kg/ha. Đợt 3 từ 40-45 ngày cuối, nông dân bón phân theo liều lượng Kali 30kg/ha và Urea 40kg/ha.

Phòng tr sâu bnh

Sâu bệnh là loài gây ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển của cây cà dĩa. Người trồng để đảm bảo cây trồng được an toàn, phát triển khỏe mạnh hãy thường xuyên theo dõi thực trạng để kịp thời phát hiện ra sâu bệnh như sâu đục trái, sâu ăn lá, nấm,… Bà con cần thực hiện biện pháp hiệu quả để tiêu diệt triệt để sâu bệnh.

  • Tiêu hủy những cây bị bệnh.
  • Sử dụng thiên địch.
  • Dùng những loại thuốc trừ sâu an toàn.
  • Lựa chọn giống cà dĩa kháng sâu bệnh.
  • Sử dụng các loại lưới chắn côn trùng được mua từ các đơn vị cung cấp lưới chính hãng

Thu hoch cà dĩa

Mỗi lứa cà dĩa khi được gieo trồng sẽ có thể tiến hành thu hoạch sau thời gian từ 50 đến 60 ngày. Từng đợt thu hoạch cách nhau khoảng 4-5 ngày. Khi thu hoạch nhà nông cần chú ý chọn lọc những quả đạt chuẩn chất lượng đáp ứng yêu cầu về các tiêu chí.

  • Trái cà dĩa không quá già, không quá non, đảm bảo kích thước đạt chuẩn.
  • Loại bỏ những trái bị thối hay sâu bệnh.

Kỹ thuật trồng cà dĩa với những yêu cầu cụ thể đòi hỏi người trồng nghiêm túc dành thời gian tìm hiểu. Những bài học kinh nghiệm với kỹ thuật trồng cây cà dĩa được chia sẻ trên đây là thông tin bổ ích cho người nông dân tìm hiểu. Từ đó tạo ra những thành quả xứng đáng với trái cà dĩa đạt chuẩn về chất lượng, phục vụ đời sống con người.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN