Kỹ thuật trồng và cách chăm sóc đậu cô ve 2023

 

Đậu cô ve là một loài cây lương thực cho quả, hạt thuộc họ đậu, được trồng khá phổ biến tại nước ta để cung cấp nguyên liệu cho nhiều món ăn. Với hàm lượng dinh dưỡng cao thì đậu cô ve được nhiều người, nhiều nhà ưa chuộng sử dụng. Bởi thế, việc trồng đậu cô ve trở thành lựa chọn được nhiều người cân nhắc để phục vụ cho nhu cầu cá nhân, hay bán ra thị trường. Tìm hiểu về kỹ thuật trồng và cách chăm sóc đậu cô ve đúng tiêu chuẩn giúp chúng ta chủ động trong việc áp dụng, từ đó giúp quá trình canh tác đậu cô ve đạt hiệu quả cao.

Tiêu chuẩn về ngoại cảnh trồng đậu cô ve

Để trồng đậu cô ve hiệu quả và thành công thì tìm hiểu để biết về những yêu cầu cơ bản khi canh tác loại cây trồng này là điều mà chúng ta cần đặc biệt chú ý. Trong đó tiêu chuẩn cơ bản về ngoại cảnh cần đảm bảo chính là:

  • Yêu cầu về nhiệt độ: Đậu cô ve là loại cây trồng ưa thích thời tiết khí hậu ấm áp ôn hòa, không chịu được nhiệt độ quá khắc nghiệt. Nhiệt độ thích hợp để hạt giống nảy mầm là từ 25 – 30 độ C. Đối với cây trong quá trình sinh trưởng thì thời tiết từ 20 – 25 độ C là thích hợp nhất. Đồng thời nhiệt độ của đất duy trì từ 18 – 30 độ C là lý tưởng.
  • Yêu cầu về ánh sáng: Điều kiện chiếu sáng tiêu chuẩn cần thiết khi trồng đậu cô ve là từ 10 – 13 giờ/ ngày.
  • Yêu cầu về nước: Đảm bảo lượng nước là 100 – 110% so với khối lượng của hạt trong thời gian ươm mầm. Trong khi đó, ở giai đoạn cây phát triển thì duy trì đất có độ ẩm khoảng 70 – 80% là hợp lý. Đối với đậu cô ve nếu thiếu nước sẽ khiến cây bị còi cọc, nụ và hoa dễ bị rụng, quả nhỏ và tỉ lệ đậu của quả giảm xuống. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, màu sắc và cả độ rắn của quả.
  • Yêu cầu về độ ẩm không khí: Điều kiện lý tưởng nhất về độ ẩm không khí cho đậu cô ve phát triển là từ 65 – 75%.
  • Yêu cầu về đất: Khả năng thích nghi với hầu hết các loại đất trồng khác nhau hiện nay. Với đất nhẹ, tơi xốp với độ thông thoáng cao, thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho loại cây trồng này lớn lên khỏe mạnh, cho năng suất tốt. Bên cạnh đó, đối với đất trồng duy trì độ pH ở mức 6 – 6.5 là thích hợp.

Chuẩn bị trước khi trồng đậu cô ve

Chuẩn bị đầy đủ, kỹ càng trước khi trồng đậu cô ve tạo điều kiện giúp chúng ta canh tác thành công giống cây này dù với diện tích, quy mô là lớn hay nhỏ, cho mục đích cụ thể nào. Chuẩn bị đầy đủ, chuẩn xác giúp quá trình trồng đậu cô ve được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả và đem lại kết quả tốt nhất.

Yêu cầu về giống

Đậu cô ve là giống cây trồng được canh tác chủ yếu bằng hạt. Chọn hạt giống được cung cấp bởi đơn vị uy tín, có nguồn gốc rõ ràng đảm bảo chất lượng, cũng đảm bảo tỉ lệ nảy mầm cao và đưa vào trồng phát triển khỏe mạnh.

Đối với gieo trồng đậu cô ve lượng hạt gieo được tính cân đối trong khoảng 55 – 60kg/ha. Đảm bảo mật độ thích hợp giúp quá trình canh tác thuận lợi, tạo điều kiện để cây trồng lớn lên khỏe mạnh.

Địa chỉ bán hạt giống cho bạn tham khảo

https://shopee.vn/product/27317075/21363547533/

https://dailyhatgiongcaytrong.com/

 

Làm đất

Tiến hành làm đất trước khi trồng là cách chúng ta đảm bảo đem tới điều kiện phát triển khỏe mạnh, hoàn hảo nhất cho mỗi loại cây. Đối với đậu cô ve khi trồng yêu cầu về đất trồng cần:

  • Lựa chọn đất canh tác nằm ở xa những khu vực như khu công nghiệp, nhà máy, bệnh viện,… để tránh gặp phải nguồn nước bị ô nhiễm.
  • Lựa chọn loại đất trồng đảm bảo có độ tơi xốp cao, nhẹ, chứa nhiều mùn, tầng canh tác dày và có độ thoát nước
  • Tiến hành việc vệ sinh, làm sạch tàn dư thực vật nếu có ở vụ trước, rải vôi bột và tưới nước đều khắp trước khi thực hiện việc cày xới, làm đất giúp loại bỏ được một số loại nấm gây hại còn tồn tại trên đất.
  • Khu vực đất trồng nên là nơi đất cao, được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ, lên luống với chiều cao là 20 – 25cm, đồng thời bề mặt luống rộng 1.2m và rãnh duy trì từ 30 – 40cm là hợp lý.

Kỹ thuật trồng đậu cô ve đúng tiêu chuẩn

Tuân thủ đúng kỹ thuật trồng đậu cô ve giúp tăng tỉ lệ nảy mầm, đảm bảo giúp cây có điều kiện lớn lên tốt nhất. Trong đó những kỹ thuật chính cần được tuân thủ như:

  • Trước khi gieo hạt cần tưới nước cho đất ướt giúp hạt giống dễ dàng nảy mầm với độ ẩm của đất vừa phải.
  • Gieo hạt từ 2 – 3 hạt/ hốc, sau khi gieo tiến hành rải một lớp đất mỏng phía trên.
  • Sau khoảng 1 – 2 ngày mới dùng ô doa tưới nhẹ trên mặt luống thay vì tưới ngay sau khi trồng.

Hướng dẫn chăm sóc đậu cô ve đúng cách

Đối với chăm sóc đậu cô ve thực hiện đúng cách cần áp dụng theo đúng những yêu cầu cơ bản song cần thiết là:

Làm cỏ

Việc làm cỏ cần thực hiện trước khi làm đất, trong quá trình canh tác ở mặt luống, rãnh và xung quanh vườn sản xuất.

Tưới nước

Yêu cầu sử dụng nước giếng khoan, nước suối đầu nguồn, hoặc nước máy để tưới cho đậu cô ve. Tuyệt đối không dùng nước thải, nước ao tù, hay loại nước có nhiễm những vi sinh vật gây hại sẽ là tác nhân gây bệnh, tác động tiêu cực tới quá trình phát triển của cây.

Tưới nước cho đậu cô ve nên chú ý bổ sung nhiều vào thời điểm cây ra hoa, ra trái rộ bằng phương pháp tưới thấm là thích hợp nhất. Đây là giai đoạn cây phát triển tối đa, có bộ lá lớn, phiến lá to nên tưới nước thoải mái, không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Đặc biệt, thời tiết mùa nắng nên chú ý tưới nước chao cây vào sáng sớm và chiều mát, duy trì độ ẩm cho đất từ 70 – 75% là hợp lý. Đối với mùa mưa duy trì tưới 1 lần/ ngày, đồng thời chú ý tới việc làm rãnh thoát nước tránh nguy cơ bị ngập úng.

Làm giàn

Việc làm giàn cần thực hiện khi đậu cô ve bắt đầu bỏ vòi. Với cây dàn có chiều dài 2.5 – 3m chúng ta sử dụng sậy già để cắm tạo giàn giúp thân đậu có khả năng bò dài lên tới hơn 3m. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng sóng của lá dừa để làm dàn, cắm theo dạng hình chữ X với phần chót lá được buộc dính lại với nhau.

Với mỗi hệ thống giàn khi làm chúng ta sử dụng được khoảng 2 – 3 mùa canh tác và yêu cầu số lượng dàn từ 40.000 -50.000 cây/ ha.

Tiêu chuẩn bón phân

Bón phân là công đoạn vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới chính năng suất cây trồng khi được đưa vào canh tác. Việc trồng đậu cô ve khi tiến hành cũng có những tiêu chuẩn riêng ở cách bón phân đòi hỏi người nông dân phải tuân thủ. Cụ thể là:

Bón lót

Tính trên diện tích 1 ha, phân bón dùng để lót cần sử dụng là phân chuồng, phân hữu cơ Organic 1 với lượng 50kg/1000m2/lần. Việc bón lót thực hiện trong giai đoạn làm đất, trước khi bắt đầu gieo hạt và trồng cây.

Bón thúc

  • Thời điểm đậu cô ve trồi lên trên mặt đất khoảng 10 ngày chúng ta sử dụng ure hòa với nước tưới cho cây.
  • Thời điểm từ 20 – 25 ngày sau khi trồng sử dụng NPK Hà Lan 20-20-15 hoặc NPK Hà Lan 15-15-15+TE với lượng 20-30kg/1000m2/lần bón trực tiếp bằng cách đào hồ, vùi phân xuống sau đó lấp đất lên, tiến hành tưới nước bình thường.
  • Sau mỗi vụ thu trái nên bổ sung thêm đạm, kali giúp cây trồng khỏe hơn, đồng thời có khả năng cho trái sai, đảm bảo được độ bền của cây tốt hơn.

Phòng trừ sâu bệnh hại khi trồng đậu cô ve

Chăm sóc đậu cô ve đúng cách, an toàn và hiệu quả không thể bỏ qua vấn đề phòng trừ sâu bệnh hại. Chú ý tới việc phòng trừ, loại bỏ tác động của sâu bệnh hại tới cây trồng giúp mỗi loại cây phát triển tốt, đồng thời cho năng suất cao:

  • Một số loại sâu bệnh hại thường gặp ở đậu cô ve như sâu đục quả, dòi đục gốc, dòi đục lá, hay sâu đo xanh, bệnh đốm lá,… cần được chú ý kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời.
  • Chú ý tới việc chăm sóc tốt cho đậu cô ve bằng cách bón phân cân đối, cắm chà, tưới nước và duy trì độ ẩm phù hợp giúp cây lớn lên khỏe mạnh, có khả năng chống chịu được sâu bệnh tốt. Bên cạnh đó, kết hợp với che phủ bạt nilon là cách để hạn chế dòi đục lá, hay cỏ dại phát triển.
  • Đối với từng loại sâu bệnh cần cân nhắc dùng lại thuốc trừ sâu chuyên dụng thích hợp. Nó đảm bảo giúp sớm loại bỏ sâu bệnh hại, tạo điều kiện cho cây trồng lớn lên khỏe mạnh, ra trái thành phẩm chất lượng.

Kết luận

Đậu cô ve khi trồng sẽ cho thu hoạch lứa đầu tiên sau khoảng 50 – 60 ngày trồng với vụ xuân, trong khi đó vụ thu sẽ cho trái muộn hơn khoảng 10 ngày. Việc thực hiện kỹ thuật trồng và cách chăm sóc đậu cô ve đúng tiêu chuẩn giúp đậu cô ve cho trái chất lượng, đem lại năng suất cao và đật chất lượng tốt nhất, đáp ứng tốt cho nhu cầu sử dụng thực tế, hay cung cấp ra thị trường của người nông dân hiệu quả.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN