Top 9 bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ hiệu quả

Top 9 bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ hiệu quả

1. Rau diếp cá
Rau diếp cá trong Đông y được gọi là Ngư tinh thảo, có vị cay, tính hàn với tác dụng chính là hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, sát trùng và tiêu viêm.
Trong rau diếp cá có chứa một lượng lớn isoquercetin và quercetin, có tác dụng làm mềm mao mạch, phòng ngừa táo bón và điều trị bệnh trĩ. Bên cạnh đó, rau diếp cá cũng có chứa decanonyl acetaldehyde, đây là thành phần kháng khuẩn, chống viêm và hỗ trợ làm nhỏ búi trĩ.
Bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ với rau diếp cá được thực hiện như sau:
Cách 1: Đắp rau diếp cá lên búi trĩ
Sử dụng 400 – 500 gram rau diếp cá, rửa sạch, để ráo nước;
Giã nát hoặc xay nhuyễn rau diếp cá với một ít muối sạch, dùng đắp lên hậu môn trong 20 – 30 phút, sau đó rửa sạch với nước.
Cách 2: Xông hậu môn:
Sử dụng 150 – 200 gram rau diếp cá rửa sạch, đun với 1 – 2 lít nước trong 10 – 15 phút;
Đổ nước vào chậu và dùng nước này để xông hậu môn;
Sau khi nước nguội thì dùng nước này để ngâm rửa hậu môn.
Cách 3: Uống nước rau diếp cá
Sử dụng 300 – 450 gram diếp cá, rửa sạch, để ráo nước, phơi khô;
Mỗi ngày sử dụng khoảng sử dụng 6 – 12 gram đun với 500 ml nước, dùng uống.
2. Chữa bệnh trĩ với nha đam
Nha đam hay còn gọi là lô hội, chứa một lượng nước và các khoáng chất thực vật có tác dụng làm dịu da và cải thiện các cơn đau nhanh chóng. Bên cạnh đó, nha đam có thể hỗ trợ dưỡng ẩm, hỗ trợ phục hồi các vết thương và ngăn ngừa các tổn thương khác ở hậu môn.
Cách chữa bệnh trĩ tại nhà với nha đam như sau:
Sử dụng một lá nha đam tươi, rửa sạch, gọt vỏ và cạo lấy phần gel trong suốt bên trong;
Vệ sinh hậu môn sạch sẽ và lau khô hậu môn với khăn sạch;
Thoa gel nha đam lên hậu môn, để yên trong 10 – 15 phút, sau đó mặc quần áo;
Thực hiện biện pháp 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, người bệnh có thể thoa gel nha đam lên hậu môn sau khi đi đại tiện, điều này có thể làm dịu hậu môn và ngăn ngừa tình trạng đau rát.
3. Sử dụng dầu dừa điều trị bệnh trĩ
Dầu dừa có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, có thể hỗ trợ giảm sưng và cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ. Ngoài ra, dầu dừa cũng có thể làm dịu hậu môn, giảm đau, cải thiện các triệu chứng táo bón và giúp búi trĩ lành lại nhanh chóng hơn.
Bên cạnh đó, dầu dừa cũng có tác dụng nhuận tràng, do đó có thể điều trị bệnh táo bón. Táo bón là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh trĩ.
cách chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa
Dầu dừa có thể hỗ trợ giảm viêm, sưng và làm co búi trĩ tự nhiên
Khi sử dụng dầu dừa để điều trị bệnh trĩ, người bệnh nên sử dụng dầu dừa nguyên chất hoặc hữu cơ. Các bước điều trị bệnh trĩ như sau:
Làm sạch hậu môn và khu vực bị ảnh hưởng;
Nhẹ nhàng thoa một lượng dầu dừa lên hậu môn và búi trĩ, để yên trong 5 – 10 phút, sau đó mặc quần áo;
Thực hiện biện pháp 2 – 3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả điều trị bệnh trĩ tốt nhất.
Dầu dừa cũng có thể làm thành thuốc đạn để đật hậu môn điều trị bệnh trĩ nội. Người bệnh chỉ cần cho dầu dừa nguyên chất vào khuôn nhỏ, dài như cây bút chì, đặt vào ngăn mát tủ lạnh trong vài giờ. Sử dụng viên đạn này đặt sâu vào hậu môn có thể giảm đau và cải thiện các triệu chứng trĩ nội nhanh chóng. Bên cạnh đó, người bệnh có thể thêm dầu dừa vào chế độ ăn uống để tăng cường hiệu quả điều trị.
4. Bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ bằng cây lược vàng
Theo Y học cổ truyền, cây lược vàng có tính mát, vị nhạt, thường được sử dụng để thanh nhiệt, tiêu viêm, cầm máu và chữa lành các vết thương do bệnh trĩ gây ra. Ngoài ra cây lược vàng cũng có chứa hoạt chất là quercetin, có thể làm bền thành mạch, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng  và hoại tử búi trĩ.
Để điều trị bệnh trĩ với cây lược vàng, người bệnh thực hiện như sau:
Sử dụng 2 – 3 lá cây lược vàng, rửa sạch với nước muối loãng, để ráo nước;
Cắt lá lược vàng thành từng đoạn nhỏ, giã nát;
Sau khi đi đại tiện thì vệ sinh hậu môn sạch sẽ, sau đó dùng băng gạc cố định lá lược vàng lên hậu môn, để qua đêm và rửa lại vào sáng hôm sau;
Kiên trì thực hiện biện pháp trong 3 – 5 ngày để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể ép cây lược vàng lấy nước, pha loãng với nước ấm, thêm một ít muối, dùng uống 2 – 3 lần mỗi tuần để hỗ trợ cải thiện bệnh trĩ.
Lưu ý: Người bệnh huyết áp thấp, hệ thống miễn dịch suy yếu, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú và người có cơ địa dễ dị ứng, nên tránh uống nước cây lược vàng.
5. Cây lá bỏng chữa bệnh trĩ
Chữa bệnh trĩ bằng cây lá bỏng là một biện pháp phổ biến, đơn giản và thường được áp dụng để cải thiện bệnh trĩ ngoại trong giai đoạn đầu. Theo Y học cổ truyền, cây lá bỏng có tác dụng cầm máu, giải độc, chống viêm, tiêu thũng và giảm đau hiệu quả.
Ngoài ra, lá bỏng cũng chứa nhiều thành phần dược tính, chẳng hạn như oxalic,acid malic, acid nitric, phenolic, glycosid flavonoid, isocitric. Các thành phần hóa học này có thể hỗ trợ cầm máu, giảm viêm, sưng và làm co búi trĩ một cách tự nhiên.
cách chữa bệnh trĩ bằng lá bỏng
Lá bỏng có tác dụng cầm máu, chống viêm và làm co búi trĩ một cách tự nhiên
Để chữa bệnh trĩ bằng cây lá bỏng, người bệnh thực hiện như sau:
Sử dụng 3 – 4 lá bỏng rửa sạch, để ráo nước;
Giã nát lá bỏng với một ít muối hạt sạch;
Vệ sinh búi trĩ sạch sẽ, lau khô nhẹ nhàng, sau đó đắp lá bỏng lên búi trĩ;
Để yên trong khoảng 20 phút sau đó rửa sạch lại với nước.
6. Chữa bệnh trĩ với lá trầu không
Bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ với lá trầu không có cách thực hiện đơn giản nhưng mang lại hiệu quả tương đối cao. Theo Đông y, trầu không có vị cay nồng, tính ấm, mùi hơi hắc với tác dụng chính là tiêu viêm, kháng khuẩn, chống nấm và hỗ trợ phục hồi các tổn thương nhẹ ngoài da.
Theo các nghiên cứu hiện đại, trầu không có chứa betel – phenol. Hoạt chất này có tác dụng làm mềm thành mạch, khi sử dụng thường xuyên có thể giúp búi trĩ co lại và biến mất.
Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không như sau:
Sử dụng 10 – 15 lá trầu không, rửa sạch;
Đun sôi lá trầu không với 1 – 2 lít nước sạch và một ít muối trong 5 phút;
Sử dụng nước này để xông và ngâm rửa hậu môn.
7. Lá trà xanh chữa bệnh trĩ
Lá trà xanh có tính mát, thường được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, nhuận tràng và cầm tả lỵ. Bên cạnh đó, trà xanh cũng có chứa vitamin D, carotene, EGCG, quercetin, flavonoid và tanin. Các hoạt chất này có thể hỗ trợ làm giảm sưng, chống viêm, cải thiện tình trạng đau rát và thức đẩy làm lành niêm mạc hậu môn bị tổn thương.
cách chữa bệnh trĩ bằng trà xanh 
Trà xanh được sử dụng để thanh nhiệt, làm mát cơ thể, phòng ngừa táo bón và bệnh trĩ
Để chữa bệnh trĩ bằng lá trà xanh, người bệnh thực hiện như sau:
Chuẩn bị một nắm lá trà xanh tươi, rửa sạch, để ráo;
Đun sôi 2 lít nước sau đó vò nhẹ lá trà xanh, cho vào nồi nước, đun sôi thêm 10 phút;
Sử dụng nước này để xông và ngâm rửa hậu môn.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể đun lá trà xanh dúng nước để hỗ trợ chống táo bón và phòng ngừa bệnh trĩ. Uống nước trà xanh tươi cũng có thể hỗ trợ chống oxy hóa và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
8. Cây thiên lý chữa bệnh trĩ
Hoa và lá thiên lý được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị sa dạ con và bệnh trĩ. Theo Đông y, thiên lý có tính bình, vị ngọt với tác dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, mát gan. Bên cạnh đó, khi dùng ngoài, thiên lý có thể hỗ trợ tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm đau và làm lành niêm mạc tổn thương.
Cách điều trị bệnh trĩ với cây thiên lý như sau:
Sử dụng một nắm lá thiên lý, rửa sạch, để ráo nước;
Giã hoặc xay nhuyễn hoa thiên lý với một ít muối sạch, sau đó lọc để riêng phần nước và phần bã;
Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, dùng bông gòn thấm nước cốt thiên lý thoa vào búi trĩ, để tên trong 10 phút;
Rửa sạch hậu môn với nước ấm;
Kiên trì thực hiện 1 – 2 lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng hoa thiên lý chế biến thành cách món ăn để hỗ trợ chữa bệnh trĩ từ bên trong.
9. Kinh nghiệm dân gian chữa bệnh trĩ bằng quả sung
Sung là quả có tính bình, vị ngọt với tác dụng chính là tiêu thũng, giải độc, làm sạch ruột, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe đường ruột. Khi đường dùng ngoài, sung cơ thể hỗ trợ sát khuẩn và làm co búi trĩ một cách tự nhiên.
cách chữa bệnh trĩ bằng quả sung
Quả sung các tác dụng tiêu độc, chống viêm và giúp thu nhỏ búi trĩ
Người bệnh trĩ có thể sử dụng lá và quả sung tươi, kết hợp với 200 gram cúc tần, 1 củ nghệ và một ít muối, đun sôi với 2 lít nước. Dùng nước này để xông và ngâm rửa hậu môn.
Ngoài ra, người bệnh có thể chế biến quả sung thành các món ăn, nấu thành nước, dùng uống để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
 
 
 
 
 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN