Cách trồng rau má đơn giản nhất cho người mới bắt đầu

 

 

Đối với những người sống ở phố thì việc trồng rau tương đối khó khăn về mặt diện tích, bạn chỉ có thể trồng cây ở sân thượng hoặc hành lang trống. 

 

Do đó thay vì vứt bỏ những cái thùng xốp đã đựng thực phẩm đi thì ta có thể tận dụng nó để trồng rau vừa đở tốn diện tích, chi phí mua khay mới vừa có thể bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.

 

a. Chuẩn bị dụng cụ, đất trồng

 

Đầu tiên bạn cần chuẩn bị thùng xốp, đặc biệt là phải có lỗ thoát nước. Tuy nhiên nếu bạn không có thùng xốp hoặc muốn tăng tính thẩm mỹ làm đẹp cho khu vườn của mình thì bạn có thể chọn mua những khay trồng rau đã được thiết kế đầy đủ lỗ thoát nước. Hoặc các loại chậu treo tường, ban công vô cùng tiện lợi, tiết kiệm không gian.

 

Đối với cây rau má thì bạn nên chọn đất tơi xốp, giàu mùn nhưng phải có khả năng giữ nước và thoát nước tốt. Bạn có thể phối trộn đất theo công thức đơn giản với tỉ lệ 3 đất sạch : 3 phân trùn quế : 2 giá thể trấu hun : 2 giá thể mụn dừa.

 

Tuy nhiên nếu bạn quá bận rộn thì để tiết kiệm thời gian và công sức bạn nên sử dụng nguồn đất hữu cơ giàu dinh dưỡng đã qua phối trộn và xử lí dùng cho tất cả các loại rau là đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên dùng cho rau ăn lá.

 

Cho đất trồng đã phối trộn vào trong thùng xốp hoặc khay trồng. Chú ý không nên quá đầy mà nên dưới miệng thùng 5cm - 7cm để sau khi trồng không bị đổ ra ngoài để chúng ta cũng dễ dàng chăm sóc hơn.

 

 

 

b. Chuẩn bị hạt giống

 

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại giống rau má như rau má mỡ, rau má lá nhỏ, rau má lá to… Do đó tùy sở thích mà bạn có thể mà bạn có thể chọn được giống ưng ý. Tuy nhiên bạn nên mua ở những cửa hàng có uy tín để có được hạt giống chất lượng, tỉ lệ nảy mầm cao.

 Địa chỉ bán hạt giống cho bạn tham khảo

https://shopee.vn/product/27317075/19172661365/

https://dailyhatgiongcaytrong.com/

 

Sau khi mua hạt giống về bạn tiến hành ngâm trong nước ấm (2 sôi : 3 lạnh) trong 2 - 5 giờ, chú ý phải vớt những hạt nổi lên bềnh bỏ đi vì đây là hạt bị hư hỏng, lép, mất khả năng nảy mầm. Tiếp theo bạn đem hạt giống đã ngâm đi rửa sạch rồi ủ khăn ấm đến khi hạt có giấu hiệu nảy mầm thì đem đi gieo ngay.

 

c. Tiến hành trồng ngay thôi nào

 

Đầu tiên, bạn cần tưới nước để tạo độ ẩm cần thiết cho đất. Sau đó rạch từng hàng thẳng ở trong thùng xốp với khoảng cách hàng cách hàng 10cm và rắc đều hạt giống xuống đất. 

 

Sau đó nên rải một lớp đất mỏng phủ lên bề mặt hạt giống mới gieo và tưới nước. Nhớ nên rải hạt giống vừa phải đều tay không quá dày mà cũng không quá thưa.

 

Sau khi gieo hạt thì bạn nên tiến hành che phủ 5 - 7 ngày bằng rơm rạ, mụn dừa, trấu hun… Hoặc sử dụng lưới che nắng che lên trên để hạt có thể giữ được độ ẩm thích hợp kích thích sự nảy mầm.

 

4. Kỹ thuật chăm sóc rau má hái mỏi tay

 

a. Ánh sáng

 

Rau má là một loài rau ưa sáng, vì vậy bạn nên trồng rau nơi có nhiều ánh sáng để cây có thể quang hợp tốt, ngày một xanh tươi.

 

b. Chế độ nước

 

Khi mới gieo hạt để tăng khả năng nảy mầm và sống sót, tránh bị mất nước khi còn yếu bạn nên tưới ngày 2 lần sáng chiều thật nhẹ nhàng bằng bình tưới vòi sen hoặc phun mưa.

 

 

 

Tuy nhiên khi cây đã lớn và bắt đầu sinh trưởng phát triển khỏe mạnh thì chỉ cần tưới ngày một lần, tránh trường hợp tưới quá nhiều vào buổi tối cây dễ bị nấm bệnh tấn công.

 

c. Hàm lượng dinh dưỡng

 

Không giống như những loại khác, vì là thân bò nên việc bón thêm phân hữu cơ cho gốc tương đối khó khăn, do đó bạn có thể bổ sung dinh dưỡng cho cây sau khi trồng bằng cách:

 

Sau khi gieo khoảng 12 – 15 ngày thì rau đã bắt đầu ra lá, rễ cũng tương đối ổn định. Lúc đó bạn có thể sử dụng các loại phân bón lá hữu cơ như phân đạm cá, rong biển, phân bánh dầu dạng nước, Vitamin B1… định kì 2 tuần/lần.

 

Hay bạn cũng cần thêm sử dụng các loại phân vô cơ với hàm lượng đạm cao như bón thúc cho rau má như:

 

• NPK 20-20-15: Sử dụng 4 thìa cà phê cho 1 lít nước và tưới đều cho rau.

 

• NPK Minro 30-9-9: Sử dụng 2 thìa cà phê cho 1 lít nước và tưới đều cho rau.

 

Chú ý: Sau khi bón phân phải tưới lại bằng nước sạch để đảm bảo cây không bị cháy lá. Đồng thời cần quan sát mức độ sinh trưởng và màu sắc của lá mà có thể xác định số lần bón phân và điều chỉnh liều lượng phân bón tăng giảm sao cho phù hợp.

 

d. Nhổ cỏ, tỉa cây

 

Phải thường xuyên nhổ cỏ và vun gốc để cây có thể phát triển mạnh, đặc biệt là trong quá trình bón phân để cỏ không cạnh tranh hút hết các chất dinh dưỡng của cây. 

 

Trong giai đoạn sau khi gieo trồng được 2 tuần, nếu cây rau má mọc quá dày thì có thể tỉa bớt, để khoảng cách mỗi bụi rau cách nhau 10 - 15cm, nếu mật độ rau trồng quá dày sẽ khiến cây phát triển không tốt.

 

 

 

e. Một số sâu bệnh hại

 

Bệnh đốm lá

 

Bệnh đốm lá chính là bệnh hại phổ biến nhất trên rau má. Biểu hiện của bệnh là trên lá cây thường xuất hiện một số đốm nhỏ có thể là màu đen, nâu, tím… hoặc có màu sắc khác nhau. 

 

Hình dáng và độ lớn của các đốm lá không giống nhau. Phiến lá thường có hiện tượng bị quăn lại, khô héo hoặc rụng lá. Điều này khiến cây không được quang hợp và rất dễ bị chết.

 

Nguyên nhân chính gây ra bệnh này là do nấm gây ra nên để giải quyết tình thường xuyên cắt tỉa lá, tưới nước và bón phân hợp lý để cây tăng sức chống chịu. Đồng thời nên sử dụng các thuốc trị nấm để phun xịt cho cây như Antracol, Ridomil Gold, Daconil, Coc85…

 

Bệnh gỉ sắt

 

Biểu hiện của bệnh này là lúc đầu trên lá xuất hiện những điểm nhỏ màu hơi vàng nổi gờ, sau đó vết bệnh to dần, ở giữa màu vàng nâu lẩm xung quanh có quầng vàng hẹp, vết bệnh mở rộng đường kính tới 2 mm. 

 

Khối bào tử thường lộ rõ ở mặt dưới lá, còn mặt trên thể hiện vết bệnh màu nâu vàng, nhưng cũng có khi khối bào tử hạ xuất hiện cả hai mặt. Bệnh này cũng do nấm hại gây ra nên khi bạn thấy rau có biểu hiện thì phải phòng trừ bằng các loại thuốc trừ nấm bệnh.

 

Sâu ăn tạp, rầy rệp, nhện đỏ…

 

Đồng thời thỉnh thoảng cây còn có thể bị nhện, rầy rệp, bọ trĩ hay sâu hại tấn công, khi đó bạn có thể sử dụng các chế phẩm trừ sâu sinh học như dịch tỏi, Neem Chito, Bio - B, Radiant…

 

f. Thu hoạch

 

Sau khi trồng khoảng 2 tháng thì bạn đã có thể thu hoạch những cọng rau non xanh đầu tiên rồi. Bạn nên tiến hành cắt từng cọng lá, chừa lại thân và rễ để cây cho lá mới. 

 

Với mỗi vụ trồng, bạn có thể thu hoạch được 8 – 10 đợt. Sau mỗi lần thu hoạch, bạn hãy cố gắng bổ sung thêm phân và tưới nước cho cây để có thể thu hoạch đợt tiếp theo nhé!

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN