Cách trồng đu đủ cho quả quanh năm
Đu đủ là loại quả phổ biến, chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng tương đối cao. Đủ đủ vừa được dùng trong chế biến món ăn vừa có thể ăn trực tiếp. Ngoài ra rễ, hoa, lá đu đủ còn dùng làm thuốc trị được nhiều loại bệnh khác nhau. Với xu hướng trồng cây tại nhà ngày càng tăng, không chỉ riêng các loại rau mà ngày cả các loại cây ăn quả có kích thước trung bình như đủ đủ cũng được mọi người chú ý quan tâm và học cách trồng tại nhà.
Hãy cùng ASUS tìm hiểu cách trồng đu đủ nhé!
1. Chuẩn bị hạt giống
Đu đủ có thể trồng bằng phương pháp vô tính và hữu tính. Tuy nhiên cách trồng đu đủ bằng hạt là chủ yếu.
Ta cần phải chọn quả to phẩm chất tốt, không bị sâu bệnh và lấy hạt khi quả chín đều. Chỉ chọn lấy hạt màu đen ở đoạn giữa gần cuối của trái. Sau đó thả hạt vào nước, chỉ chọn hạt chìm và loại bỏ hạt nổi. Rửa sạch màn nhớt bọc ngoài hạt, đem hong khô rồi gieo.
Đối với cách trồng đu đủ thì chuẩn bị hạt giống có ảnh hưởng rất quan trọng đến năng suất quả sau này.
Địa chỉ bán hạt giống cho bạn tham khảo
https://shopee.vn/product/27317075/19558878447/
https://dailyhatgiongcaytrong.com/
2. Cách ươm cây đu đủ con
Bước đầu tiên của cách trồng đu đủ là ngâm hạt giống trong nước khoảng 40 độ C trong 5 giờ, rồi tiến hành ủ hạt trong bao vải ẩm từ 4 – 5 ngày. Khi thấy hạt bắt đầu nứt vỏ nảy mầm thì mang gieo.
Gieo 2 – 3 hạt trong bầu nhỏ để trừ hao khi hạt ít nảy mầm, sâu bệnh phá hại hay để tỉa bớt cây đực. Sau khoảng 2 tuần, đu đủ sẽ bắt đầu nảy mầm.
Khi đu đủ trong bầu có từ 4 – 5 cặp lá, cao 10 – 15cm thì đem trồng vào chậu. Lưu ý: Trong cách trồng đu đủ sau khi trồng xong, ta phải dùng que cắm để nâng ngọn cây cho ngóc lên, sao cho thân gốc đu đủ phải đảm bảo độ nghiêng là 45 độ so với mặt luống.
3. Giá thể trồng
Bước tiếp theo của cách trồng đu đủ là cần chuẩn bị giá thể trồng, đây là bước quan trọng để tạo điều kiện tối ưu cho hạt nảy mầm cũng như cây phát triển tốt nhất.
Đất trong bầu ươm: Trộn đều 2 phần đất + 1 phần phân chuồng hoai mục. Đất trồng đu đủ: Bạn có thể sử dụng đất phù sa phơi khô hoặc đất dinh dưỡng trộn với xỉ than và phân ủ hoai theo tỉ lệ 4:1:5.
4. Chăm sóc
Cần thường xuyên theo dõi và có biện pháp chăm sóc hợp lý cho cây đu đủ, đây là việc làm cần thiết trong cách trồng đu đủ.
Sau khi trồng cây vào chậu cần tưới ẩm 1 – 2 lần trên 1 ngày, dùng rơm, rạ che phủ mặt chậu để hạn chế bốc thoát hơi nước, giữ ẩm cho cây và làm cỏ xung quanh gốc. Loại bỏ và tiêu hủy những cây bị bệnh để tránh lây lan cho các cây khác.
Ngoài ra bón phân cũng là một bước hết sức cần thiết không thể bỏ qua trong cách trồng đu đủ. Lượng phân bón cho 1 cây như sau: Đối với cây năm 1: 0,4 – 0,5 kg ure + 0,5 – 1 kg supe lân + 0,2 – 0,3 kg kali sunfat hoặc kali clorua + 0,2 – 0,4 kg canxinit.
Chia làm 3 lần bón: lần 1: Sau trồng 1,5 – 2 tháng, lần 2: Khi cây ra hoa, lần 3: Khi thu quả lứa đầu. Cây năm 2: Phân chuồng 5 – 10 kg + 0,3 – 0,4 kg ure + 1 kg supe lân + 0,3 – 0,4 kg kali sunfat hoặc kali clorua
5. Thu hoạch
Bước cuối của cách trồng đu đủ chính là thu hoạch, đu đủ có thể được thu hoạch làm rau xanh, ngoài ra còn có thể thu quả chín để ăn tươi.
Hy vọng với những kiến thức về cách trồng đu đủ đã chia sẻ, sẽ giúp bạn trồng được một vườn đu đủ xanh tốt và bổ dưỡng.
Kết nối với chúng tôi