Chi tiết Cách trồng bầu lai trong thùng xốp tại nhà

 

Địa chỉ bán hạt giống cho bạn tham khảo

https://shopee.vn/product/27317075/22781353156/

https://dailyhatgiongcaytrong.com/

 

Phần 1: Chuẩn bị trồng bầu lai

  • Thùng xốp: Đối với bầu lai F1, khi trồng trong thùng xốp thì bạn cần phải làm lỗ thoát nước cao, khoảng cách từ đáy lên thùng phù hợp nhất là 10 – 15cm. Nếu trồng trong chậu thì bạn nên chọn chậu có đáy sâu nhé, dưới đáy có lỗ thoát nước, đường kích chậu tối thiểu 30cm.
  • Đất trồng: Đất trồng bầu sẽ là loại đất xốp, khả năng thoát nước tốt, hấp thụ được chất dinh dưỡng và không bị ngập úng. Bạn có thể tìm mua đất trồng tại các cửa hàng bán cây giống để đảm bảo đủ dưỡng chất để cây phát triển tốt nhất.
  • Hạt giống: Lựa chọn hạt giống phải đảm bảo: to, tròn, mẩy, tỉ lệ nảy mầm cao. Bạn hãy chọn mua hạt giống tại nơi uy tín,
  • Phần 2: Cách ươm hạt giống bầu lai

- Trước khi gieo thì hạt bầu cần vào nước ấm (nhiệt độ khoảng 40 độ C) trong khoảng từ 3 đến 6 giờ để tăng khả năng nảy mầm của hạt. Sau ngâm xong các bạn vớt hạt ra và để ráo, sau đó cho hạt vào ủ trong một chiếc khăn ẩm rồi cuộn lại cho thật kín. Để khăn ủ hạt trong ngăn mát tủ lạnh khoảng hơn 1 ngày để cho hạt nứt nanh và nảy mầm thì mới đem hạt gieo vào đất.

- Trồng bâu trong chậu thì độ sâu gieo hạt chỉ từ 2 – 3 cm so với mặt đất. Sau khi gieo xong thì phủ một lớp giá thể lên trên bề mặt hạt sau đó phun nhẹ nước lên trên để đất có độ ẩm. Chú ý không được tưới quá nhiều nước, dẫn đến hạt sẽ bị thối.

- Chăm sóc là một phần rất quan trọng trong việc trồng bầu trong thùng xốp. Bầu là loài cây có tính ưa nước, chính vì thế chúng ta cần đảm bảo phải thường xuyên tưới nước cho cây sau khi trồng để có thể phát triển tốt nhất.

Phần 3: Cách trồng và chăm sóc cây bầu lai F1

  • Khi trồng bầu trong thùng xốp thì ít nhất trong một ngày cần tưới cho cây đủ hai lần để đảm bảo cho cây đủ ẩm. Khi cây ra hoa và trái thì chúng ta cần bổ xung nhiều nước tưới hơn, tăng lượng nước tưới cho cây lên gấp đôi cho mỗi lần tưới.
  • Khoảng 60 ngày sau khi gieo hạt thì húng ta có thể bắt đầu lên dàn và tiến hành bón thúc cho cây bầu bằng phân đạm NPK vào khu vực xung quanh gốc cây.
  • Muốn cây cho năng suất cao và chất lượng quả tốt thì cần thường xuyên bón thúc, nếu có điều kiện thì tốt nhất là mỗi tuần bón cho cây một lần cho đến khi nào quả to bằng 2 đốt ngón tay thì dừng. Cho đến lúc thu hoạch thì mỗi gốc bầu nên được bón ít nhất từ 1 – 1.5 kg phân hỗn hợp NPK.
  • Trồng bầu trong thùng xốp thì bắt đầu tiến hành khoanh dây vòng gốc khi cây dài được 1 m, lấy đất chặn lên trên các đốt thân cây bầu để cây phát rễ, cứ cách 2 đốt lại chặn đất một lần đến khi còn cách ngon 20 cm thì thôi.
  • Khi bầu được 1 tháng thì bắt đầu làm giàn cho cây leo lên. Giàn bầu cần cao khoảng 2 – 3m để tiện cho thu hoạch và chăm sóc, dàn bầu có thể làm từ nhiều vật liệu khác nhau như thép, gỗ… Cần có một vài chiếc que nứa nhỏ chắc chắn để nối giàn leo với ngọn bầu.
  • Khi trồng bầu trong thùng xốp thì việc tỉa cành và bấm ngọn chỉ được tiến hành sau khi thu hoạch như vây bầu sẽ tiếp tục cho ra quả ở những dây nhánh khác. Cần cắt tỉa lá già và có thể tiến hành bất cứ lúc nào sau khi cây ra quả.

Phần 4: Thu hoạch bầu lai F1

+ Trồng bầu trong thùng xốp thì khoảng 60 - 70 ngày sau khi gieo trồng là có thể cho thu hoạch. Sau khi cây ra hoa, khoảng 10 – 15 ngày là có thể hái bầu. Tùy vào nhu cầu mà bạn có thể thu hoạch bất cứ lúc nào.

+ Không nên để bầu quá già mới thu hoạch, bởi khi ấy quả bầu đã mất nhiều chất dinh dưỡng, khô và cứng vì vậy ăn sẽ kém ngon và còn khiến cây mau tàn.

 

Phần 2

Hướng dẫn kỹ thuật trồng bầu lai f1 sai trĩu quả

Thời vụ gieo hạt giống bầu lai

- Bầu có thể trồng và thu trái quanh năm, nhưng thời điểm thích hợp nhất vẫn là từ tháng 11 đến tháng 1 dương lịch. Việc trồng bầu đúng thời vụ sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong điều kiện thời tiết thuận lợi để cho ra năng suất cao nhất.

Đất gieo trồng bầu lai

- Đất trồng phải cày bừa tơi xốp, sạch cỏ. Mùa nắng nên lên luống thấp, còn mùa mưa phải được lên luống cao và có rảnh thoát nước tốt.

- Có thể lên luống như sau: Mỗi luống rộng 0,6 – 0,8m, cao 20 – 30cm, mỗi luống cách nhau 40 – 50cm. Luống được cày bữa, băm nhỏ và bón phân lót.

Khoảng cách và mật độ gieo trồng

- Khoảng cách trồng Có thể 6m x 0,8 (hàng đôi cách hàng đôi 6m, cây cách cây trên hàng 0,8m). Mật độ tương ứng 420 cây/1000m2.

Cách xử lý hạt giống

- Ngâm ủ Trước khi ngâm phơi hạt dưới nắng nhẹ 3 – 4 giờ, hạt khô hút nước mạnh, nẩy mầm tốt. Sau đó ngâm trong nước sạch khoảng 4 – 5 giờ. Vớt hạt lên để ráo nước rồi dùng khăn sạch đã vắt ráo nước, gói hạt lại và cho vào bao nylon, cột kín miệng, tránh hạt bốc thoát hơi nước, ủ ở nhiệt độ 29 – 30 độ C là thích hợp nhất.

Cách gieo hạt giống vào bầu

- Đất cho vào bầu thường theo tỉ lệ 1 phần phân chuồng : 1 phần tro trấu: 2 phần đất tơi xốp, trộn thêm phân vi sinh ra rễ Bảo Đắc. Bầu thường làm bằng lá chuối hoặc bao nylon (kích thước 7 x 9cm) có đục một số lỗ thoát nước. Khi cây được 1 -2 lá nhám (lá thật) thì có thể đem ra trồng ngay.

- Hoặc bạn cũng có thể gieo hạt bầu trực tiếp thẳng hạt ngoài đồng.

Cách làm giàn cho bầu

- Nên làm giàn cho bầu để đạt được trái thương phẩm đẹp và năng suất cao. Có thể sử dụng trụ đỡ bằng tre, hoặc tầm vong, tràm, luồng,… đủ chắc chắn vì bầu cho năng suất rất cao, nếu cây yếu có thể bị sập giàn.

- Bạn có thể làm giàn chữ I, giàn chứ U, giàn chữ A, hoặc làm giàn chữ X, nhưng tốt nhất nên làm giàn chữ U và A để dễ thu hoạch và thuận tiện cho khâu chắm sóc sau này.

 

Phân bón cho 1000m2

Theo cách 1: Phân chuồng hoai 1000kg, vôi 50 – 100kg, Urê 20kg, DAP 3kg, Kali (muối ớt) 8kg, Nitrat Bo 5kg, N-P-K:(20-20-15) 45kg, Lân 30kg.

* Cách bón: Khi làm đất rải toàn bộ vôi.

Bón lót: Toàn bộ chuồng và phân lân.

Bón thúc:

+ Lần 1: Khi cây được 7-10 ngày bón 2kg Urê + 1kg DAP (có thể ngâm phân, pha loãng rồi tưới ).

+ Lần 2: Khi cây được 15-17 ngày 3kg Urê + 2kg DAP (bón như lần 1).

+ Lần 3: Khi cây được khoảng 25-27 ngày bón 15kg N-P-K(20-20-15) + 2,5kg Nitrat Bo.

+ Lần 4: Khi cây được khoảng 40 – 45 ngày (bón lượng phân như lần 3).

► Sau khi thu hoạch lần đầu cứ khoảng 7 ngày bón 3kg(20-20-15)+3kg Urê +2kg Kali.

Theo cách 2: Phân chuồng hoai 1000kg, vôi 50 – 100kg; phân N-P-K:(20-20-15): 90

Bón lót (trước khi trồng 1 ngày): Toàn bộ phân chuồng hoai

- Bón thúc lần 1 sau khi gieo trồng 10-15 ngày cây có 3-4 lá thật: 20kg phân N-P-K:(20-20-15

- Bón thúc lần 2 sau khi gieo trồng 20-25ngày cây có tua cuốn: 30kgphân N-P-K:(20-20-15

- Bón thúc lần 3 sau khi gieo trồng 35-40 ngày khi cây đã cho trái: 40kg phân N-P-K:(20-20-15

-  Phân bón bà con dùng 20-20-15+ TE của đầu trâu là tốt nhất. Bón phân bằng cách vén màng phủ lên rãi phân một bên hàng cà hoặc đục lổ màng phủ giữa 2 gốc bầu rồi rải phân.

=>> Chú ý: Do đất tốt xấu khác nhau nên công thức phân trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Cách tưới nước và làm cỏ

Tưới nước: Tùy vào chân đất mà có cách tưới khác nhau. Bà con nên lắp đặt hệ thống tưới để giàm công chăm sóc

=>> Lưu Ý: không được tưới quá ẩm cây trồng rất dễ bị nấm bệnh. Ví dụ thối rễ, chết nhanh.

Làm Cỏ: Mật độ cỏ ít thì bà con nên nhổ cỏ, Nếu cỏ quá nhiều thì nên dùng thuốc cháy như  Gfaxone 20SL , power up 275sl.

Phòng trừ sâu bệnh hại:

Phòng trừ sâu hại

- Dế, sâu đất: Dùng thuốc Basudin hạt Padan, Regent hạt …

- Sâu vẽ bùa: Sử dụng Thianmectin 0.5ME, Nockthrin,…

- Bọ trĩ, bọ rùa: Sử dụng Confidor, Regent xanh.

- Sâu xanh, sâu ăn tạp: Sử dụng Thianmectin 0.5ME, Lannate, Dipel, …

- Rầy mềm, rầy bông: sử dụng Pesta 5SL, Supracide, Sevin…

- Rầy trắng: Thianmectin 0.5 ME (xịt vào chiều tối khi rầy ướt cánh), phun Mospha, Mospilan, Oncol …

Phòng trừ bệnh hai

- Thối cổ rễ (chết cây con): dùng No Mildew 25WP, hoặc vi sinh Bảo Đắc tưới rễ.

- Đốm lá: Thane M 80WP, Bavisan 50WP.

- Rỉ sắt: Thane M 80WP, Forwanil, …

- Nứt thân chảy mủ: Thane M 80WP, Kasurane, Benlat C, Cuzate…

- Khảm: Phòng trị côn trùng chích hút: bọ rĩ, rầy mềm, rầy bông…

Thu hoạch bầu lai F1

Thông thường 55 – 60 ngày có thể bắt đầu thu hoạch. Nếu chăm sóc tốt thời gian thu hoạch có thể kéo dài 25 – 30 ngày. Năng suất có thể đạt 3,5 – 4,5 tấn/1.000m2.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN