Chi tiết kỹ thuật cách trồng và chăm sóc vạn thọ pháp viền cho người mới chơi

 

Địa chỉ bán hạt giống cho bạn tham khảo

https://shopee.vn/product/27317075/20462309895/

https://dailyhatgiongcaytrong.com/

 

1. Đất trồng Vạn Thọ:

 Vạn Thọ không kén đất trồng .Thích hợp nhất là đát thịt nhẹ, nhưng nếu là đất cát pha , đất sét pha , đất có lẫn sỏi đá…cây hoa này vẫn sống được . Điều đòi hỏi là đất phải cao ráo , đủ ẩm và không úng thuỷ . ĐẤt nhiễm phén và nhiễm mặn cũng không trồng được Van Thọ .

 Trước khi trồng đất phải cuốc xới kỹ cho thật tươi xốp ,bốn lót phân vào hố trồng là được .
 Với vườn ươm thì cũng làm đất tơi xốp , trên mặt rãi một lớp phân bột tựa mùn , rồi mới gieo hạt.Gieo hạt xong ta rãi một lớp  mỏng rơm rạ trên khắp bề mặt líp ương  để khi tưới nước , dù với tia nhẹ cũng không làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây non sau này . Lớp rơm rạ mỏng này sau một tháng cũng mục nát thành phân , tăng thêm chất màu cho đất .

2. Bón phân :

 Trồng Vạn Thọ không cần bón nhiều phân. Giống hoa này thích hợp với phân chuồng hoai và cả phân rác mục. Khi lập vườn ương  thì chỉ cần rãi một lớp phân mỏng lên trên mặt đất . Khi cây đã cao lớn độ bảy tám phân thì bứng trồng vào hố  với khoảng cách giữa hai hố độ vài mươi phân . Hố chỉ cần đào sâu độ 15 phân , bên dưới bón lót mọt vốc lớn phân chuồng và phân rác là đủ . Có trường hợp nhà vườn không bứng cây trồng ra hố , mà cứ để cây mọc luôn trên vườn ương , sau khi tỉa bỏ hết những cây èo uột , bệnh tật …

 Nếu bứng cây con trồng vào giỏ hoặc vào chậu thì phải bón phân thật nhiều vào đất , để cây đủ sức bổ dưỡng cho đến ngày ra hoa . Đất trồng vào chậu gồm có đất mùn , rơm rạ mục ( hay phân rác mục) và phân chuồng hoai .Chỉ cần bón phân một lần và sau này không cần bón thúc cho cây cũng được .


3. Tưới cây :

 Nước dùng tưới vạn thọ là nước máy, nước giếng. Nước càng ngọt dễ làm cho cây tươi tốt hơn . Không nên dùng nước nhiễm phèn và nhiễm mặn để tưới cho cây . Với Vạn Thọ trồng trong mùa nắng nên tưới hai lần một ngày . Tưới sáng và chiều và tưới với lượng nước vừa phải cho đất đủ ẩm . Tưới nước nhiều bất lợi vì Vạn Thọ không sống được với đất úng thuỷ
.
• NHÂN GIỐNG

 Trồng hoa Vạn Thọ có hai cách : nếu trồng với số lượng nhiều thì  áp dụng theo cách gieo bằng hạt , còn nếu trồng bằng số lượng ít thì trồng bằng cách tách chồi . Nhưng cách trồng tách chồi không được phổ biến lắm .

1. Cách gieo hạt:

 Muốn có hạt  tốt để gieo , nhà vườn đã để ý chọn ra những cây mập mạnh , tươi tốt từ lúc còn là cây non trong vườn . Đã thế, những cây này còn phải nở hoa to và chọn ra những hoa to nhất để lấy hạt  làm  giống .
 Những hoa được chọn đều được làm dấu và cứ để hoa dính trên cây cho đến ngày nào thật khô mới hái xuống . Khi bóc lớp vỏ ngoài ra , ta thấy nhiều hạt dài màu đen xếp thành từng vòng từ ngoài vào trong . Nên chọn những hạt  ở các vòng ngoài làm giống, vì nó to hơn những hạt  ở vòng trong, hy vọng sau này cây con mọc lên sẽ khoẻ hơn .

 Nhưng cũng có người cho rằng, nên dùng những hạt  ở lõm giữa làm giống mới tốt . Và lấy hạt của những hoa nở đầu tiên trên ngọn mới hy vọng hoa đời sau mang đủ đặc tính tốt của cây  mẹ .

 Khổ nỗi , hạt  Vạn Thọ nẩy mầm tốt , nhưng phẩm chất hoa lại “ năm ăn  năm thua “ . Nghĩa là trồng 100 cây thì may ra chỉ được 850 cây ra hoa tốt như hoa cây mẹ , còn 50 cây khác thì ra hoa nhỏ , tiếng trong nhà nghề gọi đó là hoa đực . Và cây ra hoa đực đó g��i là bị “đốc chuồn chuồn “ phải nhổ bỏ !

 Hạt  được tách ra phải được đem ra nắng phơi khô , sau đem cất vào chai lọ bảo quản nơi thoáng mát để chờ trồng lứa sau . Đúng ra, những hạt  mới hái như vậy , đêm gieo sẽ cho kết quả cao hơn và cây mọc nhanh hơn .

 Hạt giống đem gieo xuống đất chỉ cần bốn năm ngày là mọc mầm . Cây con rất mau lớn . Sau một tháng cây vạn Thọ con đã lên cao cả tấc , có thể bứng ra trồng vào giỏ hoặc chậu kiểng , hoặc trồng lên líp .

 Khi bứng cây con phải bứng nguyên bầu đất , nếu bầu đất bị bể , rễ một đàng  đất một ngả thì khi trồng lại cây dễ mất sức , có khi bị chết .

 Nếu bứng có bầu thì trồng sang giỏ hay chậu , cây con cũng chỉ mất sức vài  ngày , sau đó bén rễ và lớn nhanh . Thế là ta ngắt đđọt  để cây trổ được nhiều nhánh và trong tưong lai mỗi nhánh như vậy có thể đơm được vài ba đoá hoa .

 Muốn có hoa Vạn Thọ bán đúng vào dịp Tết Nguyên Đán , thì đúng vào ngày rằm tháng 10 Am lịch ta bắt đầu gieo hạt. Qua đúng tháng sau cây cao được một tấc , bứng ra trồng vào giỏ . Kế đó khoảng  5 ngày thì bấm đọt để cây trổ ra nhiều nhánh , cho nhiều bông . Như vậy khoảng 23 tháng Chạp là hoa đã nở lai rai rồi …

2. Tách chồi :

 Nếu trồng ít ta có thể trồng Vạn Thọ bằng cách tách chồi . Muốn tách chồi ta cũng lựa ra những cây Vạn Thọ mẹ mọc sởn sơ nhưng chưa đến giai đoạn trổ hoa , lựa ra những chồi mập mạnh tách rời ra khỏi cây mẹ , rồi giâm xuống đất ẩm . Chồi giâm độ vài tuần thì ra rễ trở thành một cây con hoàn chỉnh . Ta có thể bứng(nguyên bầu ) ra trồng vào giỏ hay chậu . Cây sinh ra bằng cách tách chồi có ưu điểm là mau ra hoa , nhưng lại lắm nhược điểm như cây quá thấp , lại hoa nhỏ chóng tàn.

 Cũng xin được lưu ý là cách giâm chồi này , trong tuần đầu phải đem vào chỗ mát và giữ đất luôn luôn giữ độ ẩm , nếu không chồi khó sống .

• CHĂM SÓC

 Trồng Vạn Thọ không tốn nhiều công chăm sóc . Chính vì vậy người ta mới nói  giống hoa này dễ trồng . Công nặng nhất là tươí và nhổ cỏ dại . Vạn Thọ trồng vào mùa mưa gần như khỏi tưới , trừ những ngày nắng gắt . Còn trồng vào mùa nắng thì ngày nên tưới hai lần , sáng và chiều là đủ . Trong mùa mưa có một việc cần làm là vét mương rãnh quanh líp trồng để tránh nơi trồng khỏi úng  thuỷ.

        Vạn thọ chỉ sinh trưởng mạnh ở nơi có nắng vừa phải , nhưng phải thông thoáng .Vì vậy nên xếp giỏ hay chậu vào nơi rộng rãi , khoảng khoát ; không bị rợp bởi tàng cây hay mái che .

• THU HOẠCH VÀ BẢO QUAN HOA 

 Hoa Vạn Thọ được bán với hai dạng  : cây trồng trong giỏ tre hoặc trong chậu và cây lấy hoa để cúng . Trong cả hai dạng này khi bán là lúc cây đã trổ hoa .        Cây trồng trong giỏ là để chưng nguyên cây , hoa vừa mới chớm nở đã bán được , số hoa chưa nở , còn búp , người mua vẫn ưng ý chờ nở sau . Nhưng hoa để cúng thì thì tất cả hoa trên cây đã mãn khai hết mới tốt .

 Cây trồng trong giỏ hay trong chậu chỉ cần tưới nước đầy đủ để giúp cây tươi tắn . Ngoài ra, nếu có nhánh nào hơi yếu thì nên dùng que tre chống đỡ như cách chăm sóc cây hoa Hồng vậy . Chậu nào có nhánh hoa bị gãy , giá bán sẽ bị hạ thấp .

 Với cây lấy hoa để cúng , không ai cắt cành bán mà bán nguyên cây ( có cả rễ nhưng không có bầu đất ). Khi mua về , ta chọn những  cành mang hoa cắt ra để chưng vào lộc bình .

 Khi nhổ cây bán hoa cúng , nhà vườn tránh cho cây khỏi bị giập , gãy và bảo quản tươi tắn bằng cách chỉ nhổ vào lúc thật sáng sớm hoặc chiều tối . Sau đó, nhúng nguyên cây ( dựng đứng) vào thùng nước sạch , hoặc cuộn trong bao bố đã được nhúng nước ướt sẵn .
 Nếu mua về hoa còn tươi , cắt cành đem chưng hoa cũng tươi được bốn năm ngày …

• SÂU BỆNH

 Vạn Thọ rất ít bị sâu bệnh  tấn công. Nên trừ kiến , vì kiến bu lên cây dễ làm cho đọt và nụ hoa bị thui chột .

 Thỉnh thoảng cũng gặp một số cây bị thối rễ , nhưng không lây lan . Cây bị bệnh này có hiện tượng một số cành bị héo rũ , rồi cả cây bị héo và chết . Do bệnh không lây lan , hơn nữa giá trị của cây Vạn Thọ cũng không đáng giá là bao nên không ai nghĩ đến cách chữa trị , mà nhổ bỏ nguyên cây . Bệnh này là tuyến trùng gây ra và thường xảy ra ở những vùng đất thấp .

ĐỂ VẠN THỌ NỞ HOA ĐÚNG DỊP TẾT


Trồng vạn thọ không cần bón nhiều phân. Giống hoa này thích hợp với phân chuồng hoai và cả phân rác mục. Khi lập vườn ươm thì chỉ cần rải một lớp phân mỏng lên trên mặt đất.

Cây con sau khi ươm 15 - 17 ngày thì cấy ra giỏ. Đất trồng trong giỏ đã được trộn 0,3kg đất cát pha thịt + 0,3kg phân chuồng hoai nhuyễn + 10g bánh dầu xay nhuyễn. Chú ý giỏ chỉ vô đất khoảng 1/2 giỏ, phần còn lại khi bón thúc sẽ đầy.

Bánh dầu rất tốt cho hoa vạn thọ nên được sử dụng trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Cách dùng: Ngâm 10kg bánh dầu với 50 lít nước trong 10 ngày để bánh dầu phân hủy tốt rồi mới tưới cho cây. 10 ngày sau khi trồng nên tưới phân lần đầu với liều lượng 400 lít nước pha với 5 lít nước bánh dầu và 200g phân NPK (16:16:8) tưới cho 1.000 giỏ. Sau đó cứ 10 ngày thì tưới phân 1 lần, những lần sau tăng lượng nước bánh dầu lên 6 lít.
Hoa vạn thọ dễ trồng, không cần nhiều phân bón.

Bón thúc lần 1 sau khi trồng ra giỏ 15 ngày với tỷ lệ 100kg tro trấu + 100kg phân chuồng khô hoai +10kg bánh dầu nhuyễn cho 1.000 giỏ. Sau đó cứ 7 ngày bón 1 lần, tổng cộng bón 4 lần cho vạn thọ đến ngày nở hoa, ở lần bón 2, 3 thì tăng lượng bánh dầu lên 11 - 12kg. Lần 4 thì bằng lần đầu.

Khi cây được 35 ngày tuổi đã có 6 - 7 cặp lá, đồng thời các chồi nách ở lá 1, 2, 3 cũng vươn lên theo thì nên bấm đọt. Mục đích để cây không vượt quá mức và giúp các chồi nách phát triển tạo bông sau này đều mặt và đẹp. Chỉ nên chừa 5 - 6 cặp chồi nách sẽ tốt hơn. Đối với vạn thọ cao bấm đọt trễ nhất là ngày 5.12 âm lịch và vạn thọ lùn là 10.12 âm lịch. Khi cây được 45 ngày tuổi thì tất cả các ngọn đã có nụ, hãy tỉa bỏ tất cả các chồi nhỏ trong các nhánh chỉ chừa 1 bông chính thì hoa mới lớn và đẹp. Ở giai đoạn hoa bắt đầu nở thì lượng phân bón và thuốc giảm, tránh lạm dụng phân và thuốc làm cây chết héo, hoa nở không lớn và không vun tròn.

Khi hoa có khả năng nở sớm hơn dự định có thể hãm tốc độ nở hoa bằng cách tưới thêm phân urê theo tỷ lệ 10g/10 lít nước. Tưới ngày 2 lần (sáng, chiều) để kéo dài thời gian sinh trưởng của cây. Công việc này thực hiện lúc cây 50 ngày tuổi.

Ngược lại khi thấy hoa có khả năng nở muộn thì có thể xử lý bằng cách ngưng tưới nước 1 - 2 ngày để cây có triệu chứng thiếu nước nặng. Khi lá vừa héo rũ thì nên tưới nước lại vừa đủ ướt đất trong giỏ. Những ngày tiếp theo tưới nước đậm pha với bánh dầu (6 lít nước bánh dầu với 400 lít nước cho 1.000 giỏ) để cây sinh trưởng tốt. Có thể sử dụng Nitrat Kali (KNO3) theo nồng độ khuyến cáo để kích thích ra hoa sớm.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN