hướng dẫn cách trồng và chăm sóc dưa lê cho sai quả | Quy trình kỹ thuật trồng dưa lê siêu ngọt

hướng dẫn cách trồng và chăm sóc dưa lê cho sai quả | Quy trình kỹ thuật trồng dưa lê siêu ngọt

1. Thời vụ 
Dưa lê là loại cây có biên độ nhiệt rộng hơn dưa hấu (18- 32oC). Vì vậy dưa lê thường được trồng chủ yếu ở miền Bắc.
Thường trồng từ tháng 2- tháng 9 dương lịch. Tuy nhiên dưa lê xuân hè gieo trồng thích hợp nhất vẫn là sau tiếp lập xuân.
 
2. Chuẩn bị theo kỹ thuật trồng dưa lê
Đất trồng: đất trồng tơi xốp, thoát nước tốt, thường là đất thịt nhẹ pha cát ,đất phù sa ,đất trộn chấu ( đất vừa thoát nước tốt vùa giữ được nhiệt độ của đất).
Giống : nên chọn giống F1 siêu ngọt: dưa có kích thước vùa phải, độ ngọt cao, vỏ xanh da đá hoặc trắng, cứng , cùi dày, ít hạt , vị thơm…
Chậu nhựa hoặc thùng xốp và dụng cụ làm vườn(xẻng nhỏ, bình phun sương…)
 
3. Kỹ thuật trồng dưa lê
Ngâm ,ủ, ươm mầm cây: Ngâm hạt giống trong nước sạch(28-32oC)  khoảng 2 tiếng , sau đó vớt ra cho vào khăn ấm để ủ khoảng 2-3 ngày hạt sẽ nứt nanh mầm.
Ươm cây ra khay ươm với thời gian khoảng 10-14 ngày.Lúc đó cây có khoảng 2 lá thật thì tiến hành trồng cây ra chậu.
Đối với kỹ thuật trồng dưa lê trong chậu thì ta nên đổ đất đã chuẩn bị vào chậu rồi mang cây con ra trồng. Nếu trồng cho leo giàn thì cây cách nhau 50cm ,hàng cách nhau 1,5m. Nếu trồng cây cho bò đất thì khoảng cách cây cách nhau 50cm ,hàng cách nhau 4m. bạn nên tìm hiểu cách trồng trong nhà kính, nhà lưới
 
4. Chăm sóc theo đúng kỹ thuật trồng dưa lê
Ngay khi đặt cây con trồng nên tưới ngay nước để cây liền thổ nhưng không để ngập nước. Sau đó từ đó cứ ngày 1 lần tưới nước cho cây. Lúc cây bắt đầu ra hoa có quả thì nên tưới nhiều hơn 2 lần 1 ngày vào sáng sớm và chiều tối.
Bón phân: thời gian sinh trưởng cây rất ngắn thường 40-50 ngày là cho lứa quả đầu tiên nên cần cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cây, đặc biệt là lân.
Bấm ngọn và ghim nhánh: khi thân được 5 nhánh lá thì bấm ngọn để cho 2 nhánh cấp 1 phát triển, khi nhánh cấp 1 được 5-6 lá thì bấm ngọn để 5 nhánh cấp 2 phát triển, khi nhánh thứ 2 được 5-6 lá thì bấm ngọn để 5 nhánh cấp 3 phát triển.
Khi bấm ngọn 3 lần một cây dưa có thể có 72 hoa cái có khả năng cho trái. Mỗi cây dưa chỉ nên để 6 – 14 trái tuỳ theo lực của cây. Để tránh bị gió lật giây dưa nên dùng đất phủ lên dây dưa từng quảng 50 – 60 cm, hoặc dùng gim tre để cố đinh dây dưa.
Trong quá trình chăm sóc nên che quả dưa bằng lá để quả dưa không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp làm mất màu tự nhiên và xuất hiện nhiều vân xanh.
 
5. Thu hoạch
Từ lúc trồng đến khi thu hoạch khoảng 60 ngày, từ lúc hoa cái tàn đến khi quả chín khoảng 30 – 35 ngày, lúc này quả dưa có màu trắng sáng (bạch lê). Thời gian cho thu hoạch rộ khoảng 25 – 30 ngày. Thu hoạch dưa xong cần xếp dưa ở nơi thoáng mát khoảng 1 – 2 ngày để tăng phẩm chất và hương vị dưa lê.
 
6. Để lại giống cho vụ sau
Đối với kỹ thuật trồng dưa lê  như trên có thể lấy quả để làm hạt giống cho vụ sau. thường chọn quả trên nhánh cấp 2 để quả chín thêm vài 3 ngày trên cây và vài 3 ngày để trong nhà. Sau đó bổ quả lấy hạt, đãi hết hạt nép rồi đem phơi nắng 2-3 ngày để bảo quản  rồi cất giữ cho vụ sau,

BÀI VIẾT LIÊN QUAN