Hướng dẫn Chi tiết cách trồng rau mồng tơi tím bằng hạt đơn giản, hiệu quả

 

Địa chỉ bán hạt giống cho bạn tham khảo

https://shopee.vn/product/27317075/20559547689/

https://dailyhatgiongcaytrong.com/

 

Khi nào nên trồng rau mồng tơi bằng hạt?

Thời vụ trồng rau mồng tơi sẽ phụ thuộc vào thời tiết, cụ thể: 

  • Nếu ở miền Nam thời tiết nắng nhiều, rau mồng tơi trồng được quanh năm.
  • Nếu ở vùng miền khác, thì bạn nên trồng vào lúc thời tiết ấm áp, có nắng nhiều thì sẽ thuận lợi hơn.

Quy trình cách trồng rau mồng tơi bằng hạt đơn giản, ai cũng làm được

Hiện nay, cách trồng rau mồng tơi bằng hạt được chia làm 2 phương pháp: Gieo hạt trực tiếp hoặc ươm hạt nảy mầm rồi gieo.

Chuẩn bị

Bạn cần chuẩn bị những đồ dùng sau cho việc trồng rau mồng tơi gồm:

  • Hạt mồng tơi
  • Khăn vải mỏng
  • Đất
  • Dụng cụ để chứa như chậu cây, thùng xốp, hộp hoặc khay nhựa 
  • Xẻng trồng cây
  • Phân hữu cơ
  • Rơm (không bắt buộc)

Các bước thực hiện

Nếu gieo hạt trực tiếp, bạn thực hiện theo các bước sau:

  • Lấy đủ số lượng hạt cần gieo
  • Sau đó tiến hành trộn đất và đổ đất vào chậu. Đất để trồng có thể sử dụng đất lấy trong vườn hoặc mua đất sạch ở cửa hàng đều được. Trải đều đất ra chậu. Lượng đất đổ vào nên cách mặt chậu khoảng 6cm. 
  • Rắc đều một lớp phân hữu cơ mỏng lên bề mặt. Phân có thể sử dụng gồm phân bò, phân gà hoặc phân dê. Các loại phân nên được ủ hoai hoặc mua phân đóng túi đã qua xử lý.
  • Bạn trộn đều lớp phân trên bề mặt và lớp đất bên dưới. Sau đó trải lại lớp hỗn hợp này cho bằng phẳng.
  • Tưới nước cho ướt đều hỗn hợp đất trồng này.
  • Gieo hạt lên lớp đất sao cho mỗi hạt cách nhau khoảng 10cm.
  • Bạn có thể phủ một lớp rơm mỏng lên bề mặt hoặc bỏ qua bước này nếu không có sẵn rơm.
  • Sau khi gieo hạt, bạn hãy tưới nước thêm lần nữa cho ướt đều.

Với cách ươm cho nảy mầm rồi mới gieo, thì hạt sẽ nảy mầm nhanh hơn và cây sẽ lên đều hơn. Sau đây là các bước thực hiện:

  • Ngâm hạt trong nước pha theo công thức 3 phần nước sôi và 2 phần nước lạnh. Thời gian ngâm hạt mồng tơi là từ 5 - 6 tiếng.
  • Tiếp theo, bạn ủ hạt bằng khăn ướt. Đổ hạt đã ngâm vào khăn và xếp khăn lại rồi nhúng khăn vào nước cho ướt đều. Sau đó, bóp khăn cho ra bớt nước sao cho lượng nước trong khăn vừa đủ ẩm là được.
  • Bỏ khăn vào hộp nhựa kín để ủ. Bạn lưu ý đặt hộp nhựa trong nhà, nơi thoáng mát và không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào. Không đặt trong phòng có máy lạnh vì sẽ khiến hạt lâu nảy mầm.
  • Mỗi ngày xả nước bẩn một lần để tránh nấm mốc. Tuy nhiên, bạn cần giữ khăn vừa đủ ẩm, không nên còn quá nhiều nước. Sau đó, bỏ lại hộp nhựa kín để ươm tiếp.
  • Thường sau 4 ngày hạt sẽ nảy mầm. Lúc này, bạn hãy lựa hạt nảy mầm trước để gieo. Số hạt còn lại cần lặp lại các bước trên để tiếp tục ươm.
  • Bạn có thể tận dụng khăn ướt hoặc giấy ngấm nước đậy hạt đã nảy mầm để tránh làm khô hạt.
  • Cuối cùng, bạn hãy trộn đất và gieo hạt. Tạo ra lỗ không quá sâu bằng ngón tay trỏ để đặt hạt đã nảy mầm vào và lấp đất rồi tiếp tục các bước còn lại tương tự cách gieo hạt trực tiếp.

Thành phẩm

  • Với phương pháp gieo hạt trực tiếp, hạt sẽ nảy mầm sau khoảng 7 - 10 ngày. Đối với cách ươm hạt trước, hạt sẽ nảy mầm sau 4 - 5 ngày.
  • 10 ngày sau khi gieo, cây mồng tơi sẽ dần xuất hiện những cây con đang phát triển.

 

 

Cách chăm sóc rau mồng tơi trồng bằng hạt

Khi cây mồng tơi được khoảng 25 ngày tuổi, bạn nên cắt ngọn cho cây. Vị trí cắt bắt đầu từ lá thật thứ 3 hoặc thứ 4 trở lên. Sau khi cắt ngọn, bạn hãy rải một lớp phân hữu cơ mỏng lên bề mặt rồi tưới nước.

  • Sau một thời gian ngắn, cây sẽ tiếp tục ra ngọn mới và có thể thu hoạch tiếp.
  • Khi cắt ngọn lần 2, bạn nên cắt lá 3, 4 và ngắt các lá mầm để thân cây rau mồng tơi phát triển ngọn lá được mạnh hơn.
  • Sau mỗi lần thu hoạch tiếp tục bón thêm một lớp phân hữu cơ mỏng lên bề mặt và tưới nước. Cây ra ngọn mới là có thể thu hoặc tiếp.

Lưu ý khi gieo trồng mồng tơi bằng hạt

  • Khi trồng rau vào mùa mưa có độ ẩm cao, cây rất hay gặp bệnh đốm mắt cua hay còn gọi là bệnh đốm nâu. Cách chữa trị là pha nước nóng và lạnh theo tỷ lệ 1:1. 
  • Đối với lượng hạt mồng tơi còn dư chưa sử dụng, bạn nên bịt kín. Sau đó đặt gói hạt vào trong ngăn mát tủ lạnh để bảo quản hạt được lâu hơn.
  • Rau mồng tơi ưa sáng, không thích nắng gay gắt. Nếu trời nắng gắt, bạn nên dùng lưới che nắng.
  • Tưới nước giữ ẩm để hạt nảy mầm từ 1 - 2 lần mỗi ngày vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát tùy theo điều kiện thời tiết. Không nên để đất khô, hạt sẽ khó nảy mầm. Trong trường hợp trời không có nắng, đất còn ẩm và trời mưa thì không cần tưới.
  • Nếu lỡ gieo hạt quá dày, bạn cần phải tách cây ra riêng để cây phát triển tốt. Với những hạt được gieo thưa thớt, mật độ hợp lý thì không cần phải bứng tách cây. Nên bứng tách cây vào lúc chiều mát. Cây sau khi tách nên để trong mát hoặc sử dụng lưới cách nắng từ 3 - 4 ngày cho cây phục hồi.

Với hướng dẫn trên, hy vọng bạn đã biết cách trồng rau mồng tơi bằng hạt dễ thực hiện, cây vừa lớn nhanh với tỉ lệ sống cao. Ngoài cách sử dụng hạt, bạn có thể tham khảo trên Cleanipedia thêm nhiều thông tin về các cách trồng và chăm sóc rau mồng tơi khác. Chúc bạn thành công và có thêm nguồn rau tươi sạch để gia đình thưởng thức nhé!

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN