Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa hấu không hạt cho người mới

 

1. Xử lý hạt giống trước khi gieo

- Hạt giống dưa hấu không hạt có vỏ khá dày và rất khó nảy mầm, vì vậy cần phải xử lý hạt trước khi gieo để cải thiện hạt nảy mầm. Để xử lý hạt giống trước khi gieo bạn có thể làm theo 2 cách dưới đây:

Cách 1 ngâm hạt giống:

Địa chỉ bán hạt giống cho bạn tham khảo

https://shopee.vn/product/27317075/20953848531/

https://dailyhatgiongcaytrong.com/

 

- Đầu tiên bà con cần chuẩn bị nước sôi và nước lạnh theo tỷ lệ 2:1, sau đó đổ vào chậu sạch, sau đó đổ hạt giống dưa hấu không hạt vào và khuấy liên tục cho đến khi nước giảm xuống còn 40 độ C thì ngừng khuấy và tiếp tục ngâm hạt trong 1 - 1.5 giờ. Chà đi chà lại hạt để loại bỏ chất dính trên bề mặt hạt.

- Rửa qua hạt với nước sau đó cho hạt vào khăn ẩm được vắt sạch nước, và ủ  cho vào túi nilon để nơi có nhiệt độ 33 - 35 độ C thì sau 20 - 44 giờ hạt bắt đầu nảy mầm, hạt nào nảy mầm trước đem trồng trước, và tiếp tục ủ.

Cách 2 bấm hạt giống:

- Hạt giống dưa hấu không hạt có lớp vỏ khá dày vì vậy cần lấy bấm móng tay cắt phần rốn hạt, lưu ý không được cắt vào phôi hạt và không được cắt rốn hạt quá nhiều, tránh khi hạt nảy mầm bị rơi luôn ra khỏi vỏ. Sau đó gieo hạt trực tiếp vào bầu đã được tưới ẩm (1hạt /bầu), không cần ngâm ủ hạt, không nên tưới nước liên tục, chỉ tưới nước khi thấy cây đã mọc (khoảng 2 – 3 ngày sau gieo) khi cây có 2 lá thật đem trồng ra ruộng (sau gieo khoảng 6 – 7 ngày).

Gieo giống dưa hạt để thụ phấn

- Dưa hấu không hạt là loại dưa hấu tam bội, noãn của nó không thể phát triển thành hạt, vì vậy nó được gọi là dưa hấu không hạt tam bội, do đó cần phải thụ phấn với dưa hấu có hạt.

- Bạn tiến hành trồng thêm từ 1/20 đến 1/10 diện tích gieo trồng bằng giống dưa có hạt để lấy phấn thụ cho dưa không hạt. Bạn nên gieo trồng sau 5 ngày kể từ khi gieo hạt giống dưa hấu không hạt.

2. Chuẩn bị đất gieo trồng dưa hấu

- Bạn nên chọn loại đất màu mỡ, có khả năng thoát nước tốt, không nên trồng dưa hấu trên những ruộng đã từng trồng dưa hấu hoặc những loại cây trồng thuộc họ bầu bí ở vụ trước đó. Nên thực hiện luân canh ít nhất là 3 vụ với cây lúa nước hay cây bắp.

- Thu dọn tàn dư cây vụ trước, cày sâu, làm tơi nhỏ đất, nhặt sạch cỏ dại. Lên mặt luống rộng 2,5 đến 3m đối với trồng đơn hoặc mặt luống rộng 5 m đối với trồng hàng đôi. Rãnh rộng 30cm, sâu 25cm, theo hướng đông – tây để có nhiều ánh sáng.

- Bón phân chuồng (5 đến 10 m3/1000m2) hoặc những loại phân hữu cơ khác tùy thuộc vào điều kiện canh tác ở mỗi vùng + 50kg NPK loại 20-20-15 (mùa mưa dùng loại 16-16-8), bón vôi (50 tới 150 kg/1000m2 tùy thuộc vào từng loại đất, độ Ph của đất nằm trong khoảng 6 đến 7 là phù hợp nhất), bón thêm Vicarben 3 – 4 kg/1000m2 để chống sâu xám và nhộng của các loại côn trùng khác

- Trải bạt plastic (màng phủ nông nghiệp) lên trên mặt luống, đục những lỗ cách nhau 40cm.

3. Mật độ và cách trồng dưa hấu không hạt

- Mật độ trồng dưa hấu khoảng 800 – 900 cây/1000m2. Khoảng cách trồng: Cây x cây 40cm trồng luống đơn.

- Khi cây con có 2 lá thật thì tiến hành trồng ra ruộng. Rạch túi bầu và đặt cây vào lỗ đục sẵn, lấp đất kỹ. Không nên trồng sâu quá, tưới đủ ẩm trong 3 ngày đầu. Có thể phun thuốc trừ bọ trĩ, sâu ăn lá, rệp trước khi trồng cây ra ruộng.

4. Kỹ thuật chăm sóc cây dưa hấu không hạt

- Để cây dưa hấu không hạt phát triển tốt, bạn nên phủ rơm xung quanh lên cây. Bởi cách này không những giúp giữ được độ ẩm cho đất, cản trở sự phát triển của cỏ dại vừa giúp trái cây phát triển quả sạch.

- Thêm nữa, bạn nên tưới nước thường xuyên và đều đặn cho cây từ lúc bắt đầu hình thành. Đặc biệt, khi dưa đang trong thời kỳ phát triển mạnh, chúng cần từ 0,01-0,03 lít nước mỗi tuần. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng, không để cây bị úng nước. Hơn nữa, nên tưới nước vào buổi sáng, không tưới từ trên cao xuống, tránh làm ướt lá dưa. Dưa ngọt nhất là khi thời tiết khô.

- Sau trồng 15 ngày (cây có 5 - 6 lá) thì bấm ngọn, tỉa bỏ các nhánh phụ chỉ giữ lại 2 nhánh phụ khỏe nhất cho bò song song vuông góc với mặt luống.

- Khác với dưa có hạt khi trồng giống dưa không hạt nhất thiết bà con phải thụ phấn bổ sung thì cây mới đậu trái. Khi cây ra nụ cái thứ 3 trên thân chính hoặc nụ cái thứ 2 trên nhánh phụ thì tiến hành thụ phấn bổ sung bằng cách dùng hoa đực úp vào nhị hoa cái vào những hôm nắng ráo từ khoảng 6 - 8 giờ (mùa hè) hoặc 7 - 9 giờ (mùa thu - đông).

- Thời gian thụ phấn bổ sung thường kéo dài khoảng 5 - 6 ngày. Trên mỗi cây chỉ nên tuyển lấy 1 trái, trường hợp không đậu trái trên thân chính thì mới lấy trái trên nhánh phụ sẽ cho độ đồng đều cao, cho năng suất và chất lượng dưa tốt nhất.

- Khi màu quả chín tới, để ngăn hiện tượng thối diễn ra, người trồng nên nhẹ nhàng nhấc quả đặt nên rơm hay chỗ đất khô để quả cho năng suất hơn

5. Bón phân cho dưa không hạt

-  Bón thúc lần 1 sau trồng 15 ngày: 25 – 30 kg NPK 20-20-15 + 5 kg kali;

- Bón thúc lần 2 sau trồng 30 - 35 ngày: 20 – 25kg NPK 20-20-15 + 5-7 kg kali;

- Bón thúc lần 3, 4 và 5 sau trồng 45 - 50 ngày bằng cách hòa 3 – 4 kg NPK để tưới/1 lần, tưới 3 - 4 lần cách nhau 3 ngày.

- Có thể phun hoặc tưới nitrat kali (KNO3) hoặc phun thêm các loại phân vi lượng 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 2 - 3 ngày nhằm tăng độ đường cho quả.

- Tuyệt đối không được bón nhiều đạm hoặc sử dụng các loại thuốc kích thích sinh trưởng vào giai đoạn nuôi quả lớn làm nứt quả, giảm chất lượng quả.

6. Phòng trừ sâu bệnh cho dưa hấu

- Trong suốt quãng thời gian thực hiện kỹ thuật trồng dưa hấu không hạt thì không tránh khỏi trường hợp cây bị nhiễm sâu bệnh.

- Để có thể ngăn ngừa cũng như tiêu diệt chúng sớm nhất không ảnh hướng tới cây dưa hấu thì bạn cần phải thường xuyên quan sát cây, nếu phát hiện thì mau chóng xử lý.

a, Sâu hại

- Rải Basudin hoặc Furadan để xử lý đất, tiêu diệt tuyến trùng, dế, sâu đất và những loại côn trùng có hại, ảnh hưởng tới đất trồng dưa hấu không hạt.

- Những loại bọ rùa, sâu ăn tạp, sâu xanh bạn sử dụng thuốc Selecron (15 – 20cc/8 lít nước), Polytrin P (10 – 20cc/8 lít nước) hay March (10 cc/ 8lít nước) để phun cho cây.

- Bọ trĩ (rầy lửa) thì xử lý bằng thuốc Actara (1cc/8lít nước), sâu vẽ bùa (ruồi đục lá) sử dụng thuốc Vertimec (5-10cc/8lít nước) hay Trigard (10cc/8lít nước).

b, Bệnh

- Một số loại bệnh phổ biến khi thực hiện cách trồng dưa hấu không hạt thường gặp phải như:

- Bệnh chết rạp cây con (Rhizoctonia sp) chữa trị bằng thuốc Ridomil Gold hay bạn có thể xử lý hạt giống.

- Bệnh thán thư phun Score (5 tới 10 cc/ 8lít nước) để xử lý.

- Bệnh nứt thân, chảy mủ bạn sử dụng Score (theo liều lượng 5 tới 10 cc/ 8lít nước)

- Bệnh đốm lá (Pseudoperonospora sp) sử dụng Ridomil Gold (25 tới 30g/ 8lít nước) để đối phó với bệnh.

Lưu ý: Trước khi thực hiện việc phun thuốc cho cây bạn cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, làm theo hướng dẫn in trên bao bì sản phẩm để đảm bảo cho sức khỏe của cây dưa hấu không hạt.

7. Thu hoạch dưa hấu không hạt

- Sau khoảng 60 – 65 ngày gieo trồng thì dưa hấu không hạt bắt đầu chín là có thể thu hoạch được. Việc thu hoạch như thế nào để quả luôn được tươi ngon và đảm bảo dinh dưỡng là rất quan trọng.

- Lấy tay đập vào quả dưa hấu, nếu có âm thanh rỗng, chúng sẽ chưa chín. Tiếp đến, nhìn màu sắc trên đỉnh quả dưa, nếu dưa chín thì màu của nó ít tương phản với các đường gân trên quả. Ngoài ra, người trồng có thể nhìn vào màu sắc ở dưới đáy quả, nếu dưa chín thì đáy có màu vàng, còn chưa chính sẽ có màu trắng, nhợt. Dây, lá dưa, đầu tua ngay đốt quả chuyển vàng, cắt cuống dài 8 - 10 cm.

- Dưa hấu được thu hoạch có ruột đỏ tươi, rất đẹp, thịt chắc, trọng lượng của trái dưa hấu lúc thu hoạch trung bình từ 3 đến 5 kg.

8. Phương pháp bảo quản dưa hấu

- Cho mỗi quả dưa vào một túi nilon, túm chặt lại, để vào chỗ râm mát, không cho ánh nắng chiếu vào. Trường hợp dùng hầm rau hay hầm ở dưới đất để bảo quản dưa thì càng tốt; phải luôn giữ dưa ở trong trạng thái thiếu oxy tự nhiên và ở chỗ có nhiệt độ thấp. Có thể chồng tầng lên nhau nếu bảo quản số lượng nhiều, lót rơm hay cỏ khô giữa các tầng và lớp đáy cuối cùng.

- Trong quá trình bảo quản, phải thường xuyên kiểm tra, nếu thấy quả nào có hiện tượng xấu thì loại bỏ để tránh lây lan. Dưa đủ tiêu chuẩn có thể bảo quản 15 - 20 ngày.

- Sử dụng kho lạnh bảo quản dưa hấu có thể giữ được lâu hơn từ 30 - 35 ngày trở lên. Dưa để bảo quản chọn loại cứng vỏ, cứng cùi, chín 8/10, loại bỏ cuống ở núm. Dùng rượu trắng hay nước muối nồng độ 5% vừa lau vừa rửa vỏ quả. Để vào kho lạnh khô ráo sạch sẽ, không khí lưu thông, điều chỉnh nhiệt độ vừa phải, tốt nhất là khoảng 15 độ C.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN