kỹ thuật trồng bí ngô trong thùng xốp cho năng suất cao | Cách trồng bí đỏ (bí ngô) trong thùng xốp 2. Kỹ thuật trồng cây bí đỏ tại nhà
1 Tiến hành ngâm ủ hạt
Hạt giống bạn có thể mua ở siêu thị, chợ hay các trung tâm cây giống. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn hạt từ những quả bí già rồi đem rửa sạch + phơi khô.
Để trồng cây bằng phương pháp ươm hạt, bạn ngâm hạt bí giống vào nước ấm khoảng 30 – 35°C trong 6-8 tiếng. Tiếp đến vớt hạt ra, đem ủ trong khăn ẩm 1-2 ngày là hạt bắt đầu nứt nanh.
Khi kiểm tra thấy hạt nứt nanh, bạn đem ươm hạt vào các bầu đất chuẩn bị trước. Tạo những lỗ sâu khoảng 1cm rồi cho hạt vào. Mỗi lỗ bạn có thể gieo 1,2 hạt và lấp đất mỏng lên. Sau khi gieo xong, bạn tưới nước ẩm và đặt chậu ươm nơi có ánh nắng nhẹ chiếu vào.
Khi cây được 2-3 lá mầm là có thể tiến hành di chuyển cây từ bầu đất sang chậu trồng.
2. Tiến hành trồng bí đỏ
Sau 7-10 ngày ươm, cây sẽ cho 2-3 lá mầm. Bạn có thể chuyển cây sang chậu trồng đã chuẩn bị từ trước. Tạo những hố sâu đủ lớn để đặt bồng, nhấc nhẹ nhàng bồng cây sang chậu mới tránh làm đứt rễ.
Sau khi lấp đất xung quanh, bạn có thể sử dụng bèo hay rơm rạ che phủ quanh gốc để giữ độ ẩm. Tưới nước ngay sau khi trồng, không nên tưới quá nhiều mà chỉ cần tưới đủ để đất ẩm.
Lúc này, bạn không nên đặt chậu cây ra ngoài nơi có ánh nắng trực tiếp, đặt cây trong bóng râm khoảng 10 ngày trước rồi mới chuyển ra vị trí trồng lâu dài.
3. Kỹ thuật chăm sóc bí đỏ
3.1 Tưới nước đúng cách
Bạn không cần phải tưới quá nhiều nước cho bí đỏ. Khoảng 10 ngày mới trồng, bạn tiến hành tưới 2 lần mỗi ngày để giữ ẩm cho đất. Sau thời gian này, thì khoảng cách 2-3 ngày mới tưới một lần cho bí. Vào thời điểm bí đỏ ra hoa và trái nhỏ, cần cung cấp lượng nước nhiều hơn để đảm bảo sự phát triển của bí.
Một bí quyết giúp cây luôn xanh tốt, đó chính là sử dụng nước vo gạo để tưới cây. Trong nước vo gạo chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự sinh trưởng của cây. Không riêng gì cây bí đỏ, nước vo gạo phù hợp với tất cả loại cây.
3.2 Lưu ý chung trong quá trình chăm sóc bí ngô
Khi thân bí dài khoảng hơn 1m thì bạn tiến hành đắp thêm đất vào gốc cây. Kích thích rễ phụ phát triển giúp cây hút được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Khi thân chia nhiều nhánh phụ, bạn nên tỉa bớt chỉ để lại 2-4 nhánh. Mục đích cho cây tập trung phát triển chất dinh dưỡng nuôi trái chứ không nuôi dây và lá. Ngoài ra bạn cần tỉa bớt lá vàng, lá sâu xung quanh gốc và ở trên dây. Nhằm hạn chế nấm quanh gốc, đồng thời cũng tạo điều kiện cho ong bướm dễ dàng thụ phấn cho hoa.
Một trong những cách tăng khả năng đậu trái đó chính là thụ phấn nhân tạo. Vào những ngày trời nắng ráo, bạn tiến hành ngắt hoa đực bỏ hết đài và cánh hoa, quét nhị đực lên nướm vòi hoa cái. Nếu như khu nhà bạn ở có nhiều ong bướm lui tới thì có thể bỏ qua bước này.
Sau khi cây được 15 ngày tuổi, bạn nên bón thúc phân gà – phân bò hay phân trùn quế hoai mục quanh gốc. Kể từ đó, cứ cách 20 ngày bạn bón cho cây đợt tiếp theo.
3.3 Phòng trừ sâu bệnh
Bí ngô là cây được đánh giá có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Tuy nhiên, nếu gặp chế độ tưới nước không hợp lý hay thời tiết không ủng hộ thì cây vẫn có khả năng bị bệnh.
Các loại sâu đục quả, sâu xanh, nhện đỏ, rầy rệp, sâu đất, … Để ngăn ngừa những loại sâu này, đơn giản bạn chỉ cần cung cấp đủ nước cho cây trồng. Ngoài ra cần làm cỏ quanh gốc, cắt bỏ lá già lá vàng. Khi phát hiện sâu bệnh thì bạn cần tiến hành dùng thuốc phun kịp thời. Tốt nhất bạn nên ra các điểm bán thuốc bảo vệ thực vật để được tư vấn nhiều hơn.
4. Thu hái và bảo quản bí đỏ
Sau khoảng 3 tháng trồng là bạn đã có thể bắt đầu nhìn thấy thành quả của mình. Năng suất nhiều hay ít phụ thuộc vào quá trình chăm sóc cây.
Khoảng 30 ngày tính từ ngày đậu quả, là trái có thể thu hoạch. Nếu bạn muốn để được lâu hơn, thì đợi cho quả bí ngô chín già, vỏ cứng và có lớp phấn trắng. Lúc này bạn ngắt trái và để nơi thoáng mát. Thời gian bảo quản có thể đến vài tháng đó.
Kết nối với chúng tôi