Kỹ thuật trồng cây hoa Thiên lý và mẹo để hoa nở nhiều qua | Quy trình kỹ thuật trồng thiên lý

Kỹ thuật trồng cây hoa Thiên lý và mẹo để hoa nở nhiều qua | Quy trình kỹ thuật trồng hoa thiên lý

 
1. Tưới nước
Mỗi ngày bạn tưới nước 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát cho đến khi cây phát triển tốt thì giãn số lần tưới ra, chỉ cần tưới cách ngày hoăc 2 – 3 ngày/lần.
Đảm bảo đủ nước, không để gốc quá khô nhưng đừng tưới đẫm nước. Đặc biệt là khi cây chớm nụ.
 
2. Bón phân
Để cách trồng hoa thiên lý được hoàn hảo thì không thể thiếu việc bón phân cung cấp dinh dưỡng cho cây. Thời gian bón phân như sau:
Sau khi trồng vào chậu hay trồng ra đất được 2 tuần, bạn dùng phân trùn quế hoặc phân chuồng để bón.
Cứ sau 2 – 3 tuần bạn lại bón tiếp 1 đợt như vậy thì đảm bảo cây đủ sức cho nhiều hoa.
 
3. Làm giàn cho hoa thiên lý
Việc làm giàn giúp cây phát triển tốt, hứng được nhiều ánh sáng hơn và tạo điều kiện ra hoa nhiều hơn.
Tùy vào địa điểm trồng cũng như sở thích của bạn mà có cách làm giàn khác nhau. Có thể làm giãn chữ A hay kiểu giàn mướp, giàn bầu,… Bạn cũng có thể tận dụng giàn hoa thiên lý làm nơi thư giãn uống trà, thưởng thức mùi hương thoang thoảng của hoa.
Cần đảm bảo giàn được làm vững chắc và dễ bám để dây phát triển mạnh. Ngoài ra, khi dây leo lên giàn, bạn cũng cần theo dõi định hướng leo cho mỗi dây, không để leo chồng chéo lên nhau mất thẩm mỹ mà lại cho năng suất kém.
 
4. Kích thích hoa thiên lý trổ hoa quanh năm
Thông thường nếu bạn chỉ nắm được cách trồng hoa thiên lý và cách chăm sóc như trên, giàn hoa nhà bạn sẽ chỉ nở vào mùa nắng. Mùa đông, do thời tiết lạnh nên đa số thiên lý ngưng ra hoa. Nhưng nếu bạn nắm được bí quyết kích thích sau đây thì giàn hoa thiên lý nhà bạn sẽ có xu hướng nở hoa không ngừng:
Tỉa bỏ những cành ốm yếu, cành sâu bệnh và các cành phụ. Mỗi gốc chỉ để nhánh chính.
Dùng phân hữu cơ, phân vi sinh và tưới nước nhiều để kích thích cây sinh trưởng phát triển mạnh.
Theo đó, đến mùa xuân, những cành chính sẽ đâm chồi và ra hoa.
Ngoài ra, việc thắp đèn cũng kích thích cây ra hoa. Bạn có thể nhờ ánh sáng đèn hỗ trợ chiếu sáng cho cây vào tầm tháng 2 âm lịch. Bạn chỉ cần thắp từ 19 – 22h đêm và tiếp tục từ 3h – 5h sáng là đủ để cây nhanh chóng ra hoa.
 
5. Phòng trị bệnh cho hoa thiên lý
Đây là loài cây ít bị sâu bệnh tấn công nhưng trong quá trình học cách trồng hoa thiên lý, bạn cũng nên nắm những nguyên tắc phòng chống sâu bệnh hại cây sau đây:
Vào mùa mưa
Nếu lượng nước ở gốc cây không thoát kịp sẽ là môi trường thuận lợi để các loại nấm bệnh sinh sôi. Chúng thường gây thối rễ, thối gốc dẫn đến chết cây hoặc giảm năng suất hoa.
Biện pháp phòng chống là bạn hãy luôn đảm bảo đất trồng thoát nước tốt, cành lá cây thông thoáng, thường xuyên tỉa cành lá tránh để cành lá um tùm.
Nếu không xử lý thủ công được thì bạn có thể dùng thuốc trừ nấm như Aliettel, Benlat C, Ridomil,... để phun lên lá và tưới vào những gốc bị bệnh hại.
Vào mùa nắng
Nếu bạn không cung cấp đủ nước tưới cho cây, rầy rệp, rầy mềm, rập sáp hay bọ trĩ dễ tấn công.
Trường hợp bạn xử lý thủ công bằng cách bắt giết không được nữa thì hãy dùng thuốc Supracide để phun lên cây.
 
6. Thu hoạch
Sau khi trồng khoảng 3 tháng là bạn đã thu hoạch được những chùm hoa đầu tiên để chế biến món ăn yêu thích rồi đấy. Khi thu hoạch, bạn nên tiến hành vào buổi sáng.
Nắm vững  và áp dụng đúng cách trồng hoa thiên lý cũng như chế độ chăm sóc cây thật tốt sẽ giúp bạn thu hoạch liên tục mỗi tháng.
Trong quá trình thu hoạch, bạn nên kết hợp việc tỉa bỏ những chùm hoa già, lá già hay ngọn già của cây để cây tập trung dinh dưỡng nuôi hoa.
Sau mỗi đợt thu hoạch, để hồi sức cho cây bạn nên xới xáo, bón phân PK, phân hữu cơ,.. cho cây. Đồng thời mỗi năm bạn nên cắt bỏ tất cả nhánh phụ, cành lá phụ của cây chỉ để nhánh chính để cây lâu bị cỗi dẫn đến khả năng cho hoa kém.
 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN