Kỹ thuật trồng hoa cúc sao nhái đẹp đơn giản 2022

 

Để tạo nên những khu vườn hoa cúc nhái đẹp rực rỡ tạo cảnh quan thơ mộng, điều quan trọng trong quá trình trồng cần lưu ý một số kỹ thuật như sau:

1. Chọn giống hoa cúc sao nhái

- Hoa cúc sao nhái thông thường được nhân giống bằng cách gieo hạt bởi phương pháp này tỷ lệ thành công cao.

- Hạt giống được thu hoạch bởi các cây hoa của vụ trước. Nên chọn thu hạt giống ở những cây hoa to, khỏe, không bị sậu bệnh hại và được bảo quản ở nơi khô thoáng mát.

- Giống hoa cúc nhái có thể mua ở cơ sở kinh doanh có uy tín đảm bảo chất lượng hạt giống tốt, tỷ lệ nảy mầm cao.

Địa chỉ bán hạt giống cho bạn tham khảo

https://shopee.vn/product/27317075/18852608100/

https://dailyhatgiongcaytrong.com/

 

2. Kỹ thuật ươm giống hoa cúc nhái từ hạt

- Xử lý hạt giống trước khi gieo ươm: Hạt giống nên ngâm nước ấm từ 1 – 2 ngày, rồi vớt hạt giống để ráo nước. Tiếp tục ngâm hạt giống với chế phẩm kích thích nảy mầm khoảng 5 – 6 tiếng, nồng độ ngâm theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau đó vớt để ráo để gieo vào giá thể.

- Vị trí ươm giống nên chọn nơi có ánh sáng tán xạ, nhiệt độ từ 25 – 28 oC, nơi thoáng mái.

- Giá thể gieo có thể lựa chọn giá thể chuyên dùng để trồng rau, trồng hoa. Có thể sử dụng đất thịt nhẹ, đất cát pha… giàu dinh dưỡng, có hàm lượng mùn cao.

- Sau khi gieo hạt vào giá thể thì tiến hành tưới nước cung cấp độ ẩm hằng ngày cho cây. Sau khoảng một tuần, hạt giống sẽ bén rễ và phát triển chồi.

- Cây giống đạt tiêu chuẩn trồng khi cây có chiều cao từ 8 – 10 cm, bộ rễ phát triển mạnh, cây có từ 4 – 5 cặp lá, không nhiễm sâu bệnh.

3. Kỹ thuật làm đất, lên luống trước khi trồng

- Đất trồng hoa cúc sao nhái thích hợp nhất là đất thịt, đất cát pha, đất đỏ…Cây hoa cúc sao nhái cần nhu cầu độ ẩm cao nhưng không chịu úng. Nên chọn đất trồng cao ráo có hệ thống thoát nước tốt.

- Tiến hành làm đất kỹ, sạch cỏ dại, bón phân lót cho đất trong quá trình làm đất. Chọn các loại phân chuyên dùng bón lót, phân chuồng hoai mục, vôi bột bón (liều lượng theo nhà sản xuất khuyến cáo, thông thường từ 20 – 25 kg NPK 5:10:3). Sau khi bón lót, làm đất cần ủ đất từ 20 – 25 ngày rồi mới tiến hành trồng.

- Trước khi trồng tiến hành lên luống: Chiều cao luống từ 20 – 25 cm, mặt luống từ 1,5 – 2 m, luống cách luống 30 - 50 cm. Trong trường hợp trồng chậu, nên lựa chọn chậu có kích thước phù hợp (càng to càng tốt), kích thước chậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây sau này.

4. Kỹ thuật trồng hoa cúc sao nhái

- Đối với trồng luống: Mật độ trồng đảm bảo 40 – 50 cây/m2; Cây cách cây 8 – 10 cm; Hàng cách hàng 10 – 12 cm.

- Trồng chậu thì cho đất vào trước 2/3 chậu rồi trồng cây con vào. Tùy theo kích thước chậu để trồng số lượng cây giống cho phù hợp.

- Khi trồng dùng tay nén chặt phần đất xung quanh rễ, có thể sử dụng cây chống để cây đứng vững, tránh bị các tác nhân bên ngoài gây tổn hại cây con.

5. Kỹ thuật chăm sóc hoa cúc sao nhái

5.1 Kỹ thuật tưới nước

- Hoa cúc sao nhái là cây ưa ẩm nhưng không chịu úng. Nên sau khi trồng cần thường xuyên cung cấp nước cho cây, đảm bảo độ ẩm từ 70 – 75%.

- Tưới đều đặn 2 lần/ngày cho cây hoa cúc sao nhái trồng trong chậu. Với cây trồng trực tiếp tùy vào thời tiết độ ẩm đất có thể tưới từ 1 – 2 lần/ngày. Nên tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.

- Khi tưới nên tưới bằng vòi hoa sen nhẹ nhàng tránh tưới mạnh làm tổn hại đến cây, đặc biệt là cây con giai đoạn mới trồng.

5.2 Kỹ thuật bón phân cho cây hoa cúc sao nhái

- Trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây hoa cúc sao nhái, để cây sinh trưởng phát triển mạnh, ra hoa đẹp cần tiến hành bón phân thúc cho cây. Bón phân thúc cho cây được thực hiện vào 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Sau trồng 10 ngày, khi cây bén rễ hồi xanh. Bón phân bón thúc cho cây bằng phân NPK 16:16:8; Hòa phân trong nước để tưới cho cây, liều lượng bón theo khuyến cao của nhà sản xuất.

+ Giai đoạn 2: Khi cây sinh trưởng phát triển thân lá mạnh, giai đoạn sau trồng từ 25 – 30 ngày. Tiến hành tưới nhữ phân ure cho cây.

+ Giai đoạn 3: Cây cao khoảng 40 – 50 cm, bón thêm phân NPK 16:16:8 và phân chuồng hoai mục (hoặc phân vi sinh) cho cây.

- Khi cây phát triển giai đoạn ra hoa, nếu cần thu hạt giống hoa thì tiến hành bổ sung thêm phân vi sinh hoặc phân NPK để kích thích sự phát triển của hoa, quá trình hình thành hạt tốt.

5.3 Kỹ thuật tỉa cành

- Việc tỉa cành tiến hành thường xuyên trong suốt quá trình cây sinh trưởng phát triển.

- Khi cây cao khoảng 20 – 25 cm, tiến hành tỉa bớt những cành khô, yếu, cành mọc vượt, cành không đúng mục đích tạo tán để tập trung dinh dưỡng nuôi cành chính. Đồng thời kích thích sự phát triển chồi mới mạnh để tạo nhiều hoa.

- Trong quá trình chăm sóc cần lưu ý dọn sạch cỏ dại, tránh để cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây hoa.

6. Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây sao nhái

- Cây hoa sao nhái có khả năng chống chịu tốt đối với sâu bệnh hại và điều kiện thời tiết bất thuận.

- Trong suốt quá trình trồng, nếu trồng với diện tích lớn để đảm bảo cho cây không bị xâm hại thì có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phun định kỳ 1 tháng/1 lần.

- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho cây để có thể phát hiện kịp thời sâu bệnh hại cây. Từ đó có thể quyết định đến phương pháp xử lý như cắt bỏ, nhổ bỏ hay phun thuốc bảo vệ thực vật cho vườn hoa.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN