Nguyên nhân hoa hồng bị xoăn lá và cách khắc phục
1. Khởi nguồn của bệnh xoăn lá hoa hồng
Rầy Aphids chính là trung gian lây nhiễm bệnh xoăn lá ( Cucumber Mosaic Virus - CMV )
Chúng sống ký sinh trên cây hoa hồng, ẩn nấp ở trong kẽ lá và nách lá (có thể quan sát được bằng mắt thường). Rầy có khả năng sinh sôi và giao phối đẻ trứng với tốc độ rất nhanh. Một năm chúng có thể sản sinh ra một vài chục thế hệ cho đến vài trăm thế hệ.
Khi rầy trưởng thành và phát triển, ấu trùng của chúng gây hại đến các bộ phận của cây hoa hồng như: lá, chồi và nụ hoa.
Rầy thường hút nhựa cây và chúng chích hút với số lượng nhựa lớn. Hệ quả là cây bị thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng.
Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác phải kể đến:
Cây hoa hồng bị mất nước, thiếu nước
Thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng
Do các yếu tố khách quan như thiếu nhiệt độ, ánh sáng, khí hậu không thích hợp khiến cây dễ bị bệnh CMV.
=> Tác hại : Bệnh khiến cây ít ra hoa, dễ rụng. Hoa kém, không đạt chất lượng, lá bị xoăn lại, mầm non cũng tương tự.
2. Đặc điểm nhận dạng khi hoa hồng bị xoăn lá
Dễ nhận thấy nhất là ban đầu, trên lá hoa hồng xuất hiện những đốm màu đậm nhạt sáng loang lổ, không đều màu, hình dạng khác thường.
Có thể nhìn rõ gân lá, đến đây hoàn toàn xác định được cây hoa hồng của bạn đã bị nhiễm bệnh CMV.
Lá có các vệt màu xanh nhạt hoặc trắng, phân bố đều hoặc không đồng đều. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, lá cây chuyển màu vàng xanh đậm, nhăn nheo và xoắn lại.
Tác hại :
Cây phát triển yếu đi, xác đốt ngắn lại, các lá đỉnh mầm non bị xoăn và có những đám xanh đậm nhạt xen kẽ nhau trên bề mặt lá (gọi là hoa lá)
Toàn bộ lá trên cành sẽ bị biến dạng, hoa rụng hết và bắt đầu lan sang các cành bên cạnh.
3. Khắc phục bệnh
Mùa xuân, thời tiết có độ ẩm cao cộng với việc mưa nhiều khiến cây hoa hồng luôn bị nấm bệnh đe dọa. Để bảo vệ cây hoa hồng trước hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt cùng với sự tấn công của các loại bệnh, cần có một số biện pháp cụ thể :
Muốn cây không bị mắc bệnh, yếu tố đầu tiên và cũng là quan trọng nhất: phải luôn đảm bảo cây sạch sẽ. Thường xuyên vệ sinh khu vực trồng cây. Loại bỏ cỏ dại xung quanh chính là hành động thiết thực nhất để bảo vệ cây.
Đào rãnh cho cây có nguồn thoát nước vào thời điểm mùa mưa lũ.
Khi thấy đất có dấu hiệu khô, cần tưới nước cho hoa hồng đầy. Mức tưới vừa phải, tránh việc tưới tiêu quá mức cho phép gây ẩm ướt, ngập úng cho cây )
Nếu cây bị bệnh, ngay lập tức giảm số lần tưới nước và lượng nước khi tưới.
4. Chữa bệnh
Vì Rầy Aphids chính là môi giới truyền nhiễm gây nên bệnh CMV. Nhiều người thường sử dụng một số loại thuốc hóa học như Bassa, Supracide, Trebon để phun lên cây.
Tuy nhiên, việc dùng thuốc hóa học đặc biệt với liều lượng cao sẽ tác động có hại đối với cây và cả với bản thân người trồng.
Chế phẩm vi sinh trị sâu Empro với 100% thành phần vi sinh có ích sẽ giúp giải quyết các vấn đề trên. Sản phẩm đem lại hiệu quả và giảm công sức chăm sóc cho người trồng. Đặc trị các bệnh thường gặp trên cây hoa hồng như nhện đỏ, bọ trĩ, rệp, rầy...
che pham vi sinh tri sau Empro
Chế phẩm trị sâu Empro là sản phẩm hỗ trợ bạn chăm sóc, bảo vệ cây hoa hồng đáng tin cậy nhất. Sản phẩm không chỉ giúp bạn tạo ra những chậu hồng đẹp tuyệt vời. Mà còn giảm được công sức, chi phí và thời gian chăm sóc hoa hồng của bạn. Hiểu nguyên nhân cũng như giải pháp khắc phục bệnh xoăn lá. Điều này giúp chủ động trong việc chăm sóc hoa hồng đúng cách khi cây bị sâu bệnh tấn công.
Kết nối với chúng tôi