Bạn rất thích dùng cà tím nhưng lo sợ cà mua ngoài chợ không an toàn! Bạn quyết định trồng cà tím ngay tại nhà nhưng chưa biết bắt đầu thế nào! Trồng cà tím không hề khó chút nào, rất đơn giản.
1. Trồng cà tím đúng cách
Bước 1. Lựa chọn giống cây
Địa chỉ bán hạt giống cà tím cho bạn tham khảo
https://shopee.vn/product/27317075/19158876486/
https://dailyhatgiongcaytrong.com/
Bạn biết không, cà tím là loại cây thường dễ bị bệnh nên bạn cần mua hạt giống chất lượng, kháng bệnh tại các cửa hàng bán giống uy tín nếu muốn tự trồng cà tím tại nhà.
Trước khi gieo, bạn ngâm hạt trong nước khoảng 1 ngày do hạt có vỏ tương đối dày và cứng.
Tiếp theo bạn vớt hạt ra, ngâm tiếp nước ấm 40-500C( tỉ lệ 2 phần nước sôi: 3 phần nước lạnh) trong 1 giờ. Sau đó bạn ủ hạt giống trong vải ẩm cho nứt ra rồi mới đem đi gieo.
Bạn trộn đất thịt, phân hữu cơ, xơ dừa và tro trấu vào vỉ ươm sao cho giá thể tơi xốp, giữ ẩm tốt. Gieo hạt vào các ô và phủ lớp đất mỏng hoặc xơ dừa lên trên mặt.
Tưới phun sương ngày 2 lần để cung cấp đủ nước cho cây con.
Bước 2. Chuẩn bị chậu và đất trồng cà tím
Trong lúc chờ hạt nảy mầm, bạn hãy chuẩn bị chậu và đất trồng cho cây cà tím.
Chậu trồng hay thùng xốp nên có chiều rộng ít nhất 40cm, chiều cao từ 50cm, đục nhiều lỗ dưới đáy thùng hoặc chậu.
Bạn có thể sử dụng đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ, nhiều dinh dưỡng, tươi xốp và đặc biệt phải thoát nước tốt.
Bạn trộn đất cùng phân trùn quế, phân hữu cơ vi sinh, xơ dừa, tro trấu và trộn thêm Trichoderma để xử lí, cải tạo đất phòng bệnh cho cây.
Bước 3. Chăm sóc cây
Khi trồng cà tím nên lưu ý đây là loài cây ưa sáng nên bạn hãy đặt chậu ở nơi có nhiều nắng, từ 4-6 giờ nắng là hay nhất. Đợi cây con cao 6-8cm và có từ 5-6 lá thật.
Bạn tiến hành mang cây con ra trồng trong chậu. Mỗi thùng, chậu chỉ nên trồng 1 cây.
Cây con chuyển sang chậu được 1 tuần, bạn nên tưới dung dịch trùn quế pha loãng để cây phát triển nhanh và khỏe.
Bạn cần tưới nước mỗi ngày cho cây, kiểm tra thường xuyên mặt chậu để chắc rằng nó không bị khô. Sẽ thật tuyệt nếu bạn trang bị cho chậu hệ thống tưới nhỏ giọt khi trồng cà tím.
Cây của bạn lúc nào cũng sẽ đủ nước và không sợ bị úng. Bạn nhớ nhé, nếu thiếu nước, cây cà tím của bạn sẽ ít ra hoa dẫn đến năng suất kém và quả nhỏ đấy.
Hãy cắt bỏ các lá già phía dưới để phần gốc cây được thoáng khí. Bổ sung thêm phân hữu cơ khi cây bắt đầu ra hoa đợt đầu tiên và sau khi thu hoạch các đợt quả.
Trong thời gian thu hoạch bạn cần chú ý thường xuyên kiểm tra sâu bệnh. Bên dưới mặt lá thường có trứng sâu đục quả màu trắng hay rầy mềm, bạn có thể dùng dung dịch gừng tỏi ớt để phun ngừa trước khi chúng gây hại.
Bật mí một chút, bạn có thể trồng xen cà tím với hoa vạn thọ sẽ giúp hạn chế sâu bệnh cho cây cà của bạn rất nhiều đấy.
Bước 4. Thu hoạch quả
2 tháng sau khi trồng cà tím đã có thể thu hoạch trái. Cà tím là giống cây cho thời gian thu hoạch tương đối dài.
Cây sẽ ra hoa và đậu trái liên tục trong vòng 4 đến 5 tháng. Tuy nhiên, nếu cây được chăm sóc kỹ hơn thì sẽ cho thời gian thu hoạch lâu hơn từ 7 tới 8 tháng.
Khi trái cà tím bắt đầu lớn, vỏ sẽ chuyển từ tím sang màu tím nhạt hơn, bóng và lớp vỏ sẽ căng đều là bạn có thể thu hoạch được rồi. Tránh để quả già mới thu hoạch, khiến chất lượng quả bị giảm và cây cũng bị mất sức nhiều.
2. Lợi ích của quả cà tím
Cà tím có chứa nhiều chất xơ và rất ít calo nên phù hợp hỗ trợ cho việc giảm cân, chống táo bón, phòng ngừa ung thư đại tràng. Cà tím còn chứa nhiều sắt, hỗ trợ phòng chống thiếu máu.
Ngoài ra, Canxi trong cà tím giúp phát triển xương, ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.
3. Lưu ý khi dùng cà tím
Không nấu cà tím ở nhiệt độ quá cao sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng trong quả cà tím, nên hầm hoặc ninh nhừ quả.
Nên ăn cả vỏ cà: trong vỏ chứa nhiều vitamin B, vitamin C có lợi cho sức khỏe.
Quả cà tím có tính hàn, nên khi nấu nên cho thêm vài lát gừng.
Kết nối với chúng tôi