Cách trồng dưa lê siêu ngọt trong thùng xốp - cách trồng dưa lê siêu ngọt lấy hạt từ quả

Cách trồng dưa lê siêu ngọt trong thùng xốp - cách trồng dưa lê siêu ngọt lấy hạt từ quả

1. Chuẩn bị vật dụng: Trước khi trồng nên chuẩn bị sẵn sàng các loại dụng cụ, vật dụng chuyên dùng trong trồng cây.

 
Chuẩn bị hạt giống: Nên lựa chọn hạt to tròn, chắc mẩy, được lấy từ quả mẹ có cùi dày, đặc ruột, vị ngọt đậm. .
 
Đất trồng:Phải là đất tơi xốp, thoát  nước tốt, nhiều chất dinh dưỡng. Trong trường hợp, đất không đảm bảo điều kiện trên, khi làm đất bạn nên trộn hỗn hợp đất thông thường, trấu hoặc xơ dừa và phân chuồng hoai mục với nhau.
Làm đất: Dù là trồng dưa lê ở ruộng, vườn thì nên làm luống cao, mỗi rãnh cách nhau khoảng 70 -80cm, thiết kế rãnh thoát nước phù hợp để khi tưới nước hoặc mưa lớn nước không bị ngập úng làm chết cây. Còn với trồng dưa lê, trồng dưa Pepino trong thùng xốp thì trước khi cho đất đã chuẩn bị sẵn vào thùng nên đục khoét các lỗ nhỏ ở đáy và cạnh bên để nước thoát tốt hơn. Đào sẵn các hố có kích thước 10 x 5cm, cho phân chuồng hoai mục vào hố và khoảng cách mỗi hố là 60cm.
Ngâm, ủ hạt giống: Cách làm này là để kích thích hạt nảy mầm nhanh chóng. Chúng ta ngâm hạt dưa lê vào nước ấm, dao động trong nhiệt độ 25 – 30 độ C, trong khoảng thời gian từ 3 – 4 giờ đồng hồ. Rồi vớt ra, rửa lại bằng nước sạch và ủ hạt trong khăn ẩm từ 1 – 2 ngày cho hạt đã nứt nanh.
Ươm hạt: Cho hạt nứt nanh vào bầu hoặc khay ươm, đặt ở nơi thông thoáng, ánh nắng vừa phải, tưới nước mỗi ngày 2 lần. Quan sát cây con mọc từ 2 – 3 lá là có thể đem trồng trong thùng xốp hoặc đất vườn.
Tiến hành trồng: Tách vỏ bầu ra khỏi cây con nhẹ nhàng, đặt câyvào hố đã đào sẵn, vùi kín đất vào gốc cây. Sau khi trồng xong nên đặt rơm, rạ xung quanh gốc nhằm giữ độ ẩm cho cây và tưới nước dạng phun sương cho cây 2 lần/ngày. Cách trồng dưa lê trong thùng xốp cũng tương tự như vậy. Với diện tích thùng nhỏ hẹp thì mỗi thùng chỉ nên trồng 2 – 3 cây.
Ngoài ra, sau khi ngâm, ủ hạt xong có thể gieo trực tiếp hạt xuống đất trồng, sau đó, phủ lên hạt gieo lớp đất mỏng và tưới nước hàng ngày là được. Tuy nhiên, cách làm này cho tỉ lệ hạt có thể nảy mầm và sống thấp.
 
2. Cách chăm sóc dưa lê đúng chuẩn
 
Đây cũng là một trong những kỹ thuật trồng dưa lê trên sân thượng và một số loại dưa khác được áp dụng phổ biến.
Tưới nước: Nước rất quan trọng cho cây trồng và dưa lê cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, cần điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp theo từng giai đoạn, không nên tưới quá nhiều hoặc quá ít. Tùy vào điều kiện thời tiết từng ngày mà ta nên ngưng tưới hay tưới 2 lần/ngày.
Bấm ngọn: Khi cây dưa đủ 6 – 8 lá là lúc ta cần bấm ngọn cho cây để cây phân nhánh. Và việc làm này nên lặp lại trong quá trình dưa phát triển, chỉ giữ lại 2 – 3 nhánh to, khỏe.
Bón phân: Quan sát khi cây đã lên 4 – 5 lá nên bón phân đạm, kali cho cây, để hiệu quả tốt nhất nên pha loãng phân với nước theo tỉ lệ 3:1 tưới xung quanh gốc dưa lê. Và nhớ bón phân NPK vào giai đoạn cây đang ra hoa, kết trái. Trước thu hoạch khoảng 1 tháng tiến hành bón phân lân vì lúc này cây cần nhiều chất dinh dưỡng cho quả và nuôi thân.
Phòng, trị bệnh: Thông thường dưa lê và dưa lưới có các bệnh như phấn trắng, sương mai, thối đốt cây, sâu bọ, rầy rệp,… Lúc này người trồng cần lưu ý điều chỉnh chế độ nước tưới, phân bón và phun thuốc đúng với các loại bệnh.
Như vậy, cách trồng dưa lê tại nhà khá đơn giản, dễ dàng mà ai cũng có thể thực hiện được, chỉ cần bỏ ra chút thời gian mỗi ngày là bạn đã sở hữu giàn dưa lê xanh tốt, quả sai và mập để bổ sung vào bữa tráng miệng sạch cho cả gia đình.
 
 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN