Cách trồng tỏi tây trong thùng xốp, chậu nhựa

 

1. Thời gian gieo trồng:

- Đối với tỏi tây bạn có thể gieo trồng quanh năm, tuy nhiên vì cây ưa khí hậu mát mẻ nên bạn hãy gieo trồng vào tháng 9 – 10 và thu hoạch tháng 11 – 12. Hoặc có thể lựa chọn thời gian gieo giống từ tháng 2 – 3 và thu hoạch vào tháng 4 – 5.

2. Đất trồng tỏi tây:

- Cây rau tỏi tây rất ưa đất giàu mùn. Chính vì thế bạn hãy lựa chọn đất có độ tơi, xốp, mềm, nhiều mùn. Đất phải thoát nước tốt, không chua, bổ sung thêm trấu mục, phân chuồng hoai, phân trùn quế để tăng độ tơi xốp. Hoặc bạn có thể sử dụng đất dinh dưỡng bán sẵn trên thị trường như đất tribat, vinatap,…

3. Gieo hạt giống:

Địa chỉ bán hạt giống cho bạn tham khảo

https://shopee.vn/product/27317075/23935144845/

https://dailyhatgiongcaytrong.com/

 

- Tiến hành ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng 3 – 4 giờ, sau đó vớt ra để ráo, bọc vào miếng vải ẩm để trong tủ mát. Thời gian ủ hạt và tưới ẩm thường kéo dài 4 - 5 ngày, khi hạt nứt nanh thì đem gieo.

- Tiến hành gieo hạt giống lên đều bề mặt, sau đó phủ một lớp đất mỏng khoảng 1cm, tiến hành tưới nước bằng bình phun sương, sau đó dùng tấm bìa cứng đầy lại khoảng 1 ngày đêm, sau đó tưới nước đều đặn 1 – 2 lần/ ngày, đảm bảo đất luôn ẩm để hạt có điều kiện tốt để nảy mầm.

- Sau khi gieo thì sau khoảng 10 – 15 ngày hạt giống bắt đầu nảy mầm, tiến hành chăm sóc thêm khoảng 15 – 20 ngày để cây mọc được 2 – 3 lá thì tiến hành tỉa bớt cây không đạt tiêu chuẩn, phát triển kém, kèm đó là tỉa bớt cây để tạo độ thông thoáng, đảm bảo khoảng cách mỗi cây 8 - 10cm.

- Trước khi tiến hành tỉa bớt cây giống khoảng 1 tuần thì bạn hạn chế tưới nước, tiến hành hòa loãng phân kali với nước rồi tưới cho cây để cây cứng cáp trước khi tỉa nhổ trồng. Khi tiến hành nơi trồng mới thì bạn nên cắt bớt một ít rễ và ngọn, trồng ở độ sâu 5 – 8cm.

4. Chăm sóc tỏi tây

- Đối với tỏi tây thì bạn nên chú ý tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho cây. Trong giai đoạn cây còn nhỏ thì chú ý làm cỏ kết hợp với vun xới để giúp cây tỏi phát triển tốt nhất.

- Tiến hành bón phân bằng cách pha loãng phân đạm với nước tiến hành tưới cho tỏi, hoặc sử dụng phân trùn quế, phân hữu cơ bón xung quanh gốc cho cây. Chỉ cần khoảng 15 – 20 ngày tiến hành bón 1 lần, khoảng 3 – 4 đợt.

- Sau khi gieo hạt giống khoảng 90 – 100 ngày thì bạn có thể thu hoạch được tỏi tây. Khi thu hoạch chú ý chỉ tỉa dần lá để ăn dần, thường thì tỉa 3 – 4 lần, mỗi lần cách nhau 3 – 5 ngày xong mới nhổ cây để đạt năng suất cao nhất.

Kỹ thuật trồng tỏi tây ngoài ruộng, vườn

a) Thời vụ gieo trồng

- Cây tỏi tây là loại cây ưa khí hậu mát mẻ nên bạn hãy gieo trồng vào các tháng 2, 3, 9, 10. Nếu gieo vào thời tiết nóng sẽ khiến cây bị chết hoặc giảm năng suất. Lúc này bạn hãy trồng trong nhà lưới, nhà màng, hoặc sử dụng lưới đen che để giảm nắng. Nếu xây dựng nhà lưới thì nên có khung chắc chắn, chiều cao 3,8 - 4,2 m, kích thước mắt lưới (1-1,5 mm x 1-1,5 mm) để đảm bảo thông thoáng.

b) Chuẩn bị giống tỏi tây

- Tỏi tây được gieo trồng bằng hạt, lượng giống cho 1 sào Bắc bộ (360 m2) cần 100 - 120 gr. Trong trường hợp thiếu giống, các nhánh mọc từ gốc cũng có thể sử dụng để trồng.

c) Làm đất ươm tỏi giống

- Đất làm vườn ươm cần được bổ sung thêm trấu mục, phân chuồng hoai mục để tăng độ tơi xốp, cây con phát triển thuận lợi. Lượng hạt giống gieo là 2 gr/m2. Gieo xong cần phủ một lớp đất mỏng khoảng 1cm, tiếp theo phủ một lớp rơm chặt nhỏ 4 - 5 cm để che phủ hạt. Khi cây mọc, cần có mái che, bảo vệ cho cây con khi gặp thời tiết bất lợi và bổ sung các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cần thiết cho cây.

d) Cách gieo hạt giống

- Hạt giống tỏi tây nảy mầm trong nhiệt độ thấp từ 15 – 17 độ C. Vì vậy nếu gặp nhiệt độ cao thì bạn tiến hành ngâm ủ giống trước khi gieo trồng. Tiến hành ngâm hạt giống ngâm trong nước 3 - 4 giờ sau đó vớt ra để ráo, bọc vào miếng vải ẩm để trong tủ lạnh. Hàng ngày đưa hạt ra nhúng lại nước sau đó tiếp tục đưa vào tủ lạnh. Thời gian này thường kéo dài 4 - 5 ngày. Khi hạt nứt nanh thì đem gieo.

- Trong thời gian cây tỏi tây ở vườn ươm nên nhổ cỏ dại bằng tay, không dùng thuốc trừ cỏ phun lên luống tỏi giống sẽ làm cây con bị ảnh hưởng. Khi cây giống trong vườn ươm từ 25 - 30 ngày, cây có 2 - 3 lá là đưa ra trồng được.

- Trước khi nhổ cây từ vườn ươm ra trồng khoảng 1 tuần cần có biện pháp huấn luyện cho cây con như hạn chế tưới nước, phun phân kali trắng + vi lượng giúp cây được cứng cáp và ít bị thất thoát sau trồng. Trước khi trồng cần cắt 1 phần lá và rễ cây con, nhúng rễ cây con vào dung dịch nấm đối kháng Trichoderma đã pha để hạn chế bệnh hại và kích thích bộ rễ phát triển.

e) Làm đất và cách trồng tỏi tây

- Tỏi tây ưa đất giàu mùn. Đất trồng được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại xử lý nấm bệnh bằng nấm đối kháng Trichoderma hoặc thuốc gốc đồng, vôi tả. Lên luống rộng khoảng 1 - 1,2 m, cao 25 - 30 cm, rãnh rộng 30 cm.

- Trồng cây vào buổi chiều mát và trồng theo khoảng cách (8-10 cm x 8-10cm/cây). Sau khi trồng cần phủ trấu hoặc rơm chặt ngắn để hạn chế cỏ dại và chống nóng, duy trì tưới dưỡng ẩm cho cây nhanh hồi phục.

f) Bón phân cho tỏi tây

- Lượng phân bón cho 1 sào Bắc bộ từ 4 - 5 tạ phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh thay thế + 7,5 - 8 kg urê + 18 - 20 kg supe lân + 7,5 - 8 kg kaliclorua hoặc phân NPK tương đương thay thế.

- Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân 1/4 urê, 1/4 kali. Đảo đều phân vào đất để rễ cây tránh tiếp xúc vào phân khi mới trồng.

- Lượng phân còn lại chia làm 3 lần bón vào các thời kỳ 15, 30, 45 ngày sau trồng kết hợp với bón hoặc phun phân bón trung vi lượng để cung cấp dinh dưỡng cho cây.

g) Cách chăm sóc tỏi tây

- Đất trồng tỏi tây cần đủ ẩm thường xuyên (75 - 80%). Giai đoạn mới trồng dùng bình ô doa tưới đều cả luống. Khi cây phát triển tốt nên áp dụng biện pháp tưới tràn hoặc tưới theo rãnh luống. Tháo hết nước đọng rãnh sau khi tưới hoặc sau mưa.

- Trong giai đoạn cây còn nhỏ, độ che phủ đất thấp, cỏ dại phát triển mạnh nên cần chú ý làm cỏ, xới phá váng kết hợp với bón thúc cho tỏi phát triển thuận lợi.

h) Phòng trừ sâu bệnh

- Tỏi tây thường ít bị sâu hại. Tuy nhiên tỏi chính vụ hay bị bệnh sương mai, cháy đầu lá vì vậy, cần sử dụng thuốc phun phòng như Zineb 80WP, Boocdo 1% và thuốc trị như Rovral 50WP, Aliette 80WP, Nativo 750WG...

- Trong những ngày có sương muối, nông dân cần bảo vệ tỏi bằng cách tưới nước rửa sương kết hợp rắc tro bếp hay phun thuốc phòng bệnh để giảm thiểu lượng cây bị bệnh trong ruộng.

i) Thu hoạch tỏi tây

- Tỏi sau trồng 90 - 100 ngày là có thể thu hoạch. Cây thu về loại bỏ lá già, lá bệnh, rửa sạch, đóng gói rồi đem tiêu thụ hoặc bảo quản trong kho lạnh.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN