Địa chỉ bán hạt giống cho bạn tham khảo
https://shopee.vn/product/27317075/20295955774/
https://dailyhatgiongcaytrong.com/
1. Hướng dẫn cách gieo hạt dưa leo
a. Ngâm ủ hạt giống trước khi gieo
- Đối với hạt giống dưa leo trước khi đẹp gieo trồng bạn nên ngâm với nước ấm khoảng 30 - 35 độ C trong khoảng 2 - 3 tiếng, sau đó vớt ra và rửa lại bằng nước sạch rồi ủ trong khăn ẩm ở nhiệt độ từ 27 - 30 độ C trong 2 - 3 ngày đến khi hạt giống nảy mầm thì tiến hành đem gieo.
b. Cách gieo hạt dưa leo trực tiếp trên đất
- Khi gieo trực tiếp ở trên đất trồng hay ngoài đồng ruộng thì phải cày xới đất trồng thật tơi xốp, lên luống cao 20 - 30cm, đất phải được trộn với phân hữu cơ, phân chuồng hoặc phân hỗn hợp. Tạo độ sâu khoảng 0,5cm, gieo hạt cho đầu rễ hướng thẳng xuống đất, để đầu hạt ngang bằng với mặt đất, rải một lớp đất mỏng lên trên, rải basudin để phòng trừ kiến, sâu đất.
- Khi xong bạn tiến hành phủ rơm rạ lên để giữ ẩm đến khi hạt bắt đầu nảy mầm nhô lên khỏi mặt đất thì nhẹ nhàng tháo rơm rạ ra để cây phát triển. Việc trồng trực tiếp ngoài ruộng như thế sẽ gặp khó khăn trong chăm sóc và quản lý hạt nảy mầm trên diện tích rộng. Nếu gặp trời mưa, trời nóng hay bị sâu bệnh thì khó chủ động được.
c. Cách gieo hạt dưa leo trong khay ươm
- Dùng khay ươm, bầu ươm để gieo hạt giống. Cho đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng vào khay ươm, bầu ươm. Tiếp theo tưới nước cho ẩm rồi tiến hành gieo hạt dưa leo. Tạo hỗ sâu khoảng 1cm, gieo hạt vào đất, mỗi lỗ gieo 1 - 2 hạt và phủ một lớp đất mỏng lên, khi gieo trong tiếp tục phun nước cho đất ẩm, phủ nilon trên bề mặt khay ươm, đặt khay ươm bên cạnh nơi có ánh nắng ấm để thúc đẩy việc nảy mầm.
- Khi gieo khoảng 1 tuần thì hạt bắt đầu nảy mầm, khi đó tháo nylon ra và tiếp tục chăm sóc đến khi cây cứng cáp thì tiến hành chuyển ra đồng ruộng trồng.
2. Kỹ thuật chăm sóc cây dưa leo
a. Tiêu chuẩn chọn giống
- Cây con giống dưa chuột khi đem ra trồng phải đạt tiêu chuẩn như sau: Độ tuổi từ 7 - 10 ngày kể từ khi nảy mầm; chiều cao cây 8 - 10cm; đường kính cổ rễ từ 1,5 - 2mm; số lá thật từ 2 - 3 lá; tình trạng cây khỏe mạnh, không dị hình, ngọt phát triển tốt, không có biểu hiện nhiễm sâu bệnh.
- Khi chuyển nơi trồng mới, bạn nhấc cây ra khỏi khay bầu ươm nhẹ nhàng, dùng 1 tay đẩy phía dưới đáy bầu lên và tay kia nhấc nhẹ nhàng ra khỏi khay. Vùi kín bầu cây dưới đất và tưới thấm gốc để cho chặt gốc.
b. Đất trồng dưa leo
- Đất trồng dưa chuột cần phải chuẩn bị thật tốt. Bởi loại cây có bộ rễ yếu, sức hấp thụ của rễ kém. Nếu gặp hạn hay úng hoặc nồng độ cao thì bộ rễ dưa dễ bị vàng khô. Vì thế nên đất trồng có thành phần cơ giới nhẹ như đất cát pha, đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, tơi xốp, có nhiều chất hữu cơ, pH từ 6,5 - 7,5, nếu đất có pH dưới 5 thì phải bón thêm vôi trước khi trồng.
- Không lựa chọn đất gần các khu công nghiệp, bệnh viện, nhà máy, nơi có nguồn nước ô nhiễm hay gần nơi có nước thải thì các nhà máy và bệnh viện. Không lựa chọn đất mà trước đó trồng họ bầu bí để tránh dễ mắc sâu bệnh.
- Khi trồng thì phải cày bừa kỹ cho đất tơi xốp, làm sạch cỏ dại, trồng vào mùa mưa phải lên luống 20 - 25cm, đào rãnh cho thoát nước tốt, lên luống rộng 1,3m, có thể phủ bạt nilon để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại.
c. Mật độ trồng cây dưa leo
- Đối với dưa chuột chùm baby, dưa chuột chịu nhiệt và dưa chuột nếp ta thì bạn trồng cây cách cây 40 - 45cm, hàng cách hàng 55 - 60cm trong vụ xuân và cây cách cây 30 - 35cm, hàng cách hàng 50 - 55cm đối với vụ đông. Mật độ trồng 30.000 - 33.000 cây/ha.
- Đối với dưa chuột bao tử, dưa chuột thái lan, dưa chuột nhật bản thì bạn trồng cây cách cây 60cm, hàng cách hàng 60cm đối với vụ đông và cây cách cây 70cm, hàng cách hàng 60cm đối với vụ xuân.
d. Tước nước cho cây dưa leo
- Sử dụng nguồn nước không bị ô nhiễm, nước giếng khoan, nước suối đầu nguồn. Không sử dụng nước thải, nước ứ đọng lâu ngày hay nước ao tù, nước từ các khu công nghiệp, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc…
- Tưới nước là biện pháp cần thiết để tăng năng suất của dưa leo. Nếu độ ẩm thấp hơn 70% thì bạn tiến hành tưới cho dưa leo để đảm bảo đất có độ ẩm từ 85 - 90%. Lượng nước tưới và số lần tưới cần căn cứ vào độ ẩm của đất trước khi tưới, không nên tưới nước đẫm vào chiều mát sẽ rất dễ gây mầm bệnh.Cần thường xuyên hơn để giữ ẩm đất từ giai đoạn cây ra hoa, đặc biệt từ khi thu quả để tăng chất lượng thương phẩm quả.
e. Làm giàn cho cây dưa leo
- Sau khi bón thúc lần 2 thì bạn tiến hành làm giàn với chiều cao khoảng 2,5m, cắm hình chữ A sau đó phủ lưới nylon có mắt lưới rộng 20cm lên dàn để cho dưa leo. Thường xuyên buộc thân dưa vào dàn để dây và trái sau này không bị tuột xuống. Dùng dây nylon căng ngay và dọc theo dàn nhiều tầng để tua cuốn dây dưa có nơi bám chắc chắn.
f. Bón phân cho dưa leo
- Tăng cường sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục để bón lót. Tuyệt đối không bón các loại phân chuồng chưa ủ hoai mục, không dùng phân tươi pha nước để tưới.
- Lượng phân bón cho 1ha như sau: Phân chuồng hoai mục: Số lượng 20.000 - 30.000kg/ha; Vôi bột: Số lượng 800-1.000kg/ha; Đạm: Số lượng 120kg/ha; Lân: Số lượng 90kg/ha; Kali: Số lượng: 120kg/ha.
+ Trong đó bón lót với số lượng phân như sau: Toàn bộ phân chuồng hoai mục, vôi bột, phân lân 45kg, phân kali 36kg.
+ Bón thúc lần 1 sau khi cây bén rễ hồi xanh khoảng 10 - 15 ngày sau khi trồng cây. Lượng phân bón như sau: Phân đạm 24kg, phân lân 22kg, phân kali 12kg.
+ Bón thúc lần 2 khi trồng khoảng 20 - 25 ngày trồng cây. Lượng phân bón như sau: Phân đạm 48kg, phân lân 23kg, phân kali 36kg.
+ Bón thúc lần 3 sau khi thu hoạch quả đợt 1 khoảng 45 ngày trồng. Lượng phân bón như sau: phân đạm 48kg, phân kali 36kg.
- Bón kết hợp với vun xới nhẹ, nhặt cỏ dại…Nếu không có phân chuồng hoai mục, có thể sử dụng phân hữu cơ sinh học với lượng 3.000 - 3.500 kg/ha. Nếu vào thời điểm bón thúc gặp trời mưa liền nhiều ngày thì chuyển sang sử dụng phân bón lá theo hướng dẫn trên bao bì.
g. Phòng trừ sâu bệnh
- Để phòng tránh sâu bệnh bạn cần luân canh cây trồng hợp lý, sử dụng giống tốt, sạch bệnh, thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, sử dụng nhân lực bắt giết sâu. Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết, để hiểu rõ hơn về cách phòng và trừ sâu bệnh hại trên dưa chuột bạn có thể tham khảo và theo dõi tại bài viết:
h. Thu hoạch dưa leo chùm baby
- Dưa leo chùm baby từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch chỉ khoảng 35 - 45 ngày gieo trồng. Khi quả đạt tiêu chuẩn khoảng 4 - 5 ngày tuổi là có thể thu hoạch. Nếu để quá già sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và sự ra hoa, đậu quả của các lứa tiếp theo. Thu hái nhẹ nhàng để tránh đứt dây.
- Dưa chuột có thể thu liên tục hàng ngày, bạn thường xuyên quan sát để chọn lựa dưa đạt tiêu chuẩn, đảm bảo năng suất và chất lượng quả.
- Trên 1ha diện tích, tùy vào giống và thời vụ. Nếu được chăm sóc tốt theo đúng quy trình thì thông thường dưa chuột ăn tươi đạt năng suất 45 - 50 tấn. Riêng dưa chuột chùm baby năng suất lên tới 70 - 75 tấn/ha.
Kết nối với chúng tôi