Mách mẹ bầu 4 bí quyết tăng sức đề kháng khi mang thai
1. Duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng
Theo các chuyên gia khoa sản, chế độ ăn trong thai kỳ rất quan trọng vì nó có thể giúp tăng sức đề kháng và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu thai kỳ, chứng ốm nghén có thể khiến bạn cảm thấy chán ăn. Để khắc phục, bạn nên chia nhỏ bữa ăn, tránh các thức ăn nặng mùi, đồng thời tăng cường các thực phẩm giúp “vượt nghén” như: trà gừng, mứt gừng, bánh quy… để cơ thể được bổ sung đầy đủ. Ngoài ra, bà bầu nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch khi mang thai như:
Thực phẩm giàu vitamin C: Theo nghiên cứu, những người thường xuyên bổ sung vitamin C sẽ giảm đến 50% nguy cơ mắc các bệnh thông thường. Đặc biệt, vitamin C không chỉ nâng cao sức đề kháng cho mẹ mà còn hỗ trợ sự phát triển phổi của thai nhi. Một số thực phẩm giàu vitamin C mà bà bầu nên thêm vào chế độ ăn là cam, chanh, ớt chuông, nho, ổi…
Thực phẩm giàu sắt: Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh thiếu máu và tăng sức đề kháng. Bà bầu nên ăn nhiều thịt đỏ, các loại rau lá xanh đậm, các loại đậu… để bổ sung sắt cho cơ thể.
Thực phẩm giàu vitamin A: Vitamin A có tác dụng chống lại nguy cơ nhiễm trùng và các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Những thực phẩm giàu vitamin A bà bầu nên thêm vào chế độ ăn là cà rốt, khoai tây, xoài, hạnh nhân…
Thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn: Việc bổ sung lợi khuẩn là cách tuyệt vời nhất giúp tăng cường miễn dịch khi mang thai. Bà bầu có thể bổ sung lợi khuẩn bằng cách ăn nhiều thực phẩm như sữa chua, bột yến mạch…
Bên cạnh các vitamin và khoáng chất trên, bạn cũng nên bổ sung vitamin B, vitamin D, kẽm, axit béo… Đặc biệt, bà bầu nên tránh ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh vì theo nhiều nghiên cứu, những loại thức ăn này có thể khiến hệ miễn dịch bị tổn thương.
2. Uống nhiều nước
Tăng cường miễn dịch khi mang thai
Uống đủ nước là một trong những cách giúp tăng cường miễn dịch khi mang thai vô cùng đơn giản nhưng lại ít được chú ý. Việc uống nhiều nước không chỉ giúp giải độc cơ thể mà còn làm cho da trở nên căng bóng, rạng rỡ và mềm mại. Mỗi ngày, bà bầu nên uống từ 2 – 3 lít nước để giữ ẩm và loại bỏ độc tố ra khỏi da thông qua việc bài tiết mồ hôi và nước tiểu.
3. Vận động thường xuyên
Theo các chuyên gia, mỗi ngày, bà bầu dành 20 phút vận động thể chất và duy trì 5 ngày/tuần thì sẽ giảm được một nửa nguy cơ mắc bệnh mỗi khi thời tiết giao mùa. Không những vậy, tập thể dục còn giúp cơ thể trở nên dẻo dai, tăng sức chịu đựng, thúc đẩy quá trình bài tiết độc tố trong cơ thể mẹ và tăng tốc độ tổng hợp kháng thể. Tuy nhiên, khi tập, bà bầu nên chọn những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản, phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình như đi bộ, bơi lội, yoga… Nếu thấy có những dấu hiệu bất thường, bạn nên dừng luyện tập ngay và tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.
4. Chế độ sinh hoạt hợp lý
Chế độ sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể phòng tránh các bệnh nguy hiểm trong thời gian mang thai. Để đảm bảo sức khỏe cho cả bạn và thai nhi, bạn nên duy trì những thói quen lành mạnh sau:
Ngủ đúng giờ, đủ giấc: Chất lượng giấc ngủ có thể giúp tăng cường miễn dịch khi mang thai. Theo nghiên cứu, mẹ bầu ngủ ít hơn 7 giờ mỗi ngày sẽ có nguy cơ bị cảm lạnh cao hơn so với những phụ nữ mang thai khác.
Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ: Căng thẳng, buồn phiền có thể làm tăng hormone cortisol khiến chức năng miễn dịch bị suy yếu. Bạn có thể hạn chế căng thẳng bằng cách tập yoga cho bà bầu, thiền, đọc sách hoặc nghe nhạc.
Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
Kết nối với chúng tôi