Cách trồng dưa lê bạch ngọc cho năng suất cao 2023

 

Cách trồng dưa lê bạch ngọc  rất đơn giản tuy nhiên nếu gieo trồng sai cách sẽ không mang lại chất lượng và năng suất mong muốn. Dưa lê giàu dinh dưỡng nên cực kỳ được ưa chuộng. 

2/ Các giống dưa lê phổ biến nhất hiện nay

Các giống dưa lê dưa lê bạch ngọc thường là giống F1 được lai tạo, có đặc tính tốt, cho năng suất và chất lượng cao. Dưới đây là một số giống dưa lê siêu ngọt phổ biến nhất hiện nay:

Địa chỉ bán hạt giống cho bạn tham khảo

https://shopee.vn/product/27317075/23636383909/

https://dailyhatgiongcaytrong.com/

 

– Dưa lê siêu ngọt Polyme F1: Quả tròn trơn nhẵn không gân, vỏ trắng tuyết, ruột cam cá hồi bắt mắt, độ ngọt cao từ 14 – 16 brix. Trọng lượng trung bình từ 1,5 – 1,8 kg, thời gian thu hoạch từ 40 – 45 ngày sau thụ phấn.

– Dưa lê siêu ngọt F1 VA.69 (Ngân Huy VA.69/: Quả tròn dẹt, vỏ vàng nhạt, ruột màu trắng xanh, độ ngọt 14,5 – 17 brix. Trọng lượng trung bình 350 – 500 g, thời gian thu hoạch 55 – 60 ngày sau gieo.

– Dưa lê siêu ngọt F1 VA.68 (Ngân Hương VA.68/: Quả tròn dẹt, vỏ vàng nhạt, ruột màu trắng xanh. Trọng lượng trung bình 350 – 400g, thời gian thu hoạch khoảng 60 ngày sau gieo.

– Dưa lê thơm F1 Hàn Quốc VA.76: Quả hình oval, vỏ màu vàng, ruột màu trắng ngà, độ ngọt 15 – 16 brix. Trọng lượng trung bình 500 – 600g, thời gian thu hoạch 60 – 65 ngày sau trồng.

– Dưa lê siêu ngọt F1 Bạch Ngọc: Quả tròn, vỏ màu trắng sữa, ruột màu trắng ngà, độ ngọt 17 – 18 brix. Trọng lượng trung bình 500 – 600g, thời gian thu hoạch 40 – 48 ngày sau trồng.

3/ Yêu cầu ngoại cảnh trồng dưa lê bạch ngọc

3.1 Nhiệt độ và độ ẩm

Nhiệt độ thích hợp để dưa lê sinh trưởng và phát triển tốt nhất từ 25 – 33 độ, độ ẩm đạt khoảng 75 – 80 %.

3.2 Dinh dưỡng

Trồng luân canh dưa lê liên tục làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của dưa. Vì chất dinh dưỡng trong đất bị thiếu hụt và bị phá hoại bởi các mầm bệnh, tàn dư thực vật ở vụ mùa trước. Nên cho đất nghỉ để vụ mùa sau giữ được hiệu quả mong muốn.

3.3 Giống

Tùy vào mục đích, thời gian canh tác và điều kiện thời tiết mà chọn giống phù hợp. Chọn giống sạch bệnh, tỷ lệ nảy mầm cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt và cho năng suất cao.

3.4 Ánh sáng

Dưa lê phát triển kém trong điều kiện ánh sáng yếu, nhiệt độ cao sẽ giảm tỷ lệ đậu quả và chất lượng khi thu hoạch. Ở giai đoạn cây con (2 – 3 lá thật/, nếu trời âm u, ít ánh sáng và mưa phùn kéo dài thì rất dễ bị lở cổ rễ, thối nhũn.

3.5 Đất

Dưa lê siêu ngọt thích hợp trồng đất thịt pha cát, đất phù sa, đất thịt nhẹ. Bởi những loại đất này vừa khả năng thoát nước tốt, giữ được chất dinh dưỡng và điều hòa được nhiệt độ đất. Từ đó thúc đẩy quá trình phát dục để cây dưa lê nhanh cho quả, màu sắc đẹp và sản lượng cao.

4/ Chuẩn bị trồng dưa lê bạch ngọc

4.1 Thời gian trồng

Có thể trồng quanh năm, thời vụ trồng dưa lê tốt nhất là tháng 2 – tháng 9 âm lịch. Hạn chế để thời gian ra hoa của cây rơi vào mùa mưa vì ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả. Nên luân canh với cây lúa, cây bắp gối vụ càng lâu càng tốt.

4.2 Ngâm, ủ hạt giống

Ngâm hạt giống dưa lê trong nước sạch 2 giờ (nhiệt độ nước khoảng 28 – 32 độ/. Sau đó cho hạt vào khăn ẩm ủ khoảng 24 – 36 giờ, hạt nứt nanh là có thể đem gieo.

4.3 Làm đất

– Xới kỹ và làm tơi đất bằng máy xới, làm sạch cỏ dại.

– Rải thêm vôi (30 – 40 kg/ sào/ để khử chua, rửa mặn cho đất hoặc chế phẩm sinh học diệt nấm Trichoderma để tránh nấm bệnh.

– Lên luống rộng từ 1,8 – 2 m, cao 25 – 30 cm và rãnh rộng 30 – 35 cm. Vun luống thoải dần về 2 mép.

– Sử dụng bạt phủ nông nghiệp để chống côn trùng, hạn chế cỏ dại và giữ ẩm cho đất.

– Bổ hốc trồng cách nhau 50cm trên từng luống.

4.4 Mật độ và khoảng cách trồng

– Trồng giàn: Sử dụng 1 – 1,2 kg hạt giống/ ha, cây cách cây 50cm, hàng cách hàng 1,5m. Nếu trồng hàng đôi thì trồng với mật độ 25000 cây/ha.

– Trồng bò: Sử dụng 400 – 500 g hạt giống/ ha, cây cách cây 50cm, hàng cách hàng 4m. Nếu trồng hàng đôi thì trồng với mật độ 9000 – 10000 cây/ha.

5/ Kỹ thuật trồng dưa lê bạch ngọc

– Trồng trực tiếp vào hốc: Phương pháp này phù hợp khi trồng diện tích lớn giúp tiết kiệm thời gian tuy nhiên tỷ lệ sống sót thấp.

– Trồng bằng bầu cây giống: Phương pháp này tuy tốn thời gian nhưng cây phát triển nhanh và tỷ lệ sống cao hơn.

+ Hạt nứt nanh đem gieo vào bầu đất (1 hạt/ bầu/ từ 5 – 10 ngày trước khi trồng vào hốc.

+ Bầu đất được đặt trong chỗ râm mát và tưới nước giữ ẩm 1 – 2 lần/ ngày.

+ Sau gieo 5 – 10 ngày, cây có từ 1 – 2 lá thật thì mang trồng vào từng hốc.

6/ Chăm sóc sau khi trồng dưa lê bạch ngọc

6.1 Tưới nước

Dưa lê là cây ưa nước, tưới một lượng vừa đủ đều đặn mỗi ngày, tránh để cây bị héo. Vào giai đoạn cây ra hoa cần giảm lượng nước để cây dễ dàng đậu quả. Trước khi thu hoạch 10 ngày, giảm lượng nước tưới để đảm bảo chất lượng cho dưa.

6.2 Bấm ngọn

Khi cây được 6 – 7 lá thật thì bấm ngọn lần 1 để cây đẻ nhánh con, chỉ để lại khoảng 4 – 5 nhánh to nhất. Khi nhánh con được 16 – 17 lá thì bấm ngọn lần 2 để nhánh cháu sinh trưởng.

6.3 Tỉa nhánh

Bấm bỏ chèo nhánh từ gốc đến lá thứ 4, chọn quả từ nhánh cháu thứ 5 trở đi. Nhánh mang quả giữ lại 2 lá rồi bấm ngọn để tập trung dinh dưỡng nuôi quả.

6.4 Để trái

Nhánh cháu chỉ nên để 3 quả, mỗi cây để lại 7 – 10 quả, nếu để quá nhiều cây sẽ không đủ sức nuôi và chất lượng quả không cao.

7/ Cách bón phân cho dưa lê bạch ngọc

Liều lượng phân bón sử dụng cho 1 sào khoảng 300 kg phân chuồng hoặc 30 kg phân vi sinh thay thế + 7 – 8 kg Ure + 10 – 12 kg Kali + 25 – 30 kg Supe lân.

– Bón lót toàn bộ phân chuồng cùng 3kg Ure + 3 kg Kali vào rạch cách gốc dưa lê.

– Sau trồng 15 – 20 ngày, bón thúc lần 1 gồm 2 kg đạm + 2 kg kali kết hợp vun xới đất.

– Khi có hoa cái nở, bón thúc lần 2 với 2 kg đạm + 2 kg Kali.

– Khoảng 40 – 45 ngày sau trồng, bón thúc lần 3 với lượng phân còn lại.

Ngày nay, với dinh dưỡng đầy đủ đa – trung – vi lượng, giàu acid humic, acid fulvic cùng hệ vi sinh vật có lợi. Phân trùn quế được ưa chuộng dùng bón cho dưa lê. Giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, quả đẹp, đậm vị và tăng hương.

8/ Phương pháp phòng trừ sâu bệnh cho dưa lê bạch ngọc

Trong suốt thời gian trồng dưa lê siêu ngọt việc cây nhiễm sâu bệnh hại là khó tránh khỏi, cần ngăn ngừa cũng như chữa trị kịp thời cho cây.

Bọ trĩ: Dùng tau – Fluvalinate 25%Ec (marvik/ có nồng độ 3000, Bendiocard 50%Wp (Garvox, Multamet/.

Bệnh chảy nhựa thân: Tưới hoặc phun gốc Benlate, Ridomil, Copperb 23%, Aliette 80Wp.

Bệnh sương mai: Phun luân phiên 5 – 7 ngày/ lần bằng Ridomil MZ nồng độ 400, Metiran 80% nồng độ 500.

Bệnh lở cổ rễ: Bón vôi luân canh cùng với cây trồng, phun phòng định kỳ bằng Topsin, Ridomil…

Bệnh phấn trắng: Phun Benlate 0,01%, Topsin 0,1%, Anvil…

Bệnh thán thư: Phun định kỳ 7 – 10 ngày/ lần với Antrcol 70Wp, Zineb.

9/ Thu hoạch

Trong giai đoạn chăm sóc dưa lê nên che chắn để không làm mất màu tự nhiên và hình thành vân xanh trên quả. Dưa lê chín có hương thơm đặc trưng, dễ thu hút côn trùng nên cần kê kích ngay từ khi quả còn xanh.

Sau khi trồng từ 50 – 70 ngày là có thể thu hoạch. Sau khi thu xong, để dưa ở nơi thoáng mát khoảng 1 – 2 ngày để tăng phẩm chất và hương vị của dưa lê.

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN