Hạt giống Bí Hạt Đậu F1

35.000 đ25.000 đ

Hạt giống Bí Hạt Đậu F1

Bí đỏ hồ lô hay còn gọi là bí đỏ hạt đậu, bí rợ là một giống bí có ruột rất đặc, ít hả ăn dẻo và ngọt, Không chỉ thơm ngon mà giống bí này còn có thể thích nghi được với nhiều loại thời tiết khác nhau, có thể trồng và thu trái quanh năm mang lại lợi ích kinh tế cao cho bà con nông dân, các trang trại canh tác rau sạch.

Thông tin dịch vụ:

Đảm bảo đúng mẫu mã sản phẩm
Đổi mới trong 5 ngày nếu có lỗi
Dịch vụ khách hàng tốt nhất
Liên hệ: 0978.426.812

 
Đặc tính giống
Cây khỏe, nhánh nhiều, tán đẹp, sinh trưởng mạnh từ giai đoạn cây con.
1. Mật độ trồng:
* Hàng đôi
Hàng cách hàng: 1,2 m
Cây  cách cây :  0,4 – 0,5 m
3.300 – 4.200 cây (4-5 gói (gói:5gram))     
* Hàng đơn
Hàng cách hàng: 0,8 m
Cây  cách cây : 0,3- 0,4 m
2. Ngâm ủ hạt giống
Bước 1: Chuẩn bị nước ấm 50 – 52oC: lấy 2 phần nước sôi (95 – 100oC) pha với 3 phần nước giếng hoặc nước máy (25 – 30oC).
Bước 2: Ngâm hạt: mở bao hạt giống ra cho vào nước ấm ở bước 1, ngâm khoảng 2 – 3 giờ.
Bước 3: Ủ hạt
    -    Dùng khăn lông hoặc loại vải có khả năng giữ ẩm, giặt sạch, vắt vừa đủ ẩm (khoảng 80 – 85%).
    -    Lấy hạt đã ngâm ở bước 2 trải mỏng vào khăn, sau đó đặt hạt ủ vào nơi có ít ánh sáng, ấm (khoảng 28 – 30oC).
Bước 4: Gieo hạt
    -    Sau khoảng 40 - 42 giờ hạt sẽ nảy mầm, bà con gieo hạt đã nảy mầm vào vườn ươm.
    -    Ủ lại những hạt chưa này mầm như ở bước 3, sau khi hạt nảy mầm hết thì tiếp tục đem gieo vào bầu.
 
3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
3.1 Kỹ thuật chăm sóc cây vườn ươm
- Sau khi hạt nảy mầm, đem gieo khay hoặc gieo vào bầu. (vật liệu làm bầu gồm: 2 phần phân chuồng hoai và 1 phần đất + một ít DAP.)
- Nếu không trộn DAP trong vật liệu làm bầu thì pha 20 gram DAP/10 lít nước, tưới 3 ngày một lần nhằm kích thích phát triển rễ.
- Phun thuốc trừ bệnh chết rạp cây con trong vườn ươm và trước khi mang ra trồng các loại thuốc sau: Ridomil, Rovral, Monceren, Validacin,…
- Khi cây con có 4 – 5 lá thật thì đem ra trồng.
3.2. Quy trình và cách bón phân (cho 1.000 m2)
Trong canh tác cây ớt, loại phân và lượng phân bón tùy theo loại đất và điều kiện từng vùng. Tuy nhiên chúng tôi đã khuyến cáo và áp dụng hiệu quả quy trình dưới đây để trồng giống ớt hiểm “Đồng Tiền Vàng”.
* Lượng phân:
* Cách bón:
- Bón vôi trước khi trồng 7 – 10 ngày
- Bón lót: toàn bộ phân chuồng, Super lân + 14 kg NPK + 12 kg KCl.
- Tưới dặm: sau trồng 7 ngày, pha 1 kg DAP vào 500 lít nước, tưới đều vào gốc cây.
- Thúc giai đoạn sinh trưởng: 10; 20; 30 ngày sau trồng:  1,5 kg Ure  +  3 kg DAP  +  4,0 kg NPK
- Thúc giai đoạn nuôi trái:
    · Giai đoạn 1: 40, 50, 60, 70  ngày sau trồng:  4 kg Ure  +  6 kg NPK  +  5 kg KCl
    · Giai đoạn 2: 80; 90  ngày sau trồng:  3 kg Ure  +  5 kg NPK  +  4 kg KCl
-Giai đoạn nuôi trái (75 – 80 ngày sau trồng) ớt thường bị thối đuôi trái do thiếu canxi. Có thể bổ sung canxi bằng cách phun Nitrat canxi (Ca(NO3)2), phun định kỳ 5 ngày/lần. Đồng thời, phun bổ sung phân bón lá để cây ớt dễ đậu trái và ngừa trái sẹo.
Lưu ý:
    Vôi nên rải lúc cày bừa để tăng hiệu quả phân hóa học.
    Bón phân xa dần gốc theo tuổi cây, bón sâu 6 – 7 cm để tăng hiệu quả phân bón.
    Các lần bón phân nên kết hợp làm cỏ để tăng hiệu quả phân bón.